5 tháng trước
Bí Quyết Lấy Lại Niềm Tin Đã Mất Trong Một Mối Quan Hệ
538

19.3K
Lượt xem
54
Lượt chia sẻ
7
Lượt bình luận

Niềm tin là "hòn đá tảng" mà tất cả các mối quan hệ tồn tại. Nếu hòn đá tảng đó bị sứt mẻ bởi sự lừa dối, thì theo thời gian mối quan hệ tan vỡ. 

Khi một điều gì đó nghiêm trọng hơn xảy ra như ngoại tình, niềm tin và nền tảng sẽ bị tan vỡ ngay lập tức. Thật không dễ để xây dựng lại niềm tin nhưng điều đó là có thể.

Cho dù niềm tin tan vỡ trong tình bạn hay hôn nhân, các bước và công thức vượt qua sự tan vỡ niềm tin này là như nhau. Trong bất kỳ mối quan hệ nào mà niềm tin bị phá vỡ, cả hai bên phải sẵn sàng vượt qua để hàn gắn mối quan hệ. Nó không phải là quá trình một phía.

Khi bên bị tổn thương không muốn hòa giải vì tổn thương quá nhiều, thì mối quan hệ không thể được khôi phục. Tương tự như vậy, nếu bên gây lỗi không muốn thừa nhận hành động sai trái của họ đã phá vỡ lòng tin, thì mối quan hệ cũng không thể được khôi phục trong tình huống đó.

Cả hai bên phải sẵn sàng trò chuyện cởi mở, trung thực và có thể bị tổn thương. Họ cũng phải đủ quan tâm để đưa ra những nỗ lực cần thiết làm cho mối quan hệ hoạt động trở lại. Nó không phải là quá trình một phía.

Trong thực tế, nó đòi hỏi rất nhiều từ cả hai bên liên quan. Có một câu hỏi cần đặt ra trước khi bạn bắt tay vào khôi phục mối quan hệ: "Có phải người đó và mối quan hệ này có xứng đáng với nỗ lực tình cảm của bạn không?" Đó là một câu hỏi bạn có thể trả lời cho chính mình.

Nếu bạn trả lời có, và bên kia cũng đã đồng ý, thì công thức dưới đây sẽ giúp cả hai bên giải quyết vấn đề niềm tin đã tan vỡ để mối quan hệ có thể được khôi phục.

Tin tốt là khi sử dụng công thức này, cả hai bên sẽ có trạng thái tích cực hơn về mặt cảm xúc và mối quan hệ có thể được củng cố.

Khi niềm tin bị phá vỡ và cả hai bên sẵn sàng làm những gì đưa ra trong công thức này để làm cho mối quan hệ tiếp tục, thì mối quan hệ đó được củng cố và tăng cường.

Một số cải tiến có thể bao gồm sự gần gũi hơn, tính minh bạch được cải thiện, tính dễ bị tổn thương và giao tiếp cởi mở tạo ra mối quan hệ tốt hơn, lâu dài hơn.

Cách mà công thức COME FORTH xây dựng lại niềm tin trong mối quan hệ

Công thức COME FORTH là một quá trình mà các cặp đôi có thể trải qua để lấy lại niềm tin trong mối quan hệ của họ. Quá trình này áp dụng cho hôn nhân, các mối quan hệ lãng mạn, tình bạn, đồng nghiệp, thành viên gia đình, và nhiều hơn nữa.

Mục tiêu của phương pháp này là để hàn gắn, khôi phục mối quan hệ và để niềm tin được thiết lập lại hoàn toàn một lần nữa.

Phần COME của công thức dành cho người gây ra lỗi. Đây là người đã làm điều gì đó phá vỡ niềm tin trong mối quan hệ.

Phần FORTH của công thức dành cho người chịu tổn thương. Người bị tổn thương và người đã mất niềm tin sử dụng phần FORTH trong công thức để vượt qua nỗi đau nhằm học lại cách tin tưởng.

Công thức COME FORTH dành cho cả hai bên để giải quyết việc mất niềm tin để hàn gắn mối quan hệ và chính bản thân họ. 

Nó không phải là một quá trình dễ dàng hoặc nhanh chóng cho một trong hai bên. Nó đòi hỏi sự cam kết, dễ bị tổn thương, cởi mở và sẵn sàng giao tiếp từ cả hai bên. Khi công thức COME FORTH được hoàn thành một cách chính xác, mối quan hệ có thể được khôi phục.

Khi đọc các bước trong công thức dưới đây, hãy nhớ rằng COME dành cho người phạm lỗi và FORTH dành cho người bị hại. Vì thế, sự giải thích được diễn đạt cụ thể dưới mỗi ký tự.

Cho người phạm lỗi: COME

C: Thú thật

Bây giờ là thời điểm để thú thật về bất cứ điều gì mà bạn đã làm sai với người yêu, bạn bè, đồng nghiệp, hoặc ai đó mà bạn làm tổn thương bằng cách làm mất niềm tin của họ. Tốt hơn là bạn nên thừa nhận hành động sai trái của mình và thực sự tìm kiếm sự tha thứ trước khi họ phát hiện ra từ người khác.

