4 tháng trước
Sự Lo Âu Trong Mối Quan Hệ : Lý Do Vì Sao Bạn Không Có Mối Quan Hệ Hạnh Phúc
535

6665
Lượt xem
54
Lượt chia sẻ
6
Lượt bình luận

Sự lo âu về mối quan hệ có thể là điều bạn đang đương đầu và đấu tranh, nhưng rất có thể bạn không biết nhiều về nó. Đó là một loại lo lắng có được trong một mối quan hệ lành mạnh và như ý với một người khác.

Nếu bạn cảm thấy lo lắng về mối quan hệ, thì điều quan trọng là bạn phải nhận thức được điều đó. Nếu bạn không tự nhận thức được, bạn sẽ thất bại trong việc cam kết với một ai đó và các mối quan hệ của bạn sẽ không kéo dài được bao lâu.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét lý do tại sao việc lo âu trong mối quan hệ lại xảy ra và làm cách nào để bạn có thể bắt đầu giải quyết vấn đề này. Bạn có trách nhiệm đối đầu với sự lo âu của bản thân để đảm bảo rằng bạn không bắt đầu xây dựng một tổ ấm dựa trên những cảm xúc tiêu cực như sự sợ hãi.

Nếu cha mẹ của một người nào đó không mang đến tình yêu và sự chăm sóc mà họ cần khi họ còn là một đứa trẻ, thì họ sẽ lớn lên với tâm lý rối loạn và không an toàn.

Hơn nữa, nếu cả cha mẹ​​​​​​​ cùng đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm lý của chính họ và không thể đáp ứng nhu cầu của con cái, thì những đứa trẻ này đã có niềm tin sai lầm rằng chúng không được quan tâm, ủng hộ và chăm sóc.

Ngoài việc cảm thấy không xứng đáng và không an toàn, chúng cũng có thể đấu tranh với những người có sự tin tưởng. Họ trưởng thành trong sự phòng bị người khác sẽ làm tổn thương chúng hoặc phá vỡ ranh giới của chúng giống như cha mẹ chúng đã từng.

Nếu những người này né tránh xung đột và tạo ra khoảng cách bản thân với người mình yêu trong khi đáng lẽ là họ nên thân mật, thì họ có thể đang tồn tại nỗi lo lắng trong một mối quan hệ.

Biểu hiện lo lắng này biểu thị qua các hành vi gắn bó. Theo Lisa Firestone, PH.D, có 4 loại hành vi gắn bó​​​​​​​.[1]

Nhận biết một số điều về hành vi gắn bó có thể làm sáng tỏ nỗi sợ hãi và ám ảnh về mối quan hệ của bạn. Dưới đây là ma trận các kiểu gắn bó được minh họa bằng Riskology:[2]

Chúng ta hãy xem xét từng kiểu gắn bó một cách chi tiết:

Những người mà cảm thấy an toàn và thoải mái với mẹ của họ khi họ còn là đứa trẻ thì sẽ có sự gắn bó an toàn với những người khác. Những yêu cầu của họ được đáp ứng ngay khi họ bày tỏ. Họ cảm thấy được sự nhìn nhận từ cha mẹ cho sự trưởng thành của họ. Sự công nhận này tạo thành sự an toàn và thoải mái bên trong họ về việc họ là ai.

Trong những mối quan hệ lãng mạn, họ cảm thấy an toàn và tin tưởng một người khác ở đó vì họ tại thời điểm họ cần. Họ thừa nhận tính cá nhân và độc lập của người bạn đời, nhưng đồng thời, cũng có thể nói rằng "Tôi cần bạn đón tôi từ nơi làm việc" hoặc "tôi cảm rất buồn với con mèo đã chết của bạn. Điều đó gợi cho tôi nhớ về con chó​​​​​​​ tôi đã nuôi lớn bị ốm. Tôi nhớ nó rất nhiều."

