3 tháng trước
Tại Sao Những Người "Kịch Tính" Không Thể Ngừng Thu Hút Sự Chú Ý
300

3544
Lượt xem
76
Lượt chia sẻ
14
Lượt bình luận

Bạn có nhận thấy có một số người luôn muốn tìm cách trở thành trung tâm của sự chú ý? Dù là ở nơi làm việc hay chỗ vui chơi, họ cư xử theo cách khiến họ nổi bật giữa đám đông.

Bạn sẽ gặp những người này thường xuyên. “Quý ông nực cười” mặc những bộ váy kì quặc và hành động lặp dị đến mức mọi người quay đầu nhìn khi anh ta xuống phố. "Quý cô tán tỉnh" với sức hấp dẫn mà đàn ông không thể cưỡng lại. Ngay cả phụ nữ cũng chú ý đến cách cô ấy di chuyển và giọng nói khó chịu của cô ấy. Nhưng đợi đã. Đó là mức độ chú ý bình thường hay tìm kiếm một cái gì đó nhiều hơn?

Việc tìm kiếm sự chú ý từ các cá nhân có thể bị ảnh hưởng từ chứng "Rối loạn Nhân cách Kịch tích"

Mặc dù chắc chắn bạn đã quen thuộc với những người khao khát sự chú ý nhưng bạn có thể không nhận thức được rằng họ có thể mắc một chứng bệnh tâm thần được gọi là Rối loạn nhân cách kịch tích (HPD).[1] Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ định nghĩa HPD là một rối loạn nhân cách đặc trưng bởi các hành vi và cảm xúc tìm kiếm sự chú ý quá mức.[2]

Nếu từ "kịch tích" là từ mới đối với bạn thì ở đây cách mà Merriam-Webster[3] định nghĩa nó là: bị ảnh hưởng có chủ ý, quá kịch tính hoặc cảm xúc, màu mè.

Hãy nghĩ về những người tham gia truyền hình thực tế. Họ hiển thị các đặc điểm thường xuyên được liệt kê ở trên. Trong hầu hết các trường hợp, rõ ràng những người tham gia là những người tìm kiếm sự chú ý rất lớn.

Làm thế nào để xác định được những người mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính

Bây giờ chúng ta hãy xem làm thế nào để nhanh chóng phát hiện ra những người bị HPD. Họ có thể biểu hiện một số hoặc tất cả các triệu chứng dưới đây.

  • Cảm xúc mãnh liệt, không ổn định
  • Hành vi tán tỉnh hoặc quyến rũ không thích hợp
  • Cần liên tục để đảm bảo và thuyết phục 
  • Thói quen dễ chán
  • Quá quan tâm đến ngoại hình
  • Vấn đề duy trì mối quan hệ
  • Không thoải mái trong những tình huống mà họ không trở thành trung tâm của sự chú ý

Đôi khi điều quan trọng là rõ ràng tất cả chúng ta đều có thể mắc phải các triệu chứng nêu trên. Tuy nhiên các cá nhân bị HPD có xu hướng biểu hiện các triệu chứng này không ngừng.

Nguyên nhân của chứng rối loạn nhân cách kịch tính

Các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần đã tiết lộ một số nguyên nhân có thể gây ra HPD:

  • Phản ứng dây não đối với chấn thương phát triển sớm do bị bỏ bê
  • Di truyền
  • Các yếu tố môi trường như thiếu sự dạy bảo khi lớn lên

Tại sao nhận biết chứng rối loạn nhân cách kịch tính là cần thiết

Cho dù là đồng nghiệp, bạn bè hay người thân, điều quan trọng là bạn nhận ra ai đó bị HPD. Khi làm như vậy, bạn có thể giúp mối quan hệ của bạn với họ và làm cho cả cuộc sống của bạn hạnh phúc hơn. 

Ví dụ, hãy tưởng tượng ông chủ của bạn bị HPD. Ông ấy hoặc cô ấy có sự thay đổi tâm trạng khủng khiếp và đặc biệt khó chịu khi một lỗi nhỏ từ phía bạn cũng có vẻ là một thảm hoạ lớn. Họ cũng thiếu khả năng tập trung vào công việc hằng ngày vì vậy họ thường giao việc cho bạn xử lý. Nếu bạn không biết ông ấy hoặc cô ấy bị HPD, bạn có thể bị sếp làm phát điên! Tuy nhiên một khi bạn nhận thức được chứng rối loạn nhân cách này, bạn có thể học cách điều chỉnh và đối phó với những hành vi lạ.

5 cách hàng đầu để đối phó với người bị rối loạn nhân cách kịch tính

Bây giờ bạn đã học được HPD và cách nhận biết nó. Hãy nhận xét bài viết này bằng cách xem xét 5 cách tốt nhất để đối phó với những người bị HPD:

  1. Giữ bình tĩnh khi tương tác với họ. Những người bị HPD có thể dễ dàng trở nên kích động. Bằng cách bình tĩnh, bạn sẽ giúp giảm bớt mọi hành vi hoặc cảm xúc vượt quá giới hạn của họ.
  2. Giữ khoảng cách. Dù ngồi hay đứng, điều quan trọng là giữ khoảng cách hợp lí (ví dụ 3 hoặc 4 feet) từ những người bị HPD. Điều này là do những người bị HPD thường có ranh giới khó hiểu. Nếu bạn đến quá gần, họ có thể có thể có những hành động không phù hợp với bạn.
  3. Nghi vấn hành vi của họ. Để phương pháp này thành công, bạn chỉ cần đặt câu hỏi cho hành vi của họ một cách nhẹ nhàng, thân thiện. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy quần áo kì dị của họ không phù hợp cho một sự kiện trang trọng như đám tang thì đây là thời điểm tốt để đặt câu hỏi cho họ. Bạn có thể diễn đạt nó theo cách này: "Quần áo của bạn thật tuyệt vời, nhưng bạn không nghĩ một cái gì đó đơn giản sẽ phù hợp với đám tang hơn đúng không?"
  4. Đề nghị họ tập ngồi thiền hoặc yoga. Thiền định và yoga được biết đến với vai trò làm giảm căng thẳng và giữ sự bình tĩnh. Đây là những điểm tích cực đặc biệt có lợi cho người bị HPD. Nếu bạn đã từng thực hiện ngồi thiền hay tập yoga vậy thì tại sao không đề nghị người bị HPD đến lớp học hai môn này?
  5. Đề nghị họ tìm cách điều trị từ một nhà trị liệu sức khỏe tâm thần.[4] Nếu việc tương tác với một người mắc bệnh HPD đang chứng minh quá nhiều cho bạn thấy thì chắc chắn nên đề nghị họ tìm kiếm một sự tư vấn chuyên nghiệp. Một nhà trị liệu sức khỏe tâm thần chuyên nghiệp có thể sẽ giúp những người bị HPD kiểm soát các triệu chứng. Tìm kiếm sự chú ý quá mức là một dấu hiệu cảnh báo rằng ai đó đang mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính. Bằng cách tìm hiểu các triệu chứng liên quan đến rối loạn nhân cách kịch tính, bạn có thể nhanh chóng xác định các cá nhân bị ảnh hưởng. Khi nhận ra ai đó mắc chứng rối loạn này, bạ có thể thực hiện các bước được đề xuất ở trên để giúp họ và giúp cả chính bạn. 

Tài liệu tham khảo

[1]^Hướng dẫn MSD: Rối loạn nhân cách kịch tính
[2]^Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ: Rối loạn nhân cách là gì
[3]^Merriam-Webster: Kịch tính
[4]^Trị liệu đúng đắn: Tìm nhà trị liệu thích hợp