Trước khi bạn tiếp cận một người để thú thật, hãy biết những gì bạn sẽ nói

Hãy chắc chắn rằng trái tim của bạn đang ở trong trạng thái tìm kiếm sự tha thứ và muốn hàn gắn mối quan hệ bằng cách nói với họ. Nếu bạn tức giận và đổ lỗi cho những hành động sai trái của bạn theo bất kỳ cách nào, thì bạn có khả năng gây ra sự chia rẽ nhiều hơn là đi đúng hướng để hàn gắn mối quan hệ.

Nếu lỗi lầm mà bạn thú thật liên quan đến ngoại tình, thì bạn nên thừa nhận hành vi sai trái của mình mà không đưa ra chi tiết minh họa. Người yêu của bạn không cần phải bị tổn thương với các chi tiết liên quan đến sự đụng chạm về thể xác một cách cụ thể.

Một khi bạn cung cấp những chi tiết đó, chúng không thể bị xóa khỏi tâm trí người yêu của bạn và chúng sẽ để lại vết sẹo lâu dài trong tâm trí họ. Vết sẹo này và những suy nghĩ đó sẽ khiến họ khó vượt qua sự phản bội. Thay vào đó, hãy thú thật những điều cơ bản và làm cho cuộc trò chuyện hướng tới mong muốn thay đổi của bạn, và cam kết sẽ không bao giờ phạm lỗi theo cách này nữa (áp dụng chính sách không khoan nhượng đối với điều gian dối, nói dối và ngoại tình).

Hãy trả lời tất cả các câu hỏi của họ. Nếu họ đặt câu hỏi cụ thể về chuyện tình cảm, hãy trả lời một cách cởi mở và trung thực. Mục tiêu của bạn với điều này là cho thấy rằng bạn trung thực và minh bạch 100% vì lợi ích của mối quan hệ từ nay về sau.

Khi bạn thú thật, bắt đầu với việc để người khác biết rằng bạn coi trọng họ như thế nào, đó là lý do tại sao bạn thú thật

Nói về quá khứ của bạn, giá trị của mối quan hệ cho cả hai bạn và sự cần thiết phải vượt qua điều này để có một khởi đầu mới cùng nhau.

Sự mở đầu cuộc trò chuyện của bạn về sự thú thật giúp đưa người khác vào một tâm thế tốt hơn để chấp nhận thông tin và cũng sẵn sàng muốn hàn gắn mối quan hệ.

Nếu thốt ra một cách đơn giản "Anh đã lừa dối em" thì thật nguy hiểm và có khả năng dẫn đến la hét, gào thét và cãi nhau. Bắt đầu cuộc trò chuyện với việc nói về sự quan tâm chân thành, tình yêu, tình cảm, và/hoặc sự quan tâm dành cho người kia.

Thể hiện sự hối lỗi của bạn

Bạn cần phải xin lỗi và chân thành hối lỗi vì hành động sai trái của mình. Nếu bạn cảm thấy hối lỗi, thì bạn có thể cần phải tự vấn lương tâm và nhìn lại bản thân một cách trung thực về hành động của bạn và cách chúng ảnh hưởng đến người khác.

Hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của người mà bạn đã làm tổn thương. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu tình huống bị lật và bạn là người bị tổn thương và niềm tin bị phá vỡ?

Can đảm hối lỗi và thể hiện sự hối lỗi của bạn thông qua sự chân thành và lời xin lỗi chu đáo. Giải thích bạn hối tiếc như thế nào về hành động của mình và thề không bao giờ làm điều đó một lần nữa. Có nghĩa là bạn nói sao thì làm vậy. Niềm tin không thể lấy lại được trừ khi lời nói của bạn phù hợp với hành động của bạn.

Khi bạn thú thật, hãy đoán trước phản ứng từ người kia. Mức độ tổn thương bạn đã gây ra sẽ có khả năng tương quan với mức độ phản ứng. Có thể khóc, la hét, vừa nói chuyện vừa khóc và thậm chí là nói những lời cay nghiệt. Chuẩn bị tinh thần để chứng kiến những cảm xúc này và không phản ứng với bất cứ điều gì ngoài sự đồng cảm và quan tâm.

Đừng làm mọi thứ tồi tệ hơn bằng cách trở nên nóng nảy về mặt cảm xúc và phản ứng với những lời nói và/hoặc hành động tiêu cực. Hãy bình tĩnh và luôn giữ bình tĩnh. Chuẩn bị tinh thần cho những cảm xúc và lời nói có thể sẽ đến. Mặc dù bạn biết rằng cuối cùng họ sẽ dừng lại.

Hãy bình tĩnh trước phản ứng tức giận này

Bạn muốn mối quan hệ khôi phục, vì vậy bạn cần mạnh mẽ khi bạn phải chịu phản ứng của họ. Mạnh mẽ có nghĩa là đồng cảm và bình tĩnh. Bạn có thể làm điều này bằng cách bày tỏ bạn rất tiếc về điều đã làm và bạn quan tâm đến người đó nhiều như thế nào, đó là lý do tại sao bạn thú thật và muốn làm mọi thứ trong mối quan hệ.

