3 tháng trước
Thiếu Lòng Tin: Tại Sao Lại Khó Có Thể Tin Tưởng Ai Đó Và Cách Để Lấy Lại Niềm Tin
323

6286
Lượt xem
84
Lượt chia sẻ
13
Lượt bình luận

Không tin một ai cả. Điều này nghe có vẻ như là có lợi cho một cuộc sống hạnh phúc lại hơi phản tác dụng, gây ra những vấn đề không cần thiết. Việc thiếu lòng tin có thể dẫn đến vô số vấn đề, tính cả việc không thể duy trì được các mối quan hệ. Nhưng nếu ta đặt lòng tin quá nhiều, bản thân sẽ trở nên yếu đuối, từ đó sẽ dễ bị thất vọng hơn.

Khái niệm của lòng tin: niềm tin vững chắc vào độ an toàn, sự thật, khả năng hoặc sức mạnh của một thứ gì đó hay ai đó; là một chút lạ lẫm khi bí mật giấu kín trở thành chuẩn mực. Nhưng trên thực tế, nếu chúng ta quá cảnh giác, lo sợ bị tổn thương, ta sẽ tự đọa đày chính mình đắm chìm trong sự cô độc cùng với nỗi cô đơn vô hạn.

Trong cuộc sống, khái niệm của lòng tin được phát triển từ rất sớm, để các vấn đề phát triển khác ở phía sau

Trong suốt giai đoạn sơ sinh và chập chững biết đi, chúng ta đánh giá cảm xúc của mình và nắm bắt một chút động lực học. Khái niệm của lòng tin là một trong những điều đầu tiên được xây dựng nên. Sự thiếu lòng tin thường tiến triển từ sớm như là sự ảnh hưởng trực tiếp của sự xuất hiện hay thiếu vắng lòng tin từ thời thơ ấu.[1]


Những đứa trẻ mà không được nhận sự quan tâm thường xuyên, sự nuôi dưỡng, âu yếm, kỷ luật thích đáng hay sự tuyên dương trong suốt những giai đoạn phát triển sẽ có khả năng hình thành nhiều vấn đề về sau này; và có thể phải cố gắng duy trì các mối quan hệ. Điều này đúng hơn đối với những đứa trẻ phải tiếp xúc với môi trường bị lạm dụng, vì thế giới quan của chúng về những điều bình thường trong các mối quan hệ đã trở nên lệch lạc vĩnh viễn.

Sự thiếu lòng tin có thể bộc lộ trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời vì rất nhiều lý do

Sự thiếu lòng tin không chỉ liên quan đến những trải nghiệm của tuổi thơ, nó còn có thể phát triển trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời.[2]

Tuổi vị thành niên là một cột mốc khác để thử và thay đổi trải nghiệm. Các bạn học sinh bị bắt nạt hay bị chế giễu ở trường hoặc ở nhà có thể sẽ hay ngờ vực bạn bè, vì lòng tự tôn của chúng bị ảnh hưởng sẽ đóng vai trò lớn tới khả năng chúng đặt lòng tin vào người khác.

Những câu chuyện đau thương trong cuộc sống, bao gồm tuổi trưởng thành có thể ngăn cản sự tin tưởng vào một điều gì đó. Những sự việc có thể xảy ra như trộm cắp, ốm đau, hay sự ra đi của người thân yêu. Họ sẽ bị vỡ mộng, và phải chấp nhận những cảm xúc như mất kiểm soát, bị bỏ rơi, mất an toàn. Ở phạm vi nghiêm trọng hơn, những trải nghiệm như xâm phạm tình dục hay hiếp dâm có thể khiến nạn nhân bị mất niềm tin trầm trọng.


Những điều phổ biến nhất về việc thiếu lòng tin, hay các vấn đề trong các mối quan hệ, có thể tiến triển bất cứ lúc nào.

Những điều này có thể được bộc lộ trong một mối quan hệ lành mạnh, bắt nguồn từ trải nghiệm tuổi thơ mà không được giải quyết rõ ràng. Nhưng những người trải qua mối quan hệ "kiểu này" thường bị sốc và phải thay đổi cái cách họ nhìn nhận không rõ ràng về chính họ và các mối quan hệ. Những người bị lừa dối có khả năng đưa những điều này vào các mối quan hệ trong tương lai mà không tin tưởng một ai, và nếu họ không trả lời tin nhắn của bạn trong 5 giây, chắc chắn họ đang lừa dối bạn.


Trong văn hóa hook up (mối quan hệ chóng vánh, buông thả, nghiêng về tình dục) như hiện nay, thật khó để có thể tạm tin vào người khác. Với ảo tưởng về sự đa dạng và đáng yêu được tạo ra bởi các phương tiện truyền thông; hay sự gia tăng của "kẻ thứ ba" hay "bạn tình", không còn nhiều người muốn một mối quan hệ ý nghĩa và lâu dài nữa.

