10 tháng trước
6 Kiểu Quan Hệ Tình Cảm Lâu Dài Và Bền Vững Nhất
605

8863
Lượt xem
15
Lượt chia sẻ
11
Lượt bình luận

Làm thế nào bạn biết được mối quan hệ tình cảm của mình sẽ kéo dài bao lâu? Làm thế nào bạn biết ý nghĩa thực sự của nó? Hay làm sao biết được người hiện tại là "đúng người"? Không phải sẽ rất tuyệt sao nếu bạn đoán trước được mối quan hệ tình cảm của mình sẽ bền vững và hạnh phúc như thế nào?

Nhiều người trong chúng ta cẩn trọng và thậm chí hoài nghi trong tình yêu. Và không ai có thể trách cứ chúng ta: tất cả những thống kê về các mối quan hệ tình cảm đều không thể lay chuyển được. Chúng ta dấn thân vào một mối quan hệ tình cảm trong mối nghi hoặc về việc nó sẽ kéo dài được bao lâu; sâu thẳm trong tâm hồn, chúng ta ngờ vực điều đó.

Mối quan hệ tình cảm của bạn có thể vượt qua mọi cản trở.

Trái ngược với những gì chúng ta đã nghĩ, tình yêu, có thể kéo dài hơn thời hạn mà chúng ta đặt ra cho nó.[1]

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2012 tiết lộ rằng 40% các cặp đôi đã kết hôn được một thập kỉ cho biết rằng họ vẫn còn yêu nhau mãnh liệt.[2] Cũng trong nghiên cứu này, 40% phụ nữ và 34% đàn ông trong số các cặp đôi đã kết hôn hơn 30 năm chia sẻ là họ còn say đắm trong tình yêu.

Bất cứ mối quan hệ tình cảm nào cũng có rủi ro nhưng có những dấu hiệu cho thấy rằng mối quan hệ tình cảm của bạn đang hòa hợp và sẽ tồn tại lâu dài.

Sau đây là 6 kiểu mối quan hệ tình cảm sẽ thành công và lâu bền (bao gồm một số ít nên tránh):

1. Mối quan hệ tình cảm được chia sẻ bởi sự vị tha

Bạn và người ấy giải quyết những xung đột trong mối quan hệ tình cảm của mình bằng cách nào? Bất hòa không phải là vấn đề, cách mà bạn xoay xở với chúng mới là chính là vấn đề.

Một mối quan hệ tình cảm tốt đẹp không phải là tìm cách giảm thiểu những bất đồng bởi vì luôn luôn có những bất đồng xảy ra.

Daniel Wilde đã nói, "Chọn bạn đời là chọn đối mặt với nhiều vấn đề." Một người bạn đời mà bạn không phải tranh cãi, tức giận hay than phiền về họ thì không hề tồn tại. Thực chất, tranh cãi cũng tốt. Các nghiên cứu cho thấy rằng một cặp đôi trong suốt 3 năm đến khi kết hôn không hề tranh cãi thì có mối quan hệ tình cảm không được tốt đẹp.[3]

Trong một mối quan hệ tình cảm bền vững, tốt đẹp, tranh cãi không phải là một dấu hiệu của sự tan vỡ. Những cặp đôi thành công chú ý đến việc giải quyết các vấn đề hơn là công kích đối phương. Hơn nữa, khi họ giải quyết vấn đề, họ tha thứ và quên chúng đi.

Theo tiến sĩ Jeanette Raymon, nhà trị liệu hôn nhân, phương thức thật sự để củng cố mối quan hệ tình cảm của bạn là mức độ các bạn đi đến thống nhất sau một bất đồng nhanh như thế nào. Những người có mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, họ chủ động mời chào đối phương quay trở lại thế giới của mình sau sự thất vọng đã xảy ra.

Phải làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ tình cảm của bạn?

Đặc điểm của những mối quan hệ tình cảm không tốt đẹp là kĩ năng giải quyết mẫu thuẫn kém.