Nếu bạn không sẵn sàng thừa nhận hành động sai trái của mình và xin lỗi thì mối quan hệ không thể hàn gắn. Các bước khác trong công thức này và cả quá trình xoay quanh về trách nhiệm của bạn, bên phạm lỗi, là thừa nhận hành động sai trái của bạn và cầu xin sự tha thứ.

Bạn không thể chỉ là nêu ra những gì bạn đã làm và kiếm cớ cho hành vi đó, hoặc tệ hơn nữa là đổ lỗi cho người bị hại. Bạn phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình, thừa nhận hành động sai trái của mình và cầu xin sự tha thứ một cách chân thành.

Nếu bạn không sẵn sàng để thú thật, việc giữ lại sự thật có thể còn gây bất lợi cho mối quan hệ hơn là vi phạm thực tế. Hãy ghi nhớ điều này, bởi vì không thừa nhận làm sai có thể ngăn mối quan hệ không bao giờ được khôi phục. Hãy biết sự ưu tiên của bạn. Bạn có muốn một mối quan hệ tốt? Bạn có muốn mọi thứ được chữa lành? Nếu câu trả lời là có, thì việc thú thật là nền tảng cho quá trình này.

O: Cởi mở về mặt cảm xúc

Một khi bạn đã hoàn thành bước đầu tiên và đã thú thật về hành vi phạm lỗi của mình, thì bước tiếp theo là cởi mở về mặt cảm xúc. Điều này thực sự có nghĩa là bạn cần lắng nghe những suy nghĩ và cảm xúc từ người mà bạn đã làm tổn thương một cách chân thành.

Lắng nghe với sự đồng cảm

Tránh bất kỳ phản ứng vô điều kiện nào để bảo vệ chính mình. Họ cần nói hết những điều trong lòng để giải tỏa sự tổn thương của họ.

Lắng nghe bằng cả trái tim để thấy được những gì bạn đã làm sai, mong muốn không bao giờ làm tổn thương họ theo cách này một lần nữa, và sẵn sàng giúp họ xử lý tổn thương của họ bằng cách đơn giản là lắng nghe với sự đồng cảm.

Cầu xin sự tha thứ

Điều không phải làm chỉ một lần là xin tha thứ. Đặc biệt là khi người kia đang nói về việc bạn đã làm tổn thương họ như thế nào. Sự cần thiết phải xin lỗi nhiều hơn sẽ tương quan với mức độ tổn thương mà bạn đã gây ra cho người khác.

Những gì bạn đang xin lỗi là những cách khác nhau mà bạn đã gây ra tổn thương. Ví dụ, bạn đời của bạn bây giờ có thể nhận ra rằng bạn thực sự đi đến các cuộc họp vào đêm khuya và bỏ qua bữa tối gia đình, bạn đã ngoại tình. Sự thật của một cuộc tình và ngoại tình là một tổn thương, còn có một tổn thương khác là bạn nói dối về việc bỏ bữa tối.

Hơn nữa, đó là một tổn thương phức tạp bởi vì bạn làm người này (người thứ ba) quan trọng hơn gia đình của bạn. Xin lỗi và lắng nghe với sự đồng cảm sẽ giúp quá trình chữa lành bắt đầu.

Đây cũng là lúc mà bạn, bên phạm lỗi, cần thực hiện tự vấn lương tâm.

Điều gì đã khiến bạn lừa dối? Chống lại sự cám dỗ đổ lỗi cho người khác. Tìm kiếm cảm xúc bên trong bạn. Nhìn vào nỗi sợ bên trong con người bạn và bạn có khả năng tìm thấy một số câu trả lời.

Chẳng hạn, nếu bạn lừa dối, bạn có thể đã làm như vậy vì sợ vấn đề bỏ rơi. Nỗi sợ hãi của bạn khi ở một mình khiến bạn tìm kiếm một mối quan hệ khác như là một sự hỗ trợ cho mối quan hệ hiện tại. Hiểu được nỗi sợ bị bỏ rơi và nhận được sự giúp đỡ chuyên nghiệp cho tổn thương của chính bạn là điều bắt buộc trong quá trình chữa lành.

M: Tạo ra những cuộc trò chuyện ý nghĩa

Những cuộc trò chuyện có ý nghĩa sau khi thú thật và cầu xin sự tha thứ là bước tiếp theo trong quá trình hàn gắn niềm tin bị phá vỡ. Khi cảm xúc đã nguôi ngoai và cơn giận đã bắt đầu lắng xuống, bên kia có thể sẵn sàng ngồi xuống và nghe tại sao bạn làm những gì bạn đã làm.

Một lần nữa, không bao giờ thích hợp để đổ lỗi cho người bị hại. Thay vào đó, hãy sử dụng những gì đã được tiết lộ cho bạn trong quá trình tự vấn lương tâm như một điểm khởi đầu để thực hiện các cuộc trò chuyện có ý nghĩa.