Trong trường hợp này, mọi người được hiểu để tin rằng những nhu cầu của họ khi còn là một đứa trẻ không quan trọng. Có lẽ, bất cứ khi nào họ tức giận hoặc bị tổn thương, người mẹ của họ sẽ rời xa họ thay vì an ủi họ.[3]

Điều này khiến cho họ không cảm thấy an tâm trong quá trình trưởng thành. Họ chưa từng được chỉ cách làm thế nào để đối phó với những cảm xúc, điều đã ném họ vào vòng quay tranh đấu hoặc trốn chạy. Khi họ được dạy rằng cảm xúc không phải là vấn đề, họ trở nên sợ hãi chúng.

Vì vậy, khi những người này bị tấn công bởi sự giận dữ và họ không biết cách nào để giải thích điều đó hoặc truyền đạt nó với người khác, thì họ cảm thấy ngột ngạt vì nó. Điều đó dẫn đến một cảm giác lo lắng bao phủ tâm trí khi nghĩ rằng họ đang cố thoát ra khỏi một cảm xúc rất nguy hiểm.

Một người có xu hướng tránh né có thể bị giới hạn cảm xúc. Người thuộc thể loại này phủ nhận tầm quan trọng của những người thân yêu và khiến họ cảm thấy không được yêu thương bằng cách phớt lờ họ.

Họ cũng gạt bỏ những xung đột giống như điều này không cần thiết cho sự phát triển mối quan hệ.[4]

Những người có xu hướng sợ hãi tránh né bị mắc kẹt bởi những cảm xúc mơ hồ: họ khao khát tình yêu và sự chú ý từ đối phương nhưng sợ​​​​​​​ để anh ấy/cô ấy đến quá gần.

Họ chắc chắn muốn ở bên người bạn đời của họ nhưng họ lại sợ đến quá gần để có sự thân mật tận đáy lòng. Họ nghĩ rằng sự thật lòng này sẽ đốt cháy họ và cuối cùng họ thất vọng và bị tổn thương. Họ cố gắng tránh sự thất vọng này bằng cách chạy trốn khỏi người họ yêu. Việc tránh né cảm xúc, suy nghĩ và vấn đề về mối quan hệ là những gì họ làm.

Nếu bạn là loại người này, thì bạn không hề đơn độc. Đôi khi tôi cũng sợ sự gắn bó với mọi người, đặc biệt là đàn ông. Ý tưởng rằng tôi sẽ thất vọng bởi​​​​​​​ họ như mẹ tôi làm tôi thất vọng thật đau lòng. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng có nhiều cách để loại bỏ những cảm xúc này.

Ngay cả khi bạn thất vọng về một ai đó bạn yêu và tin tưởng, bạn vẫn có thể vượt qua điều này. Nó không phải là tận cùng của thế giới nếu người đó làm bạn tổn thương. Bạn vẫn sẽ sống tốt thôi!

Bạn có thể làm theo những lời khuyên dưới đây để cải thiện các mối quan hệ và thậm chí nuôi dưỡng chúng trở nên tốt đẹp và mỹ mãn.

1. Nhận biết rằng bạn đang có một vấn đề

Bạn có mối quan hệ lo lắng và bằng cách nhận thức thực tế này, bạn sẽ loại bỏ sự nhầm lẫn mà bạn đã mang theo trong nhiều năm. Bạn sẽ không còn tự hỏi "Vì sao tôi lại rất tệ trong các mối quan hệ?" nữa.

2. Tìm ra kiểu gắn bó của bạn là gì

Nếu bạn là một người sợ hãi tránh né, thì bạn có thể nên nghĩ ra cách đối mặt với mối quan hệ sợ hãi của bạn.