Điều này có thể khiến bạn bất ngờ, nhưng kẻ hay lừa dối trong một mối quan hệ thường là người không có sự tin tưởng thực sự vào mối quan hệ đó. Có rất ít lý do khiến người ta lừa dối, một vài lý do có thể chấp nhận được, nhưng không một lý do nào là ngoại lệ cả.[3]

Nhưng người ta thường có xu hướng lừa dối đối phương khi họ cảm thấy không an toàn, như kiểu họ không còn "sở hữu mối quan hệ" này nữa, hoặc là họ ngờ vực đối phương đang trở nên tốt hơn họ. Để tránh bị trở thành người bị phản bội, họ lại lừa gạt đối phương để bản thân ở trong thế kiểm soát, chủ động hơn.

Có mối liên hệ trực tiếp giữa sự thiếu tin tưởng và sức khỏe tâm thần

Có lẽ một trong những vấn đề về thiếu niềm tin bi thương nhất đó là do rối loạn căng thẳng sau chấn thương, do những chấn động lớn trong quá khứ gây ra. Nhiều người đã phải trải qua chiến tranh và vẫn lưu giữ những ký ức đau thương từ chiến trường. 

Nhiều người trong số những cựu chiến binh đó thấy rằng họ không được nhận sự hỗ trợ thích đáng từ chính phủ hay từ đồng đội sau những cống hiến, hy sinh của bản thân. Ký ức đau buồn thời chiến còn đọng lại trong những vị anh hùng đó chất chứa nhiều điều, niềm tin trở thành thứ "không đội trời chung".

Sự thiếu tin tưởng thường xảy ra cùng với vô số những vấn đề khác như bị bỏ rơi, làm xấu mặt, hay một trải nghiệm chấn thương vật lý. Những trận ốm là dấu hiệu có thể gây ra việc thiếu niềm tin.

Mặc dù lòng tin bị mất, nhưng bạn có thể lấy lại nó

Thật không may rằng không có một giải pháp nhanh chóng nào cho vấn đề này cả. Sự thiếu niềm tin đã ăn sâu vào trong tiềm thức, bắt nguồn từ những trải nghiệm đầu đời và trở thành một phần trong quá trình phát triển toàn diện của bạn. Nhưng điều đó không phải là dấu chấm hết. Nó vẫn có thể thay đổi được.

Liệu pháp tâm lý - cách trực tiếp và hiệu quả nhất

Tôi biêt đây nên là phương pháp chữa trị đầu tiên.

Dùng phương pháp trị liệu có thể tránh được một số dấu hiệu, như là bạn bị điên hay gì đó, không thể làm chủ được cuộc sống của mình. Nhưng sự thật là chẳng có dấu hiệu nào là đúng cả. Bạn chỉ bị tổn thương một chút, thậm chí bạn có thể nhận thức được điều gì gây ra những tổn thương đó. Bạn đang chiến đấu với những hậu quả của nó và bạn cần được nghỉ ngơi.

Trò chuyện với các nhà cố vấn, nhà trị liệu, nhà tâm lý học có thể có ích, vì bạn đã ngừng tự đào sâu tìm hiểu và tiết lộ về bản thân cũng như những ký ức được giữ kín. Điều này có ích cho cả cá nhân và các cặp đôi nếu sự thiếu tin tưởng xảy ra trong một mối quan hệ.

Giao tiếp - một mối quan hệ tốt cần sự hợp tác của cả hai

Chỉ vì người cũ làm điều có lỗi với bạn, không có nghĩa là ai cũng vậy.

Trò chuyện với họ. Nói rằng bạn đang cảm thấy như thế nào. Bạn có thể nghĩ rằng mình đang khá là tuyệt vọng và dễ phàn nàn, nhưng những điều đó lại được chấp nhận hơn là tính đa nghi, không cảm thấy an toàn, hay buộc lỗi và bực bội, hay phật ý. Nói cho đối phương biết tại sao bạn lại có những cảm xúc đó. Nếu họ sẵn sàng cùng bạn giải quyết và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, họ là người biết trân trọng bạn.

Còn nếu họ mặc kệ những mối bận tâm của bạn, và bạn phải tự mình vượt qua, thì bạn đang lún sâu vào những bế tắc không thấy lối ra đấy.

Bước tiếp - đôi khi chấp nhận từ bỏ tốt hơn cố níu giữ lại

Đôi khi bạn không thể nghĩ được như vậy. Có những khi bạn phải rút ra bài học từ những trải nghiệm đã qua, và mặc dù họ khiến bạn đôi chút mệt mỏi, nhưng họ cũng khiến trực giác bạn nhạy bén hơn. Có lẽ sự thiếu niềm tin khiến bạn hay hoài nghi, nhưng bù lại bạn có óc quan sát hơn. Dù cho sự cam chịu của bạn có xuất phát từ một nơi thực nào hay không, bạn phải cân nhắc niềm hạnh phúc của mình với sự hài lòng hợp lý.

Nếu tâm trí bạn lúc nào cũng quay cuồng, cố gắng phán đoán xem liệu đối phương có nói thật hay không, thì đã đến lúc nên chấm dứt. Sau cùng thì cũng phải thuận theo tự nhiên, không thì bạn sẽ mãi bế tắc trong vòng xoáy đó.

Bạn xứng đáng được hạnh phúc, rồi bạn cũng sẽ tìm được một người mà khiến bạn không phải nghi ngờ từ những điều nhỏ nhất.

Nguồn ảnh bìa: Stocksnap từ stocksnap.io

Tài liệu tham khảo