Nếu người kia quan tâm đến bạn và mối quan hệ của bạn thì họ sẽ muốn giúp bạn xử lý mọi nỗi sợ hãi hoặc khó khăn về cảm xúc mà bạn gặp phải khiến bạn xâm phạm lòng tin của họ.

Nói chuyện một cách cởi mở về những nỗi sợ hãi đó và điều gì khiến bạn phải làm những gì bạn đã làm với họ.

Nó giúp người khác nhận ra rằng vấn đề không nằm ở họ. Ví dụ, bạn đã lừa dối người bạn đời của mình vì bạn đã không thấy họ che chở cho mình nữa. Đó là bởi vì bạn sợ vấn đề bị bỏ rơi.

Nói về nỗi sợ hãi đó và mở lòng với người bạn làm tổn thương. Họ xứng đáng hiểu tại sao nó xảy ra. Điều này cũng sẽ giúp nâng cao khả năng chịu trách nhiệm từ họ.

Ví dụ, nếu bạn lấy tiền từ tài khoản gia đình được sử dụng để chăm sóc cha mẹ già và sử dụng nó cho lý do cá nhân, anh chị em của bạn sẽ muốn biết lý do tại sao. Lời giải thích của bạn có thể là bạn không cảm thấy thành công như anh chị em của bạn và bạn đã không muốn nhờ họ giúp đỡ.

Làm như vậy, bạn sợ rằng họ sẽ coi bạn là một kẻ thất bại. Anh chị em của bạn, những người đã bị đánh cắp tiền từ tài khoản có thể cảm thấy có trách nhiệm ở chỗ họ đã không kiểm soát tài khoản và các hoạt động của bạn.

Biết rằng điều đó đã xảy ra, không phải vì họ tin tưởng bạn quá nhiều, mà bởi vì bạn đã có những nỗi sợ hãi, vấn đề và cảm xúc khác đang diễn ra giúp loại bỏ cảm giác tội lỗi vô căn cứ của họ. Họ tin tưởng tất cả các thành viên gia đình đã truy cập vào tài khoản và niềm tin là một tài sản có giá trị.

Không có gì sai khi kiểm soát tài khoản, nhưng cũng không có gì sai khi chỉ tin tưởng tất cả các bên liên quan, đặc biệt là nếu chưa bao giờ có vấn đề trong quá khứ.

Hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Tìm hiểu nguyên nhân thực sự bên trong, lý do tại sao lòng tin bị vi phạm giúp những người bị hại cảm thấy bớt gánh nặng hơn bởi bất kỳ cảm giác trách nhiệm nào đối với nguyên nhân vi phạm lòng tin.

Mục tiêu là tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ và các vấn đề tình cảm tiềm ẩn, để việc chữa lành có thể xảy ra trong các mối quan hệ.

E: Tham gia với sự minh bạch hoàn toàn

Bước thứ tư cho người đã vi phạm niềm tin trong mối quan hệ là tham gia vào sự minh bạch hoàn toàn. Điều này nên được thực hiện trước khi được yêu cầu. Nếu bạn là bên phạm lỗi, bạn nên mong muốn họ tin tưởng bạn lần nữa.

Sự minh bạch sẽ giúp mang lại sự tin tưởng.

Ví dụ: nếu bạn là một phần của việc lập kế hoạch từ thiện và bạn đã lấy tiền từ sự kiện này cho mục đích cá nhân, thì bạn cần phải minh bạch hoàn toàn với các tài khoản và giấy tờ với các cá nhân khác cùng làm việc trong sự kiện.

Không chỉ trong quá khứ, mà sau này mọi người tham gia đều biết rằng niềm tin có thể lấy lại được. Nếu bạn không giấu giếm bất cứ điều gì thì sự minh bạch không phải là vấn đề.

Nếu tình huống liên quan đến ngoại tình thì sự minh bạch với những bản ghi điện thoại, tin nhắn văn bản, tài khoản truyền thông xã hội và tài khoản thư điện tử nên được minh bạch. Điều này có nghĩa là mật khẩu được cung cấp cho bên kia và bên kia có thể kiểm tra mọi thứ bất cứ khi nào họ chọn.

Điều này sẽ giúp họ lấy lại cảm giác tin cậy vì sự sẵn sàng minh bạch của bạn và cung cấp bất kỳ thông tin nào trước đây chưa được biết hoặc ẩn dấu.

Nếu bạn thiếu sự sẵn sàng cho sự minh bạch thì sau đó bạn cần tự vấn lương tâm. Bạn vẫn đang che giấu điều gì? Bạn không muốn người khác hoặc bên kia biết những gì?

Nếu bạn có thứ gì khác bạn cần chia sẻ với họ, không có thời điểm nào tốt hơn hiện tại để chia sẻ thông tin đó. Minh bạch hoàn toàn, có nghĩa là bạn thừa nhận tất cả mọi thứ. Nếu bạn vẫn đang che giấu một cái gì đó, điều đó làm cho sự minh bạch rất khó khăn.

Cho người bị hại: FORTH

F: Tha thứ

Sự tha thứ là bước đầu tiên trong việc hàn gắn mối quan hệ với người bị hại. Giữ sự ghét bỏ, tức giận và cảm giác tiêu cực sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.