Bạn có tiếp tục tức giận với người ấy sau khi các bạn cãi nhau không? Bạn có giữ sự bực tức trong lòng sau những hiểu lầm xảy ra chứ? Bạn có bỏ lơ những vấn đề cần thiết bằng cách che giấu chúng không? Hay bạn có đóng băng mọi cảm xúc và vô hiệu hóa nó khi người ấy tổn thương bạn không?

Nhu cầu gầy dựng lại sự kết nối cảm xúc giữa bạn và người ấy, và niềm khao khát khôi phục lại sự an toàn cho mối quan hệ tình cảm của hai người phải được đặt lên trên những cảm xúc tổn thương của bạn.

Nhiều lúc, chúng ta phải lựa chọn giữa việc mình đúng hay là hạnh phúc. Cứ giữ lấy sự bực tức sẽ sinh ra oán giận, và điều đó sẽ hủy hoại cuộc hôn nhân của bạn.

Đó không phải là việc bạn đấu tranh vì cái gì mà là cách bạn đấu tranh như thế nào.

2. Mối quan hệ tình cảm trên cơ sở một cuộc phiêu lưu

Sự nhàm chán có thể là một trở ngại lớn cho một mối quan hệ tình cảm lâu dài. Sau khi kết hôn một thời gian, các cặp vợ chồng dễ dàng rơi vào những vùng xám này, nơi mọi thứ đều lặp đi lặp lại, có thể dự đoán được, không còn thú vị và trở nên nhàm chán.

Giữa sự nghiệp, con cái và tất cả những trở ngại bên lề, việc giữ kết nối với bạn đời của bạn có thể là một thử thách.

Nghiên cứu cho thấy các cặp đôi đang tận hưởng tình yêu mãnh liệt là những cặp đôi thích cùng nhau tham gia vào những hoạt động mới mẻ hoặc có tính thách thức. Các hoạt động mới mẻ đang khuấy động, điều mà bộ não hiểu nhầm đó là sự cuốn hút đến đối phương; và khơi dậy ngọn lửa yêu thương lúc đầu. 

Cần làm gì khi cảm thấy mối quan hệ tình cảm trở nên nhàm chán?

Một nghiên cứu cho biết rằng các cặp đôi sẽ hạnh phúc với mối quan hệ tình cảm của mình hơn sau khi tham gia vào các hoạt động thú vị.[6]

Những trải nghiệm mới mẻ đã được tìm thấy để kích hoạt hệ thống phần thưởng của bộ não. Sự mới mẻ khiến não bộ tràn ngập các chất dopamine và norepinephrine. Đây là những hoóc môn tương tự được tiết ra trong những ngày đầu lãng mạn lúc mới yêu. Cùng nhau làm những điều thú vị sẽ mang lại sự phấn khích mà bạn đã từng cảm nhận trong buổi hẹn hò đầu tiên.

3. Mối quan hệ tình cảm được xây dựng dựa trên sự thân mật

Các bác sĩ trị liệu về hôn nhân cho biết rằng những cặp đôi không hạnh phúc với đời sống tình dục của mình sẽ khiến mối quan hệ tình cảm của họ căng thẳng và có thể dẫn đến chia tay.[7] Tình dục cần thiết để nuôi dưỡng một mối quan hệ tình cảm phát triển.

Và điều đó thậm chí còn thú vị hơn: đời sống tình dục của bạn càng nhiều thì bạn lại càng cần nó nhiều hơn. Và ngược lại cũng thế; đời sống tình dục của bạn càng ít thì bạn càng ít ham muốn nó, và bạn cũng cảm thấy ít kết nối với đối phương.

Tình dục khơi dậy những xúc tác.Thông qua tình dục, chất oxytocin được tạo ra.[8] Oxytocin được xem là hoóc môn liên kết. Những cặp đôi hạnh phúc có sinh hoạt tình dục trung bình 74 lần một năm.

Chuyện gì xảy ra nếu mối quan hệ tình cảm của bạn thiếu tình dục?

