8 tháng trước
Bạn Có Đang Bị Thao Túng Cảm Xúc Không?
612

9679
Lượt xem
203
Lượt chia sẻ
57
Lượt bình luận

Bạn đã từng ở trong một mối quan hệ với người khác nhưng lại cảm thấy kiệt sức, bối rối, và không thỏa đáng? Nếu có, hẳn bạn đã phải đối mặt với một kẻ thao túng cảm xúc. Những kẻ này xứng đáng nhận điểm A+ cho bộ môn ép buộc người khác một cách lén lút. Thông thường, bạn sẽ chủ động rời khỏi những tình huống như vậy và bằng cách đó, ngay tại thời điểm đó, bạn đã giúp những kẻ thao túng kia đạt được chính xác điều họ muốn mà bạn không hề hay biết.

Điều này có thể bắt đầu từ một cuộc trò chuyện hết sức bình thường. Có thể bạn tìm đến họ để tìm cách giải quyết một điều họ đã nói hoặc làm khiến bạn cảm thấy buồn phiền như một người trưởng thành. Hoặc, có thể chẳng cần có một cuộc nói chuyện nào cả. Kẻ thao túng có thể là một người bạn phải nhìn thấy hàng ngày: người nhà vợ/chồng, đồng nghiệp hay sếp của bạn. Họ có thể có những cử chỉ hoặc tín hiệu nào đó khiến bạn cảm thấy rõ ràng rằng bạn không được chào đón, chấp nhận hoặc yêu thích ở đây, nhưng khi nói chuyện với bạn, họ lại dùng thứ giọng nói ngọt ngào và lịch sự nhất mà bạn đã từng nghe.

I'M Stabbing You In My Mind GIF - Find & Share on GIPHY

Những kẻ thao túng cảm xúc (hay tôi thích gọi là Machiavellian-Feeling Ninjas) là những kẻ lừa dối lành nghề. Họ thường có chỉ số trí thông minh cảm xúc rất cao và có thể dễ dàng bẻ cong một cuộc nói chuyện về hướng có lợi cho họ. Họ là những kẻ có óc quan sát sắc sảo, tham gia mọi cuộc giao tiếp xung quanh và dễ dàng tạo ra các tiêu chuẩn về người khác để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của người đó. Họ thậm chí có thể đặt ra những câu hỏi thăm dò trong cuộc nói chuyện để biết nhiều hơn về bạn. Khi đã hạ bệ bạn, họ sẽ sử dụng sự hiểu biết của mình để chiếm ưu thế so với bạn.

Winning Emperors New Groove GIF - Find & Share on GIPHY

Có một vài cách để những kẻ này thực hiện mục đích, từ những lời nhận xét châm biếm được ngụy trang thành "lời đùa", đến việc tỏ ra tội lỗi khi lừa dối bạn hay cố gắng khiến bạn tin rằng niềm vui của họ là trách nhiệm của bạn. Tôi đã từng hẹn hò với một chàng trai, hắn ta nói với tôi rằng việc của tôi là luôn khiến hắn hạnh phúc. "Đó là cách mà một quan hệ được duy trì. Em cần chắc chắn rằng anh luôn hạnh phúc." Vâng, những lời đó được nói ra từ miệng anh ta, và khi tôi cố gắng giải thích rằng hạnh phúc của anh ta là trách nhiệm của chính anh ta thì anh ta tỏ ra buồn bã và đổ lỗi cho tôi không quan tâm đến anh ta. Đây chính là một chiến thuật khác mà những tên ninja cảm xúc này hay sử dụng.

Nếu những kẻ này biết họ chẳng phải chịu trách nhiệm và thoát khỏi mọi việc, họ sẵn sàng đóng vai nạn nhân. Họ muốn bạn cảm thấy có lỗi vì điều đó sẽ giúp họ dễ dàng đạt được thứ mình muốn, và đôi khi điều họ muốn chỉ là cảm thấy tốt về bản thân dựa trên việc khiến bạn cảm thấy có lỗi.

Tạo cảm giác tội lỗi hay "chỉ là trò đùa" không phải là chiến lược duy nhất mà những kẻ thao túng cảm xúc sử dụng để trốn tội. Một người bạn của tôi từng phải chịu đựng một người mẹ chồng sử dụng một chiến lược mà tôi gọi là "dồn vào đường cùng".