Hãy để những cảm xúc qua đi bằng cách cho phép bản thân tha thứ.

Điều này không có nghĩa là không có những ảnh hưởng mà bạn sẽ phải đối mặt trong khi tham gia vào cuộc trò chuyện có ý nghĩa với người khác.

Ví dụ, nếu đó là tình huống xảy ra ngoại tình, thì sự minh bạch với điện thoại và thư điện tử và việc chuyển tiếp như vậy sẽ là hậu quả của việc vi phạm lòng tin của bạn.

Tha thứ có nghĩa là bạn sẵn sàng vượt qua những việc làm sai trái đã phá vỡ niềm tin. Bạn sẵn sàng quan tâm đến người này đủ để bạn muốn tiếp tục có quan hệ tình cảm với họ để vượt qua nỗi đau nhằm khôi phục mối quan hệ.

Nếu bạn không sẵn sàng tha thứ, thì mối quan hệ sẽ thay đổi mãi mãi và có khả năng sẽ không bao giờ quay về mức như trước đây. Trong hầu hết các trường hợp, khi thiếu sự tha thứ nó giống như có một bức tường vô hình ngăn cách giữa hai bên.

Đúng là, một mối quan hệ lành mạnh không thể xảy ra vì bức tường vẫn còn nguyên vẹn. Tha thứ có nghĩa là bạn sẵn sàng gỡ bỏ bức tường ngăn cách và giải quyết dần những vấn đề để làm cho mối quan hệ trở nên lành mạnh và thậm chí có thể tốt hơn so với trước đây.

Nó có thể tốt hơn bởi vì bạn đã thực hiện bước tha thứ. Điều này cho thấy bạn quan tâm đến người khác nhiều đến mức nào. Điều này đưa mối quan hệ đến một chiều sâu mới.

Tội lỗi càng lớn, sự tha thứ càng khó xảy ra, nhưng nó cũng làm cho mối quan hệ sâu sắc hơn nhiều khi sự tha thứ xảy ra.

Nếu họ đã thừa nhận hành động sai trái của họ, hãy cho họ vài ngày sau khi bạn thảo luận vấn đề đầu tiên

Có nhiều lúc người phá vỡ lòng tin đã bị phát hiện trước khi họ thừa nhận những gì họ đã làm sai. Họ vẫn nên có cơ hội để thú thật và làm cho mọi thứ đúng đắn hơn. Điều này có nghĩa là bạn phải sẵn sàng tha thứ trước khi họ thừa nhận hành động sai trái của mình.

Tuy nhiên, quá trình vẫn xoay quanh việc họ sẵn sàng thừa nhận sai lầm của mình khi nó được đưa ra ánh sáng. Đôi khi họ không thừa nhận ngay lập tức, nhưng hãy cho họ một vài ngày để làm cho mọi thứ trở nên đúng đắn bằng cách thừa nhận hành động sai trái của họ sau khi bạn thảo luận vấn đề ban đầu.

Nếu ai đó đã phá vỡ lòng tin của bạn và bạn đã phát hiện ra trước khi họ thừa nhận hành động sai trái của mình, thì bạn cần phải đến gặp họ để thảo luận về vấn đề này.

Làm thế nào để bạn trình bày chủ đề có tầm quan trọng lớn này. Nếu bạn tiếp cận họ với sự tức giận chính đáng, thì kết quả của cuộc trò chuyện đó không có khả năng tạo ra nền tảng tốt để họ thừa nhận sai lầm của mình, và cũng không giúp quá trình chữa lành bắt đầu được.

Khi bạn quyết định nói chuyện với người đó về vấn đề này, hãy làm từng bước một. Không nên tập hợp nhiều người để nói chuyện. Tốt nhất là nói chuyện cá nhân với họ và để họ biết bạn muốn họ chấp nhận hành động sai trái của họ, thừa nhận điều đó (thú thật), để mối quan hệ của bạn có thể được khôi phục.

Tiếp cận người kia với sự đồng cảm.

Bạn không bao giờ biết những vấn đề khác mà họ đang giải quyết trong trái tim, tâm trí và tâm hồn của họ. Nói những lời tử tế và một giọng nói bình tĩnh, vì lợi ích của mối quan hệ của bạn.

Nếu bạn coi trọng mối quan hệ, thì bạn sẽ đặt giá trị cho cuộc trò chuyện này bởi vì điều này có thể phá hủy mối quan hệ hoàn toàn, hoặc nó có thể hoạt động để hàn gắn niềm tin bị phá vỡ và làm cho mối quan hệ trở nên mạnh mẽ hơn.

Nếu người đó không sẵn sàng thừa nhận hành vi sai trái của họ, bạn nên cho họ một chút thời gian (vài ngày đến vài tuần tùy thuộc vào tình huống và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm lỗi).

Hãy cho họ biết điều này khi bạn kết thúc cuộc trò chuyện của mình. Bạn có thể nói rằng "em có thể thấy anh không sẵn sàng thừa nhận việc phá vỡ lòng tin vào thời điểm này, nhưng em sẵn sàng cho anh vài ngày để suy nghĩ lại và quay lại với em vì em coi trọng mối quan hệ của chúng ta và muốn giúp chúng ta khôi phục lại niềm tin đã bị phá vỡ."