Trở lại tâm trí về thời thơ ấu của bạn và nhớ lại mối quan hệ của bạn và mẹ như thế nào. Bạn có hào hứng khi ở cạnh bà ấy không? Bạn đã chơi rất nhiều với bà ấy chứ? Bà ấy có quan tâm bạn khi bạn giận dữ, sợ hãi hoặc buồn hoặc phạt bạn khi bạn thể hiện những cảm xúc tự nhiên của con người không? Hãy giữ quyển nhật ký để ghi lại những kỷ niệm này.

3. Thử thách bản thân

Nếu bạn đủ can đảm, hãy thử thách những kiểu gắn bó của bạn bằng cách tìm kiếm những người bạn đời và những người bạn lành mạnh về cảm xúc.

Đi đến nơi những người này thường đi và cố gắng kết nối với họ. Bạn có thể làm được điều đó phải không? Vì sao có thể? Vì sao không? Bạn cảm thấy như thế nào trong suốt thử thách này?

4. Thực hành chánh niệm

Khi bạn có mối quan hệ lo âu, bạn chuyển sự tập trung từ cơ thể, nhu cầu và cảm xúc của bạn đến nhu cầu, suy nghĩ và cảm xúc của đối phương. Bạn lo lắng về những gì anh ấy/cô ấy nghĩ về bạn hoặc bạn có thể cố gắng không làm họ buồn và vì thế họ sẽ không rời bỏ bạn vì một người khác.

Thay vì sự đồng hành, hãy dành thời gian cho bản thân để trở nên độc lập. Tìm ra các nhóm hỗ trợ giải quyết với những hành vi không lành mạnh như phụ thuộc (nếu bạn có mối quan hệ lo âu, bạn có khả năng là một người phụ thuộc)[5] và độc hại hoặc những mối quan hệ ái kỷ.[6]

Học cách thực tập chánh niệm từ hướng dẫn này: Hướng dẫn cơ bản về chánh niệm cho người mới bắt đầu

5. Tạo thói quen tự hỏi bản thân hàng ngày "Hôm nay tôi cảm thấy như thế nào?"

Bạn đang giận dữ, bị kích thích hay buồn bã về một sự việc hiện tại trong cuộc sống của bạn? Nếu bạn đang ở trong mối quan hệ độc hại, thì hãy yêu cầu bản thân bạn làm như thế nào để cơ thể phản ứng điều đó với đối phương của bạn? Trực giác của bạn đang nói gì về anh ấy/cô ấy? Bạn có hạnh phúc với anh ấy không? Bạn cảm thấy tốt hơn nếu bạn ở một mình chứ?

Sử dụng nhật kí để đánh dấu những cảm xúc của bạn và xây dựng mối quan hệ tích cực hơn với quan điểm của bạn. Bạn có thể kết hợp thiền trong lịch trình hàng ngày của để tạo cảm giác thoải mái hơn với những cảm xúc khó khăn.

6. Thậm chí tốt hơn khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhà trị liệu

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhà trị liệu, người có kinh nghiệm trong các mối quan hệ gia đình và tổn thương. Anh ấy/cô ấy sẽ biết cách tốt nhất để điều chỉnh mọi thứ cho dù bạn đang ở đâu.

Không dễ để đối mặt với nỗi lo sợ trong mối quan hệ mỗi khi bạn hẹn hò với một người mới. Nhưng nên biết rằng bạn đã học sự lo âu này từ những kết nối của bạn với bố mẹ hoặc người chăm sóc bạn sẽ làm cho ngực bạn cảm thấy nhẹ nhõm. Bạn có thể xoay chuyển cuộc sống của bạn bằng cách bắt đầu mối quan hệ lành mạnh với chính bản thân. Từ đó, bạn có thể có những mối quan hệ lành mạnh hơn, hạnh phúc hơn với những người khác.

Đừng e ngại để tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp đối với những lo lắng của bạn. Mọi người đều đấu tranh với những vấn đề cá nhân khi tiến tới những mối quan hệ. Tìm sự giúp đỡ là một dấu hiệu cho thấy bạn coi trọng những vấn đề của mình và muốn cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com

Tài Liệu Tham Khảo