Nếu bạn lo lắng rằng bạn đang thiếu yếu tố tình dục, thì bạn sẽ hài lòng khi biết rằng tình dục không phải chỉ là sự thân mật thể xác. Chất Oxytocin được tiết ra khi chúng ta chạm, nắm tay, âu yếm và trong ánh mắt yêu thương chúng ta dành cho nhau. Nghiên cứu cho thấy chất oxytocin của đàn ông tăng đến 500 phần trăm sau khi họ sinh hoạt tình dục.​​​​​​​[9] 

4. Mối quan hệ tình cảm dựa trên niềm tin

Sự tin tưởng là yếu tố dự báo quan trọng nhất cho sự thành công của một mối quan hệ tình cảm lâu dài. Một mối quan hệ tình cảm sẽ không thể bền vững nếu không có niềm tin giữa hai bên.

Người ấy của bạn là một người bạn có thể dựa vào và đáng tin cậy không? Bạn có thể tin tưởng vào họ hay không?

Còn bạn đối với người ấy của bạn thì như thế nào? Bạn có che giấu các khoản mua sắm của mình không? Hay liệu bạn có những mối quan hệ tình cảm trên mạng mà bạn đời của bạn không biết không? Bạn có che giấu cảm xúc thật của mình với đối phương không?

Những cặp đôi có mối quan hệ tình cảm lâu bền, họ không che giấu những bí mật với đối phương.

Chuyện gì xảy ra nếu bạn có một vài bí mật trong mối quan hệ tình cảm của mình?

Đừng ảo tưởng. Đừng quá tập trung vào những thứ nhỏ nhặt mà người ấy chưa hoàn toàn thành thật.

Thay vào đó, hay chú tâm vào những điều lớn lao hơn: Có lẽ anh ta nói với bạn rằng anh ta là một luật sư và bạn chỉ khám phá ra sau đó anh ấy chưa bao giờ vượt qua kì thi cấp chứng chỉ hành nghề! Hoặc cô ta nói rằng cô ta thích trẻ con nhưng sau đó một mực khăng khăng không muốn có con.

Nếu bạn không có niềm tin và không tin tưởng người ấy, họ cũng sẽ không bao giờ tin tưởng chính họ.

5. Mối quan hệ tình cảm được xây dựng dựa trên sự chia sẻ về tương lai

Đối với một mối quan hệ tình cảm tốt đẹp lâu dài, càng nhiều điểm giống nhau, càng tốt.[10] Các bên nên đặc biệt an tâm rằng các giá trị và mục tiêu của họ phù hợp trước khi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm.

Nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn các cặp đôi đã kết hôn trung bình trên 43 năm, cho biết rằng việc chia sẻ các giá trị cốt lõi, sở thích và có cùng góc nhìn như nhau về cuộc sống sẽ đem lại thành công. Một nghiên cứu năm 2009 cũng tiết lộ rằng những cặp đôi hạnh phúc có tính cách gần như giống nhau.[11]

Tất cả các cặp đôi đều chỉ ra một điều: sự thu hút bởi những điều trái ngược chỉ có trong phim, nó không tạo nên những cặp vợ chồng tuyệt vời.

Bằng chứng này nói lên một điều rằng mọi người thích những cặp đôi có điểm trái ngược hơn và thấy nó có tính kích thích hơn nhưng chỉ khi đó là những mối quan hệ tình cảm ngắn hạn.

Còn đối với những mối quan hệ tình cảm lâu dài, những điểm tương đồng lớn hơn sẽ chuyển thành năng lượng bền bỉ hơn nữa cho mối quan hệ đó.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không chắc chắn về mục tiêu của mối quan hệ tình cảm mình đang có?

Các mục tiêu chung cùng nhau thực hiện sẽ làm cho cuộc sống chung của các bạn trở nên hòa hợp.