Cho họ sự ân sủng và lòng thương xót là điều nên làm nếu bạn coi trọng người này và mối quan hệ.

Nếu sau khoảng thời gian bạn cho phép họ suy nghĩ kỹ càng về cuộc trò chuyện, họ vẫn không sẵn sàng thừa nhận hành động sai trái của mình, bạn có thể đưa nó lên cấp độ tiếp theo.

Điều này sẽ tìm kiếm một người có thẩm quyền cao hơn để được tư vấn. Điều này có thể, ví dụ, là một người tư vấn hôn nhân trong trường hợp ngoại tình.

Nếu đó là một hành vi phạm lỗi giữa đồng nghiệp, bạn có thể yêu cầu người giám sát hoặc sếp hòa giải tình hình để có được một số giải pháp. Nếu đó là tình bạn, bạn có thể tìm kiếm lời khuyên từ một người lớn tuổi tại nhà thờ, người có thể sẵn sàng làm trung gian cho một cuộc thảo luận.

Mục tiêu là để giúp người đó thấy rằng bạn quan tâm vấn đề này và việc họ thú thật về hành vi phạm lỗi khi vi phạm niềm tin trong mối quan hệ là điều cần thiết để mối quan hệ tiếp tục.

Nếu người đó không sẵn sàng thú thật sau khi các bước này được thực hiện, thì bạn có thể chỉ cần tiến về phía trước.

Đã có nhiều cuộc hôn nhân kéo dài trong nhiều năm bất chấp những sự vi phạm lòng tin như ngoại tình, mà không có kẻ lừa dối thừa nhận hành động sai trái của họ.

Các mối quan hệ không bao giờ giống nhau. Sẽ luôn thiếu sự thân mật thực sự vì sự vi phạm lòng tin này. Đôi khi việc bên vi phạm không thừa nhận hành động sai trái của họ thậm chí còn có hại hơn hành động vi phạm đã phá vỡ lòng tin.

Bạn có thể có sự tha thứ trong lòng cho người đó và việc họ làm sai ngay cả khi không có lời xin lỗi. Điều này cho phép bạn tiến về phía trước mà không chứa đựng bất kỳ sự oán giận và đau đớn nào.

Đồng thời, nó cũng xoa dịu bạn để tha thứ cho họ, cho dù họ chọn xin lỗi và thừa nhận hành vi sai trái của họ hay không.

Có những hậu quả mà họ không thừa nhận sai lầm của họ. Thông thường đó là mối quan hệ bị phá vỡ hoặc một mối quan hệ bị tổn hại rất nhiều, tất cả phụ thuộc vào độ sâu của việc làm sai hoặc mức độ lừa dối.

Tuy nhiên, bạn đang cho mình một ân huệ khi bạn tha thứ. Bạn đang trút bỏ mọi cảm giác xấu xa hoặc tổn thương đến từ người vi phạm lòng tin của bạn.

O: Trò chuyện cởi mở

Đây là lúc bạn cần chia sẻ với người làm tổn thương bạn, họ đã làm bạn tổn thương như thế nào.

Bạn cần thể hiện nỗi lòng của bản thân bằng cách sử dụng câu "Em cảm thấy".

Thể hiện bản thân với những câu trần thuật bắt đầu với "Em cảm thấy" tiếp cận họ với cảm xúc cá nhân thay vì tấn công họ với những gì họ đã làm.

Nếu người kia cảm thấy bị tấn công, thì có khả năng sẽ không có hiệu quả chữa lành xảy ra trong cuộc trò chuyện.

Dành thời gian để xử lý những gì bạn đang cảm nhận và quyết định từ, cụm từ và suy nghĩ của bạn để diễn đạt trước khi bạn tham gia vào cuộc trò chuyện.

Biết những gì bạn sẽ nói trước khi bạn nói nó. Hãy chắc chắn rằng những gì bạn sẽ nói sẽ không xa lánh người đó và kết thúc cuộc trò chuyện.

Nếu mục tiêu của bạn là khôi phục lại mối quan hệ, thì hãy sử dụng giọng điệu bình tĩnh và những câu nói "Em cảm thấy" để truyền đạt cảm xúc của bạn và bạn đã bị tổn thương như thế nào bởi hành động của họ đã vi phạm niềm tin của bạn.

Ví dụ, nếu bạn đang nói chuyện với một người bạn đã tổ chức một bữa tiệc và bạn không được mời, bạn có thể bắt đầu bằng cách nói "Tôi đã xem những bức ảnh về bữa tiệc của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội và tôi cảm thấy đau lòng khi tôi không được mời". Sau đó, bạn có thể tìm hiểu thêm bằng một điều gì đó có thể gợi mở cuộc trò chuyện đến một mức độ sâu sắc hơn bằng cách hỏi "Có phải tôi đã làm tổn thương bạn hoặc mối quan hệ của chúng ta, và đó có lẽ là lý do tại sao tôi không được mời phải không?"