Để tôi giải thích cho bạn hiểu nhé. Bạn tôi và chồng của cô ấy có với nhau một cậu con trai một tuổi. Cách nuôi dạy con của họ khác hoàn toàn so với cách của bố mẹ chồng cô ấy, và điều này khiến nảy sinh những mâu thuẫn giữa họ. Để gìn giữ hòa khí gia đình, cô bạn tôi và chồng cô ấy đã cùng ngồi xuống nói chuyện với bố mẹ chồng về những ranh giới cần có giữa họ. Một trong số đó là việc ông bà sẽ không được phép mang con trai của họ đến nhà ông bà mà không có ít nhất một trong hai người (bố hoặc mẹ cậu bé) đi cùng vì họ lo lắng về vấn đề môi trường xung quanh cậu bé.

Bà mẹ chồng sau đó lập kế hoạch hoặc đề nghị được trông cháu cho hai vợ chồng, đôi khi trước cả vài tuần. Sau đó, bà ấy sẽ thay đổi ý định chỉ 30, 15 hoặc thậm chí 10 phút trước lịch hẹn. Sau khi đặt hai vợ chồng vào thế khó, bà nói rằng sẽ dễ dàng hơn để chăm sóc thằng bé nếu hai vợ chồng có thể mang cậu bé đến nhà bà. Đây là một ví dụ điển hình về việc một kẻ thao túng cảm xúc có thể sử dụng những bất ngờ tiêu cực như một vũ khí chống lại bạn.

Excited Stephen Colbert GIF by The Late Show With Stephen Colbert - Find & Share on GIPHY

Tất nhiên, một trong những kĩ thuật nổi tiếng và rõ ràng nhất mà một kẻ thao túng cảm xúc thường sử dụng đó là bóp méo sự thật. Một gã người yêu cũ của tôi là chuyên gia trong việc này. Hắn ta không chỉ thường xuyên lừa dối, mà thậm chí, khi bị tôi bắt gặp, anh ta có khả năng thay đổi cục diện và biến nó trở thành lỗi của tôi.

Tôi đang không nói đến mấy lời trắng trợn của mấy kẻ ngoại tình ở đây nhé. Bạn biết chứ, mấy câu nhảm nhí kiểu như "Anh ngoại tình vì em không làm anh hạnh phúc. Em không khiến anh thấy thỏa mãn" vân vân và mây mây. Không, tôi đang nói đến mấy lời giả dối phi lý hay mấy lời nói thiếu xác thực nhằm mục đích khiến tôi cảm thấy tồi tệ.

Đây, tôi sẽ cho bạn một ví dụ, tôi đã chỉ ra trong một cuộc cãi vã rằng anh ta đang cố gắng thao túng tôi. Anh ta sau đó buộc tội rằng tôi mới chính là người thao túng anh ta, và kể lể những lần tôi đã làm như thế. Và đương nhiên không một điều nào mà hắn nói đã từng xảy ra cả. Hắn còn liệt kê ra những sự kiện mà tôi thậm chí còn không có mặt ở đó. Tôi biết chắc chắn rằng mình chẳng hề làm hay nói bất cứ điều gì mà hắn ta nhắc tới, nhưng hắn liên tục khẳng định một cách chắc chắn và tranh cãi một cách thuyết phục đến mức khiến tôi phải tự nghi ngờ chính mình. 

Một điều khác mà hắn thường làm đó là thông báo cho tôi sai giờ mà cả gia đình sẽ gặp nhau để khiến tôi đến muộn. Sau đó, hắn sẽ đứng trước tất cả mọi người và lớn tiếng rằng "Anh đã nói với em là có mặt ở đây đúng X giờ cơ mà."

Late People GIF - Find & Share on GIPHY

Sau đó kèm theo là một thái độ cư xử lạnh nhạt như tôi thực sự là người sai vậy.

Một người bạn khác của tôi, cô ấy luôn bị đe dọa rằng sẽ không được mời đến buổi tiệc của gia đình hay kỳ nghỉ hè ở ngôi nhà bên hồ của họ vì cô ấy không cư xử đúng như những gì họ muốn. Cô ấy đã cảm thấy thất vọng tột cùng. Cô ấy thực sự là một người như những gì được thể hiện ra ngoài vậy. Cô ấy không hề thô lỗ, cũng không ồn ào hay rác rưởi, nhưng bố mẹ chồng cô ấy muốn cô phải thực sự có chuẩn mực trong các buổi đi chơi cùng gia đình. Cô ấy được yêu cầu phải luôn đồng ý với họ và làm những điều họ muốn cô làm mà không được thắc mắc bất cứ điều gì. Cô ấy thậm chí còn được bảo rằng lí do cô không được chấp nhận trong gia đình này là vì "hành vi" của cô ấy.