Mục tiêu của các bạn là những gì khi là một cặp đôi? Các bạn có muốn cùng nhau xây dựng một gia đình không? Hay các bạn có định cùng nhau sở hữu một ngôi nhà không? Các bạn muốn có bao nhiêu đứa con? Những mục tiêu chung như vậy sẽ củng cố thêm mối quan hệ tình cảm của các bạn.

Nếu bạn đã từng dù là cố tình hay vô thức suy nghĩ trong đầu rằng bạn không muốn bạn đời của mình tham gia vào các kế hoạch của bạn, thì đó là một dấu hiệu của việc đã đến lúc bạn nên thay đổi.

6. Mối quan hệ tình cảm dựa trên sự chia sẻ những tổn thương

Tại sao có nhiều người sợ tình yêu? Tại sao họ sợ sự gắn kết? Bởi vì họ sợ bị tổn thương.

Có một điều ở đây: nhiều người muốn có một mối quan hệ tình cảm, nhưng họ lại sợ phải mở lòng và bị tổn thương. 

Các nghiên cứu cho thấy rằng người ta sợ tổn thương bởi vì họ sợ bị từ chối. Đó là nỗi sợ người đó sẽ cho rằng chúng ta không hoàn hảo, không thông minh hay mạnh mẽ như chúng ta tỏ ra, và họ sẽ không còn thích chúng ta nữa.[12]

Không may, chúng ta không thể xây dựng một mối quan hệ tình cảm tốt đẹp mà không bị tổn thương. Sự tổn thương là bí quyết cho một sự kết nối mạnh mẽ. Để biết được một người yêu bạn vì chính con người của bạn và để biết yêu một ai đó với tất cả những tổn thương của họ là một trải nghiệm đầy đủ nhất trong cuộc đời một người.

Nỗi sợ bị tổn thương cũng là một đặc điểm tự hủy hoại. Nỗi sợ bị tổn thương sẽ ngăn cản việc bạn hoàn toàn gắn kết trong một mối quan hệ tình cảm.

Làm thế nào để biết bạn và người ấy có thể chịu được sự tổn thương trong mối quan hệ tình cảm của mình hay không?

Nếu bạn sợ bị tổn thương, bạn có thể tìm hiểu bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Bạn có sợ bộc lộ những phần tính cách mà bạn nghĩ là người ấy có thể sẽ không chấp nhận được không?
  • Việc giữ khoảng cách với người ấy có khiến bạn cảm thấy an toàn và có kiểm soát hơn không?
  • Bạn có xấu hổ khi bộc lộ những cảm xúc thật và trao đổi về những chủ đề khó không?
  • Bạn có nỗi sợ mãnh liệt rằng người ấy sẽ phản bội hoặc bỏ rơi bạn không không?
  • Bạn có đẩy người ấy ra xa bạn để cảm thấy an toàn khi họ làm điều sai với bạn hay không?

Dễ bị tổn thương thường có thể được coi là một dấu hiệu của sự yếu đuối, nhưng nó thực sự là một điểm mạnh. Nó đòi hỏi sức mạnh to lớn, tính cách và sự tự tin để chấp nhận việc mình dễ bị tổn thương. Một người chân chính sẽ trân trọng bạn vì đã cho phép bản thân mình dễ bị người khác tổn thương.

Người dễ bị tổn thương thì rất cuốn hút người khác. Những người trung thực thường bị thu hút bởi những người đáng tin cậy và không hoàn hảo.

Một mối quan hệ tình cảm lâu bền là những gì bạn có thể gầy dựng

Về cơ bản, hãy cam kết với mối quan hệ bạn có. Đừng đứng núi này trông núi nọ.

Điều giết chết tình yêu chính là sự so sánh với những người xung quanh. Những cặp đôi khác lúc nào cũng trông có vẻ như xinh đẹp và hạnh phúc hơn chúng ta.

Một cặp đôi hạnh phúc không cần để ý những gì xảy ra với người khác. Họ hài lòng với những gì mình đang có.

Đặt nhiều nỗ lực và dành nhiều thời gian, bạn sẽ có được mối quan hệ đúng như mong đợi.

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com

Tài liệu tham khảo