Cho phép người khác trả lời. Nếu họ quan tâm đến bạn và tình bạn của bạn, họ sẽ muốn giải thích và xin lỗi nếu cần thiết. Đó có thể là một lời giải thích đơn giản như bữa tiệc chỉ là bạn từ những năm đại học của cô.

Bạn không bao giờ biết câu trả lời trừ khi bạn hỏi, nhưng hãy hỏi với sự tử tế, ân sủng và sự hiểu biết để bạn có thể có một mối quan hệ tốt hơn theo hướng tiến lên.

Một lời khôn ngoan: đừng bắt đầu đổ lỗi cho họ.

Nếu bạn bắt đầu đổ lỗi cho họ thay vì sử dụng "em cảm thấy" thì họ sẽ phòng thủ. Cuộc trò chuyện có thể sẽ không hiệu quả trong việc tạo ra kết quả tích cực nếu bạn bắt đầu với "anh đã làm điều này" hoặc "anh đã nói như thế".

Tránh sự cám dỗ rơi vào đổ lỗi và chỉ tay vì điều này không hữu ích trong quá trình chữa lành niềm tin trong mối quan hệ.

Viết ra những câu nói cụ thể "Em cảm thấy" trước khi bạn nói chuyện với người đó.

Một lần nữa, không tiếp cận người kia với một nhóm. Thay vào đó, cuộc trò chuyện là một đối một. Nếu bạn đưa nhiều người hoặc thậm chí có một người khác, họ sẽ cảm thấy rằng bạn đang hội đồng với nhau chống lại họ.

Yêu cầu một cuộc trò chuyện riêng tư và sử dụng các câu "Em cảm thấy" để cuộc trò chuyện đi đúng hướng.

R: Yêu cầu những gì bạn cần để trở lại một mối quan hệ lành mạnh

Bước này đi đôi với bước "O: Trò chuyện một cách cởi mở". Bây giờ là lúc để thảo luận về những gì đã xảy ra và làm thế nào mọi thứ có thể được giải quyết.

Bạn cần thảo luận niềm tin bị phá vỡ như thế nào, những gì cần thiết để hàn gắn mối quan hệ và làm thế nào mối quan hệ của bạn sẽ tiến lên phía trước.

Điều quan trọng là các yêu cầu và mong đợi của bạn cho bên kia là hợp lý. Nếu bạn đặt yêu cầu quá cao và mong đợi nhiều, bạn đang đặt người kia và mối quan hệ đến sự đổ vỡ.

Ví dụ, nếu đó là một tình huống ngoại tình, bạn không thể hy vọng họ sẽ không bao giờ nói chuyện với người khác giới nữa. Đặt quy tắc hoặc kỳ vọng đó là không hợp lý. Nó cũng có khả năng bị phá vỡ vào ngày đầu tiên, điều đó có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy bị vi phạm hơn nữa và niềm tin bị hủy hoại một lần nữa.

Đặt kỳ vọng hợp lý để lấy lại niềm tin.

Những điều như tính minh bạch với bản ghi điện thoại, tin nhắn văn bản và thư điện tử trong tương lai là một kỳ vọng hợp lý.

Thảo luận về những vấn đề này mà không đưa ra yêu cầu. Nói về những gì sẽ làm cho bạn cảm thấy thoải mái và giúp xây dựng lại niềm tin.

Nếu bên kia quan tâm đủ, họ sẽ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu hợp lý của bạn.

T: Thổ lộ tâm sự với một người bạn tri kỷ hoặc chuyên gia

Nói chuyện với người tư vấn về vấn đề niềm tin bị phá vỡ.

Nói chuyện với người khác sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình huống và cảm xúc của chính bạn.

Nó cũng sẽ giúp bạn xử lý những cảm xúc bạn có về vấn đề này.

Cho phép bản thân mở lòng với người có thể giúp bạn vượt qua tình huống này. Tìm một chuyên gia như một cố vấn luôn là một lựa chọn khôn ngoan khi tìm kiếm sự giúp đỡ về các vấn đề cá nhân sâu sắc.

Đừng giữ cảm xúc trong lòng.

Lòng tin bị phá vỡ có thể mang đến tất cả các loại cảm giác, cảm xúc và thậm chí cả những vấn đề chưa được giải quyết trong quá khứ. Khi bạn giữ những thứ này bên trong và không bao giờ giải tỏa cảm xúc bằng cách nói mọi thứ, bạn khiến cho cảm xúc tệ hơn.

Đừng khiến nỗi đau trở thành vết thương bằng việc cho phép nó tệ hơn chỉ vì bạn không sẵn sàng mở lòng.

Tìm ai đó mà bạn tin tưởng và mở lòng với họ về những gì đã xảy ra. Hãy để bản thân xử lý cảm xúc để bạn có thể tiến lên.

H: Chữa lành cho bản thân để hàn gắn mối quan hệ

Tùy thuộc vào mức độ của cơn đau gây ra và loại niềm tin đã bị phá vỡ sẽ quyết định bạn cần bao nhiêu cho sự chữa lành.