Cô ấy đã cố gắng giải thích một cách lịch sự rằng cô sẽ không thay đổi con người mình vì bất kỳ ai, và cô sẽ không hành xử chính xác theo một cách nào đó chỉ vì họ muốn cô làm như vậy. Và từ đó gia đình họ bắt đầu cô lập cô ấy. Mặc dù cô ấy chẳng thèm quan tâm đến việc sẽ đi đến đâu đó mà cô không hề muốn, nhưng điều này vẫn thật sự làm cô ấy tổn thương. Những người này nhẽ ra phải là gia đình của cô, và cô ấy không muốn mình trở thành lí do khiên chồng mình quay lưng hay tranh cãi với gia đình anh. Còn chưa kể đến việc mối quan hệ như thế này sẽ ảnh hưởng đến con cái của họ như thế nào. 

Tôi đã cố gắng nói với cô ấy rằng đứng lên vì bản thân là một điều đúng đắn. Vâng, đó thật sự là một tình huống khó khăn khi nó liên quan đến gia đình bạn, nhưng cuộc sống quá ngắn ngủi để quan tâm đến những mối quan hệ tiêu cực như vậy. Thành thật mà nói thì việc được chấp nhận bởi nhà chồng chẳng phải là việc của cô ấy. Chồng cô ấy kết hôn với cô vì chính con người cô. Nếu gia đình anh ta không muốn cô trở thành một phần trong cuộc sống của họ, đấy là lựa chọn của họ, không phải của cô ấy.

Tyra Banks Goodbye GIF by America's Next Top Model - Find & Share on GIPHY

Vậy bạn nên làm gì khi gặp phải một kẻ ninja cảm xúc như vậy? Làm thế nào để chống lại một kẻ thao túng cảm xúc luôn rất khéo léo, xảo quyệt và tranh cãi phi logic và phi lý trí?

Chỉ một từ thôi: Ranh giới.

Đúng vậy. Bạn cần phải xác định ranh giới của chính mình. Trong một bài báo trên tờ Psychology Today, chuyên gia giao tiếp Preston Ni đã thảo luận về những quyền cơ bản của tất cả mọi người. Những quyền lợi này chính là ranh giới của chúng ta, là vạch kẻ của chúng ta đối với những người khác. Khi một trong những quyền này bị xâm hại, chúng ta có trách nhiệm phải bảo vệ điều đúng. Không có một mối quan hệ lành mạnh nào, dù là với gia đình, cá nhân hay công việc, có thể được duy trì nếu vượt quá những ranh giới này.

1. Bạn có quyền được tôn trọng

Bạn có quyền được đối xử với sự tôn trọng dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Điều này có nghĩa là người còn lại trong mối quan hệ hay cuộc trò chuyện phải luôn có thái độ ân cần, lịch sự, công bằng và cởi mở. Họ không được phép coi nhẹ, xem thường hay hạ thấp bạn. Khi bạn thể hiện sự tôn trọng của mình với người khác, bạn đang thể hiện cho họ thấy sự trân trọng, chân thành và sự ủng hộ. 

2. Bạn có quyền được thể hiện cảm xúc, ý kiến và mong muốn của bản thân

Sarcastic Talk GIF - Find & Share on GIPHY

Không một ai có thể luôn đồng ý với bạn trong mọi việc. Đó là một điều rất bình thường. Và cũng là bình thường nếu họ nói với bạn điều tương tự, đề xuất những cách nhìn khác hoặc đưa ra một phản biện so với ý kiến của bạn. Thực tế, tôi tin rằng những quyết định tốt nhất chỉ được đưa ra sau khi bạn đã lắng nghe đủ các ý kiến trái chiều và tìm được cho mình một giải pháp trung hòa. Tuy nhiên sẽ là vấn đề nếu ai đó cố gắng nói rằng bạn sai, hoặc bạn không có quyền trình bày ý kiến của mình. Không một ai nên nói với bạn rằng cảm xúc của bạn không quan trọng, hay những nhu cầu và ham muốn của bạn chẳng là gì hay chẳng quan trọng so với nhu cầu của họ. Chúng ta là bình đẳng trong vấn đề này.

3. Bạn có quyền được đặt ra những ưu tiên của riêng mình

Priorities GIF - Find & Share on GIPHY

Ngoài việc không làm tổn hại về thể chất đối với người khác nên được đứng đầu trong danh sách, phần còn lại của danh sách là hoàn toàn do bạn tự quyết định. Không ai có thể nói cho bạn biết điều gì là quan trọng với bạn. Người khác không thể biết được những giá trị, những nguyên tắc hay niềm tin của riêng bạn. Họ không ở trong đầu bạn. Họ cũng không có những trải nghiệm giống như bạn. Vậy làm sao họ có thể biết được bạn nên sống cuộc đời bạn theo cách nào?

