8 tháng trước
Nghệ Thuật Quan Trọng Nhất Bạn Phải Học
182

2473
Lượt xem
390
Lượt chia sẻ
111
Lượt bình luận

Tình yêu có phải là một môn nghệ thuật không? Tình yêu đòi hỏi sự hiểu biết và sự nỗ lực. Hay tình yêu đơn thuần chỉ là một cảm giác hài lòng để trải nghiệm như một cơ hội quan trọng, nếu ai đó may mắn thì họ tìm được tình yêu của mình? Một cuốn sách nhỏ được dựa trên những mô-típ trước đây, trong khi đa số con người ngày nay thì tin vào những điều mới mẻ.

Đọc những lời văn từ cuốn sách của Erich Fromm, Tâm thức luyến ái (Harper and Row, 1956), có lẽ sẽ làm cho những người chưa biết đên tên tuổi và cuốn sách của ông nghĩ rằng ông đã viết cuốn sách trong thời gian gần đây. Ngạc nhiên thay, cuốn sách được xuất bản vào năm 1956. Sau 58 năm, cuốn sách vẫn vang lên những lời thì thầm vĩnh cửu là làm thế nào mà tình yêu là điều quan trọng nhất mà bất cứ ai đều phải suy ngẫm.

Sau đây là những suy ngẫm từ bên trong sẽ giúp các bạn hiểu làm thế nào để sống mà tình yêu như một môn nghệ thuật:

Yêu và được yêu

Erich Fromm chỉ ra rằng nhiều người có xu hướng nghĩ tình yêu là sẽ được yêu bởi một ai đó. Để được yêu bởi một người hoàn hảo, bạn cần phải hoàn hảo trong tất cả con người bạn. Điều đó thì thật quá sức áp lực, không một ai có thể sống mà luôn luôn lúc nào cũng hoàn hảo trong mắt người khác. Để học về nghệ thuật của tình yêu thì bạn cần phải hiểu rằng “bất cứ ai cũng được phép yêu đương”. Bạn sẽ hiểu được điều đó chỉ khi bạn hiểu ra vấn đề sau:

Vấn đề giữa ĐỐI TƯỢNG và NĂNG LỰC

Bởi vì người ta nghĩ rằng họ phải chờ đợi hoặc tìm kiếm những tình yêu hoàn hảo, người mà có thể cho họ thứ tình yêu mà họ cần, nên họ không nghĩ rằng tình yêu là một vấn đề về năng lực. Năng lực ở đây là nói đến những đặc tính của chúng ta, không đơn thuần chỉ là suy nghĩ mà còn là cảm xúc, sự suy tư, trực giác, trí tưởng tượng, khả năng thấu hiểu và việc ra quyết định.

Đáng buồn thay, quan niệm về tình yêu của chúng ta thì chỉ quan tâm về một đối tượng đặc biệt lãng mạn và một mối quan hệ lãng mạn để rồi cuối cùng chúng ta đánh mất toàn bộ bản chất vốn có của nghệ thuật yêu đương, đó là:

Tình yêu là một THÁI ĐỘ

Erich Fromm nhấn mạnh rằng tình yêu không chỉ dành cho một đối tượng hay cá nhân nào đó mà nó còn bao gồm những thứ khác nữa. Nghệ thuật trong tình yêu là cần gia tăng những thái độ tích cực những tính cách mà bạn yêu thích bên trong mỗi con người khi bạn thể hiện tình yêu của mình tới cá nhân đó. Bất cứ ai cũng có thể rèn luyện nên nghệ thuật yêu đương bằng việc có sự chú ý và quan tâm sâu sắc trong lúc biết một người, mọi người và cả thế giới. Và có một cách đơn giản để thực hành điều đó là:

Tình yêu là một sự thực hành của KIẾN THỨC

Erich Fromm kiên quyết cho rằng tình yêu là việc thấu hiểu người nào đó cũng như là những người khác. Ông ấy viết “Tình yêu chỉ là một kiểu kiến thức…” Ông ấy so sánh điều đó với câu châm ngôn cổ hãy hiểu biết bản thân chúng ta, lời trích dẫn từ Socrates. Kiến thức của bản thân mỗi người chính là nền tảng của sự hiểu biết, quan tâm, tôn trọng và có trách nhiệm với mọi người, là những yếu tố để có thể dẫn đến tình yêu.

Tình yêu là một việc rèn luyện sự TẬP TRUNG

Erich Fromm cho thấy tập trung là một sự rèn luyện đầy thử thách. Theo quan điểm của ông, sự tập trung bao gồm có 3 kiểu: thiền, lắng nghe và chú ý vào khoảnh khắc hiện tại. Chúng ta chưa bao giờ nghĩ về điều đó, nhưng với những người mà họ thiền với bất cứ hình thức nào, bằng cách nào đó đã dẫn dắt họ đến việc làm chủ cách lắng nghe và thấu hiểu. Tình yêu là môn nghệ thuật cũng không khác gì 3 cách thức rèn luyện đó, và bạn sẽ tự mình học được làm sao mà bản chất của tình yêu lại sâu sắc và thiết thực đến như vậy.

Tình yêu là sự thực hành ĐỨC TIN với BẢN THÂN MÌNH

Điều đó không hề bất ngờ trong thời đại Internet, thời đại mà chúng ta đã đọc rất về nhiều ý nghĩa của mục đích, bản chất của ý nghĩa, lòng trắc ẩn của bản thân, sự chấp nhận bản thân, chạy theo con tim, và nhiều thứ khác. Erich Fromm gọi những điều đó là cách thể hiện của đức tin. Và ông chỉ ra rằng đây không phải là niềm tin mù quáng, điều mà ông nghĩ là bất hợp lý, nhưng đó là một niềm tin lý trí, hoặc trở nên kiên quyết bởi lòng tin của ai đó.  Nếu bạn có niềm tin rằng bản thân có thể lập nên kỳ tích, bạn có thể tạo ra sự khác biệt thì bạn đang thực hành môn nghệ thuật này.

Tình yêu là một môn nghệ thuật, theo như Erich Fromm, là hành động nội tại, là sức mạnh của tâm hồn. Bạn học hỏi về tình yêu và rồi bạn yêu. Cuối cùng, bạn sống với tình yêu bằng cả sự học hỏi lẫn hành động. Đó là điều hết sức đúng đắn khi cuốn sách của Erich Fromm được xuất bản. Nó nói lên một sự thật quan trọng là chúng ta luôn phải học hỏi trong cuộc sống của chúng ta.