Ví dụ, bạn phát hiện ra rằng bạn đời của bạn đã lừa dối bạn với người bạn thân nhất của bạn, bạn sẽ cần một sự chữa lành nghiêm trọng.

Việc này sẽ không được giải quyết chỉ sau một đêm. Nó liên quan đến thời gian, sự kiên nhẫn với bản thân và sự giúp đỡ chuyên nghiệp khi cần thiết.

Một cố vấn chắc chắn được đề nghị trong các tình huống ngoại tình. Không chỉ tư vấn cho cặp đôi, mà còn trị liệu cá nhân cho mỗi bên. Người đã từng bị hại có nhiều ức chế cảm xúc.

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể giúp bản thân mình trong quá trình chữa lành:

Tìm một nhóm hỗ trợ cho trải nghiệm cụ thể mà bạn đang trải qua.

Mặc dù có thể không có các nhóm hỗ trợ cho tất cả các loại vi phạm lòng tin, nhưng có những vi phạm lớn như ngoại tình.

Tìm kiếm sự tư vấn cá nhân từ một chuyên gia.

Như đã đề cập trước đó, tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp là tốt cho cả bạn và đối tác của bạn.

Viết nhật ký về những trải nghiệm của bạn.

Viết nhật ký về cảm xúc hiện tại của bạn, và nơi bạn muốn bản thân và mối quan hệ trong tương lai.

Tránh đánh đập người đã phá vỡ lòng tin của bạn.

Đừng đi sau lưng họ và bắt đầu đánh đập họ hoặc nói xấu về họ bởi vì điều này sẽ khiến bạn không có trái tim và tâm trí cho sự tha thứ.

Thật tốt khi nói về những gì đã xảy ra với một người bạn tri kỷ để xử lý cảm xúc của bạn.

Thật không ổn khi nói chuyện với ai đó về mục đích đánh đập bên kia hoặc buôn chuyện.

Đưa ra tất cả các câu hỏi mà bạn muốn họ trả lời.

Hãy chắc chắn rằng bạn hỏi tất cả các câu hỏi bạn muốn được trả lời từ người đã vi phạm lòng tin của bạn.

Nếu bạn đang làm việc cùng nhau để làm cho mối quan hệ trở lại, họ nên sẵn sàng trả lời câu hỏi của bạn. Những câu hỏi chưa được trả lời sẽ ngăn cản sự chữa lành.

Ví dụ, nếu đó là một tình huống ngoại tình, bạn có thể tự hỏi nó bắt đầu từ đâu và như thế nào. Bạn muốn biết những chi tiết cụ thể này để bạn không tự hỏi liệu nó có ở phòng tập thể dục không và bạn có nên quan tâm mỗi khi họ rời khỏi nhà để đi tập thể dục.

Có những loại câu hỏi được trả lời giúp bạn yên tâm, đặc biệt là nếu bạn có thể trang bị cho mối quan hệ với những kỳ vọng minh bạch tiến về phía trước.

Ví dụ, bạn phát hiện ra rằng vụ ngoại tình đã bắt đầu tại phòng tập thể dục. Sau đó, một giải pháp sẽ là thay đổi phòng tập thể dục và các bạn tập luyện cùng nhau.

Đó có thể là một cách mới để dành nhiều thời gian bên nhau hơn và nó cũng sẽ giải quyết vấn đề của bạn vì sợ họ sẽ gặp người khác mỗi khi họ đến phòng tập thể dục.

Mục tiêu trong giai đoạn cuối cùng "H: Sự chữa lành" trong công thức COME FORTH là giúp bạn, người bị hại, thấy rằng mối quan hệ không thể được chữa lành trừ khi bạn được chữa lành.

Nếu bạn có sự tức giận, phẫn nộ và thù địch tiềm ẩn vẫn chưa được giải tỏa, thì mối quan hệ của bạn với người khác cũng sẽ không thể hàn gắn.

Bạn phải theo đuổi các cách để tự chữa lành cảm xúc và tinh thần, theo cách đó mối quan hệ của bạn cũng có thể chuyển sang trạng thái sâu sắc và lành mạnh hơn.

Nhấn nút thiết lập lại mối quan hệ

Khi cả hai bên đã quyết tâm hành động để vượt qua sự tin tưởng bị phá vỡ nhằm giữ lại mối quan hệ thì bạn có thể nhấn nút thiết lập lại cùng nhau. Điều này có nghĩa là cả hai bạn đều sẵn sàng sử dụng phương pháp COME FORTH để chữa lành bản thân và mối quan hệ.

Bạn không thể chỉ nói "hãy bắt đầu lại một lần nữa" bởi vì điều đó không thể giải quyết bất kỳ vấn đề gì hoặc chữa lành cảm xúc.

Bạn cần áp dụng phương pháp COME FORTH để làm việc cùng nhau và riêng lẻ. Làm điều này thực sự sẽ thiết lập lại mối quan hệ và giúp mối quan hệ viên mãn hơn.

Bạn cũng sẽ thấy rằng khi hoàn thành quá trình COME FORTH, cả hai bạn sẽ trở thành những người tốt hơn, trong mối quan hệ tốt hơn.

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com