Họ có thể đưa cho bạn chỉ dẫn. Họ có thể cho bạn một vài lời khuyên hay nói cho bạn điều họ nghĩ là tốt nhất, nhưng chỉ có bạn mới là người quyết định điều gì là tốt nhất cho chính mình.

4. Bạn có quyền được từ chối mà không cần phải cảm thấy có lỗi

Shake My Head No GIF by Originals - Find & Share on GIPHY

Để tôi nói cho bạn một cách rõ ràng điều này: KHÔNG AI NÊN KHIẾN BẠN CẢM THẤY TỆ NẾU BẠN TỪ CHỐI HỌ. KHÔNG BAO GIỜ. Tôi không quan tâm tình huống là gì. Đó có thể đơn giản là nhóm bạn chỉ trích bạn vì không muốn đi chơi cùng họ một buổi tối nào đó. Cũng có thể sếp bạn gây áp lực để bạn phải làm thêm giờ trong khi bạn đã có những kế hoạch khác. Hay hàng xóm khiến bạn cảm thấy tội lỗi nếu không tham gia đội bảo vệ của khu phố, hoặc hội phụ huynh muốn bạn làm vài chiếc bánh để bán trong hội chợ thay vì mua từ hiệu bánh trong thị trấn. Hoặc nghiêm trọng hơn: Người yêu bạn gây áp lực để ép bạn phải quan hệ, bạn bè ép bạn uống rượu hay một người thân yêu của bạn buộc bạn giữ một bí mật khủng khiếp nào đó.

Không quan trọng bạn ở trong hoàn cảnh nào, với ai, không là không, và nếu họ tôn trọng bạn, họ sẽ không cố gắng khiến bạn cảm thấy có lỗi vì đã từ chối. Nếu họ làm như vậy, bạn thực sự nên suy nghĩ về mối quan hệ với họ.

5. Bạn có quyền bảo vệ bản thân trước những mối đe dọa

Protection GIF - Find & Share on GIPHY

Dù là đe dọa về tinh thần, tâm lý hay thể xác, bạn có quyền được bảo vệ bản thân khỏi điều đó. Nếu ai đó từng hoặc đang cố gắng gây hại cho bạn, bạn cần phải tránh xa khỏi họ và tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức. HelpGuide có một bài viết rất hay về bạo lực gia đình. Bài viết miêu tả chi tiết cách để phát hiện hành vi bạo lực, cần làm gì với hành vi bạo lực và liên hệ với ai để giải quyết vấn đề. Bạn có thể tìm đọc bài viết tại đây. Bạn cũng có thể tham khảo một bài viết khác tại đây để tìm hiểu về các loại hình bạo lực khác nhau hoặc tại đây về bạo lực tinh thần.

Áp đặt và thao túng tinh thần (gaslighting) được đề cập rất nhiều trên truyền thông gần đây. Đây là một hình thức bạo lực tinh thần rất khác so với những gì chúng ta biết trước đó. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại đây.

6. Bạn có quyền được xây dựng một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc của riêng mình

Fuller House Ashton Live Blogs GIF - Find & Share on GIPHY

Cuộc sống của bạn là của chính bạn và không ai có quyền ngăn cản bạn khỏi việc tạo ra một cuộc sống của riêng mình. Xin nhắc lại, miễn bạn không làm hại đến người khác, bạn có quyền đi tìm hạnh phúc và sống một cuộc sống khỏe mạnh. Cuộc sống khỏe mạnh ở đây không phải chỉ nói về những bài tập thể dục mỗi ngày hay nguồn nước uống sạch mỗi sáng. Cuộc sống khỏe mạnh còn là một cuộc sống mà bạn có thể cảm thấy khỏe mạnh về tinh thần và cảm xúc. Không ai được quyền đe dọa những điều này. Không ai có quyền lấy chúng khỏi bạn. Đó là quyền cơ bản của con người. 

Những quyền kể trên là điểm khởi đầu giúp bạn tạo ra những ranh giới của bản thân. Nó cũng là một cách tốt để đảm bảo rằng bạn sẽ không gây tổn hại quyền lợi tương tự của người khác. Vì bạn có quyền tạo ra những ranh giới lành mạnh của bản thân, thì người khác cũng vậy.

Nguồn ảnh bìa: Pixabay từ pexels.com