4 tháng trước
7 Cách Thỏa Hiệp Để Cải Thiện Các Mối Quan Hệ Của Bạn
259

3751
Lượt xem
35
Lượt chia sẻ
8
Lượt bình luận

Thỏa hiệp là một phần thiết yếu trong mọi mối quan hệ, bất kể là với đồng nghiệp, bạn bè, thành viên trong gia đình hay bạn đời của bạn. Biết rõ khi nào cần giữ vững quan điểm, cũng như điều gì xứng đáng để tranh cãi đều quan trọng như nhau. Hãy xem 7 mẹo sau để học cách thỏa hiệp, và cách thức mà chúng có thể cải thiện các mối quan hệ của bạn.

1. Đừng cố tỏ ra luôn luôn đúng

Vấn đề đầu tiên với các cuộc tranh cãi là mọi người tham gia đều muốn mình là người đúng. Tất cả chúng ta đều muốn thắng! Có thể hiểu được việc cảm xúc của bạn phát triển theo hướng đó, nhưng bạn cần phải chấm dứt hướng cảm xúc này. Khi bạn chỉ muốn chiến thắng, bạn không còn lắng nghe lập luận hay đối thoại từ các bên khác. Hãy dừng nhu cầu luôn muốn là người đúng trong bạn và lắng nghe bạn đời, bạn bè hay đồng nghiệp của bạn.

2. Để cho mọi chuyện trôi qua

Nhu cầu muốn là người đúng trong tranh cãi chỉ là vấn đề đầu tiên bạn phải vượt qua. Đừng giữ chặt lấy những sai lầm trong quá khứ mà một người nào đó có thể đã gây ra cho bạn. Có câu nói là "Hãy tha thứ và quên đi", không phải là "Tha thứ nhưng giữ lại ác cảm". Chỉ bởi vì bạn có bất đồng với bạn đời của bạn vài tuần trước không có nghĩa là bất đồng đó liên quan đến cái mà bạn đang vướng phải hôm nay.

3. Suy nghĩ lại về điều bạn mong muốn

Bạn có bao giờ giữ chặt lấy một lập luận chỉ vì bạn đã lỡ tham gia vào? Nhưng đến giữa chừng, bạn nhận ra mình không thực sự quan tâm đến cái mà vì nó bạn đang tranh cãi? Thật khó khăn để thừa nhận, nhưng điều này xảy ra rất thường xuyên. Một cách để tránh tình trạng này là giữ bình tĩnh khi tranh luận để bạn không bị cuốn vào một vụ tranh cãi. Luôn kiểm soát cảm xúc của mình và suy nghĩ về điều mà bạn thực sự mong muốn từ cuộc sống và từ mối quan hệ. Có thực sự quan trọng đến mức bạn phải giữ vững quan điểm riêng, hoặc liệu mọi thứ vẫn tốt đẹp nếu bạn chịu thua một chút? Điều này có tầm quan trọng trong mọi mối quan hệ, bất kể là với con cái, với anh chị em, bạn đời hoặc đồng nghiệp của bạn.

4. Luôn sẵn sàng để thay đổi

Sau khi suy nghĩ lại về những điều bạn mong muốn, hãy sẵn sàng thực hiện các thay đổi bạn thấy phù hợp, Tuyên bố rằng bạn sẵn sàng thỏa hiệp là một chuyện, và thực sự thực hiện các thay đổi lại là một chuyện hoàn thoàn khác. Một phần chính trong việc thỏa hiệp là thực sự kiên trì đi đến một giải pháp. Điều này sẽ thể hiện cho người khác biết rằng bạn hoàn toàn sẵn sàng thỏa hiệp, chứ không phải đưa ra một lời hứa giả dối chỉ nhằm kết thúc tranh cãi.

5. Chia sẻ niềm tin và cảm xúc của bạn

Thỏa hiệp là một cuộc gặp gỡ giữa đường. Không phải là việc từ bỏ chính mình và những thứ bạn tin tưởng chỉ để được xem là một người thỏa hiệp giỏi. Đảm bảo rằng bạn thể hiện rõ niềm tin và cảm xúc của bạn về tình huống. Mọi người liên quan trong tình huống cần được lắng nghe, và cách dễ dàng nhất để làm việc này là phát biểu một cách rõ ràng và trung thực về chính họ. Sử dụng từ "tôi" khi phát biểu để thể hiện rõ chính bạn cảm thấy như thế nào, và bạn không phải đang cố gắng cưỡng ép người khác theo cảm xúc và ý kiến của bạn. Nếu vấn đề của bạn liên quan đến công việc, hãy luôn bảo đảm rằng bạn không chia sẻ quá mức cảm xúc của mình - hãy giữ tác phong chuyên nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo bạn được lắng nghe rõ ràng.


5278904273_255ba6c97e_b

6. Thể hiện sự đánh giá cao

Bất kể giải pháp thỏa hiệp là gì, hãy bảo đảm bạn thể hiện sự đánh giá cao của mình đối với những người tham gia. Thái độ sẵn sàng thỏa hiệp, thay vì tranh cãi cho đến khi kết thúc, là một đặc điểm đáng ngưỡng mộ. Hãy chắc rằng bạn thể hiện rõ mức độ đánh giá cao của bạn đối với những người làm việc chung với bạn để tìm ra giải pháp tốt nhất. Dành thời gian để đánh giá giải pháp với nhau và cho biết những điều bạn thích về nó. Thể hiện sự đánh giá cao cho sự tương tác xã hội tích cực và việc làm việc chung với nhau để tìm ra giải pháp tốt nhất mang lại cảm xúc cho bạn.

7. Giữ cho suy nghĩ luôn cởi mở

Bạn đã thực hiện đều này trong suốt quá trình thỏa hiệp! Bây giờ bạn cảm giác như thế nào? Hãy ghi nhớ điều này cho lần sau nhé. Giữ cho suy nghĩ luôn cởi mở rất quan trọng - không chỉ cho những việc thỏa hiệp trong tương lai, mà còn trong các tương tác sau này. Giữ suy nghĩ cởi mở, sẵn sàng thay đổi kỳ vọng, và không cố gắng luôn là người đúng ngay từ đầu có thể giúp bạn tránh những tranh luận trong tương lai. Nhưng thậm chí nếu bạn không thể - ít nhất bạn cũng biết làm cách nào để thỏa hiệp!