4 tháng trước
Các Giai Đoạn Đau Buồn: Cách Đối Phó Với Mất Mát Ít Đau Đớn Hơn
307

3669
Lượt xem
309
Lượt chia sẻ
22
Lượt bình luận

Sự qua đời của người thân là điều không may, hầu hết chúng ta đã và sẽ trải qua điều đó vào một lúc nào đó trong đời, nhưng đau buồn và mất mát của mỗi người không chỉ cảm nhận được khi ai đó qua đời.

Một người bạn thân hoặc một thành viên trong gia đình chuyển đi, ly dị hoặc chia tay, mất việc cũng như trải qua một số kinh nghiệm sống khác có thể gây ra cảm giác đau buồn và mất mát. Đối phó với nó là một trong những điều căng thẳng và khó khăn nhất mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống, nhưng đó là một kinh nghiệm mà mọi người ai cũng có thể gặp. Có thể yên tâm khi biết rằng bạn không phải là người duy nhất trải qua điều đó.

Mọi người đều trải qua những giai đoạn đau lòng

Có 5 giai đoạn đau buồn: chối bỏ, giận giữ, mặc cả, chán nản và chấp nhận là những cảm xúc bình thường và phổ biến mà chúng ta trải qua. Chúng được xác định bởi bác sĩ tâm thần Elisabeth Kübler-Ross vào năm 1969.

Tuy nhiên, vì mọi người đều khác nhau nên không có tiêu chuẩn nào cho sự phản ứng với nỗi đau và mất mát.[1]

Một số người sẽ thể hiện cảm xúc ra ngoài và hướng ngoại. Những người khác sẽ trải qua nỗi đau của họ nhiều hơn trong nội tâm và họ sẽ không khóc. Bạn nên cố gắng không phán xét làm như thế nào một người vượt qua nỗi đau buồn, vì mỗi người khác nhau sẽ có trải nghiệm khác nhau.

Giai đoạn 1: Không chấp nhận

Cảm giác sốc khi lần đầu tiên bạn phát hiện ra sự mất mát có thể dẫn đến suy nghĩ "Điều này không phải sự thật". Đây là một cách tạm thời để đối phó với cảm xúc đang áp đảo. Nó là một cơ chế phòng thủ.[2]

Giai đoạn 2: Tức giận

Cảm giác thất vọng và bất lực. Những suy nghĩ như "Nó không công bằng" có thể phổ biến. Ngay cả việc bạn tức giận với người thân yêu đã ra đi bỏ lại bạn sau lưng cũng là một điều tự nhiên.

Giai đoạn 3: Mặc cả

Không ngừng suy nghĩ về những gì bạn có thể làm để ngăn chặn sự mất mát. Những suy nghĩ "Chuyện gì xảy ra nếu......" và "Giá như...." lặp đi lặp lại trong tâm trí. Bạn cũng có thể cố gắng mặc cả với một sức mạnh lớn hơn với hy vọng đảo ngược sự mất mát.

Giai đoạn 4: Chán nản

Bạn cảm thấy nỗi buồn sâu thẳm khi bạn nhận ra không thể đảo ngược sự mất mát. Bạn nghĩ về cuộc sống của mình sẽ ảnh hưởng bởi sự mất mát. Khóc lóc, chán ăn, cảm giác cô đơn và những giấc ngủ bất thường đều là dấu hiệu của trầm cảm. 

Giai đoạn 5: Chấp nhận

Bạn chấp nhận sự mất mát mặc dù bạn vẫn còn rất buồn, bạn dần dần bắt đầu bước tiếp cuộc sống của mình. 

Các giai đoạn đau buồn không nhất thiết theo thứ tự này và bạn có thể không trải nghiệm hết các giai đoạn. Cũng không có khoảng thời gian định sẵn cho sự đau buồn và một số người mất nhiều thời gian chữa lành vết thương hơn những người khác.

Và mọi người cuối cùng sẽ chữa lành

Khi gặp phải những cảm giác đau lòng đó, thật khó để tin rằng cuối cùng bạn sẽ lành lại. Nhưng thực sự bạn sẽ được chữa lành. Dưới đây là một số cách giúp bạn trong quá trình vượt qua nó:

Đối mặt với những cảm xúc đau đớn

Cố gắng không kìm nén cảm xúc của mình. Cho phép bản thân thể hiện cảm giác của bạn. Nó là một phần lành mạnh của quá trình đau buồn.[3]

Nói về nó

Nói chuyện với ai đó về những gì bạn đang cảm thấy có thể rất hữu ích trong việc bắt đầu quá trình chữa lành. Thông thường, mọi người muốn cô lập bản thân trong khi đau buồn, nhưng ở bên bạn bè và gia đình có thể giúp đỡ bạn. Nói chuyện cũng giúp bạn đối mặt với cảm xúc nếu bạn không thể. 

Theo đuổi thói quen của bạn

Mất mát có thể khiến bạn cảm thấy như thế giới của bạn đã bị đảo lộn. Hãy theo đuổi thói quen của bạn có thể giúp mang lại một số trạng thái bình thường.

Hãy nhớ chăm sóc bản thân

Khi bạn đau buồn và chán nản, những điều đơn giản như ăn uống trở thành một suy nghĩ và việc ngủ có thể trở nên khó khăn. Chăm sóc bản thân và sức khỏe của bạn sẽ giúp quá trình phục hồi.

Không đưa ra bất kì quyết định quan trọng nào

Đau buồn có thể làm lu mờ khả năng ra quyết định.[4] Cố gắng trì hoãn đưa ra bất kỳ một quyết định lớn nào trong một khoảng thời gian hoặc nhận thêm sự trợ giúp từ gia đình và bạn bè thân thiết.

Điều quan trọng là phải chữa lành sau một mất mát để bạn có thể tiếp tục với cuộc sống. Không có khoảng thời gian định sẵn cho đau buồn, nhưng nếu bạn cảm thấy nỗi đau của mình không tốt hơn và bạn không thể chấp nhận mất mát, đã đến lúc tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp hơn.

Nguồn ảnh bìa: Stocksnap từ stocksnap.io

Tài liệu tham khảo