6 tháng trước
5 Cách Mà Cảm Giác Tội Lỗi Tác Động Tiêu Cực Đến Bạn
267

5157
Lượt xem
185
Lượt chia sẻ
57
Lượt bình luận

Tôi từng nghĩ mình buồn phiền cả đời - hóa ra chỉ do tôi là tín đồ Công giáo. Khi tôi không theo Công giáo nữa, cảm giác tội lỗi của tôi cũng đi theo. Đối mặt với cảm giác tội lỗi này và học cách vượt qua nó là một trong những bước quan trọng nhất để thành công mà tôi từng thực hiện trong đời. Phẩm hạnh, đạo đức và lòng trắc ẩn là những điểm quan trọng của con người, và, mặc dù tội lỗi có thể có giá trị, nhưng nó không là yếu tố thúc đẩy bạn trở thành người tốt. Có cả triệu lý do để làm người tốt, nhưng "bào chữa cho hành vi xấu" là cách ít được tha thứ nhất. Sau đây là cách cảm giác tội lỗi tác động tiêu cực đến cuộc sống của bạn như thế nào:

1. Cảm giác tội lỗi ảnh hưởng đến cơ thể bạn

Cảm giác tội lỗi có thể làm bạn sụt cân - nó là lối dẫn vào sự hối hận. Cả 2 cảm xúc đều bắt đầu làm bạn sụt cân qua thời gian khi không được... Nếu bạn không ngay lập tức đối mặt với tội lỗi, nó cứ chất đống lên và làm bạn bị bệnh. Không chỉ thế, nó tác động tiêu tực đến những quyết định sống của bạn. Bạn ít ăn những thứ tốt cho sức khỏe hơn, ít tập thể dục hơn và từ từ kém đi.

Không chỉ về sức mạnh thể chất, cảm giác tội lỗi ảnh hưởng đến ngôn ngữ cơ thể của bạn, kể cả việc bước đi, tư thế đứng và biểu cảm khuôn mặt. Nó có thể khiến bạn sao lãng việc vệ sinh đúng cách; và đầu óc lơ ngơ của bạn có thể khiến bạn bỏ qua những chi tiết nhỏ khi mặc quần áo, ví dụ như bỏ vạt áo ra ngoài hoặc nhét áo sơ mi vào đồ lót.

2. Cảm giác tội lỗi cản trở thành công

Rất khó để có một công việc hay được thăng tiến khi vạt áo lòi ra ngoài hoặc lộ đồ lót. Thêm vào sự khó khăn đó là việc bạn phí thời gian suy nghĩ đến những thứ "xấu" bạn đã gây ra cho người khác, thay vì liên tục cập nhật những thông tin mới nhất trong lĩnh vực của bạn. Bạn có nghĩ ra một tập đoàn hay một người thành công nào chưa từng ra một quyết định làm tổn thương người khác không?

Nếu nghĩ ra được thì bạn đã lầm. Làm tổn thương ai đó có thể không phải là cố ý, nhưng quyết định của bạn càng ảnh hưởng đến nhiều người thì lại càng không thể không làm tổn thương một ai đó. Tổng thống Obama không thể ra bất kỳ quyết định nào giúp được tất cả mọi người mà không làm tổn thương ai đó. Thành công thì phải như vậy - bạn phải là "kẻ giết người", hoặc không bao giờ thành công.

3. Cảm giác tội lỗi khiến bạn tự trừng phạt mình

Trong tự nhiên, sức mạnh hung bạo, tốc độ và các thuộc tính thể chất khác quyết định sự sinh tồn của bạn. Xã hội con người khác ở chỗ trí thông minh và óc sáng tạo có thể vượt qua được những thiếu sót thể chất. Khi chúng ta tiến hóa, chúng ta đã tạo ra những tôn giáo được tổ chức như là một cách để bảo vệ mình. Ai đó to con hơn tôi có thể giết tôi, nhưng anh ta sẽ không làm thế khi phải đối mặt với khả năng bị tra tấn trong kiếp sau bởi ai đó to con hơn anh ta.

Qua thời gian tôn giáo phát triển, nhưng tính chất thì không thay đổi. Chúng ta được đào tạo bởi nhiều giáo viên và người tu tập theo đạo để trừng phạt bản thân khi vượt qua những đường ranh đạo đức. Tại sao phải trừng phạt bản thân với cảm giác tội lỗi? Nếu bạn làm gì đó sai thì bạn cũng sẽ bị trừng phạt trong kiếp sau, vậy thì bạn cứ thưởng thức cuộc sống ngắn ngủi trước khi bước vào sự vĩnh hằng đi.

4. Cảm giác tội lỗi thay đổi tính cách bạn

Khi bạn bị tội lỗi bao bọc, bạn có thể cảm thấy mình vẫn như cũ nhưng mọi người nhìn bạn khác đi. Qua thời gian bạn trở nên dày dạn hơn, và vài người sẽ nói là bạn trưởng thành, nhưng đâu cần phải như thế.

Thật sai lầm khi cho rằng bạn không thể giữ nguyên mức độ tò mò, vui thích và sôi nổi như khi còn là trẻ con trong suốt cuộc đời bạn. Bạn không cần phải khó tính, cẩn thận quá mức và phê bình, chỉ trích để là người lớn. Bỏ cảm giác tội lỗi đi.

5. Cảm giác tội lỗi làm hỏng cuộc đời bạn

Ai cũng mắc sai lầm - dù cho chúng ta có ý định tốt, không ai sống cả đời mà không làm tổn thương người nào đó. Tôi không nói bạn nên cố ý hãm hại người khác, nhưng bạn cần chấp nhận là những hành động của bạn có thể hại người khác. Bạn không thể lúc nào cũng làm hài lòng tất cả, nhưng nếu bạn quá lo lắng về tác động tiêu cực của những hành động của mình, bạn sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội.

Thay vì ngồi ngoài lề cho an toàn, hãy học cách tập trung vào tác động tích cực từ hành động của bạn. Khi bạn tập trung vào những gì tốt đẹp, bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn.