4 tuần trước
4 Cách Để Nhận Diện Một Kẻ Bắt Nạt Cảm Xúc

1417
Lượt xem
40
Lượt chia sẻ
5
Lượt bình luận

Bạn có từng bị bắt nạt về cảm xúc chưa? Hoặc bạn có đang bị bắt nạt về cảm xúc không? Bạn có phải là một kẻ bắt nạt về cảm xúc? Nếu vậy thì hành vi đó bắt nguồn từ đâu? Nó nằm trong DNA của bạn à?

Một vài người bị bắt nạt bởi những thành viên trong gia đình, những người được gọi là bạn bè, hoặc đồng nghiệp. Việc xác định hành vi như thế đến từ đâu là rất quan trọng, nó có thể là hoàn cảnh xung quanh, gia đình, môi trường hoặc từ kinh nghiệm sống. Việc bắt nạt về cảm xúc không chỉ ảnh hưởng đến trẻ em như hầu hết mọi người đều nghĩ, mà còn ảnh hưởng đến cả người lớn nữa. Sự thật là, hầu hết người trưởng thành hoặc là kẻ bắt nạt về cảm xúc hoặc từng phải chịu cảnh bị bắt nạt về cảm xúc tại một thời điểm nào đó. Những ví dụ về việc bị bắt nạt về cảm xúc bao gồm nói xấu sau lưng người khác, lan truyền tin đồn, và ngồi lê đôi mách. Một kẻ bắt nạt về cảm xúc sẽ cố gắng ép buộc một ai đó làm những gì mà hắn muốn bằng cách làm người đó đau khổ về mặt cảm xúc.

Thông điệp chính của bài viết này là để giúp bạn xác định được liệu bạn có đang bị bắt nạt về cảm xúc hay bạn chính là kẻ bắt nạt. Việc có khả năng xác định được điều này sẽ giúp bạn đồng điệu với chính con người thực của mình. Bản chất thực sự của bạn. Không phải là bạn, người mà những người khác nhìn thấy ở bên ngoài mà là phần lõi ở bên trong bạn. Việc biết những ảnh hưởng của chuyện bị bắt nạt và cách để bắt đầu ngọn lửa khao khát tạo nên những khác biệt cho cuộc sống và những mối quan hệ của bạn là rất quan trọng.

Đây là bốn cách để xác định liệu bạn có phải là một kẻ bắt nạt về cảm xúc hay là một nạn nhân của việc bắt nạt về cảm xúc:

1. Sự thao túng

Bạn có thường thấy bản thân trong tình huống mà bạn cảm thấy như thể bạn đang bị hăm dọa buộc phải làm một điều gì đó mà bạn không thực sự muốn làm hay không? Nhưng bạn lại thấy thật khó để từ chối.

Hãy xem xét viễn cảnh này: Bạn đời của bạn giận dỗi mỗi khi không có được cái họ muốn - đó là một bi kịch, cho đến khi cuối cùng bạn phải đầu hàng và làm những gì mà họ muốn. Nghe có quen không nào?

Kết quả là gì: Bạn dần mất đi lòng tự trọng và cảm thấy bất mãn, buồn, và cô đơn.

2. Những kỳ vọng vô lý

Trong đời có thể có những người đặt nhiều kỳ vọng cao ở bạn. Đây có thể là một điều tốt - thậm chí đó còn là một sự thúc đẩy. Tuy nhiên, khi những mong đợi trở nên quá đáng, rằng không có gì bạn từng làm là đủ tốt, vậy thì có lẽ là bạn đang bị bắt nạt về cảm xúc rồi đấy.

Kết quả là gì: Bạn liên tục cảm thấy bị chỉ trích, vô dụng và bất lục. Cuối cùng thì, bạn cảm thấy kinh khủng và thất bại bởi lẽ bạn đang trong một tình huống không bao giờ có chiến thắng.

3. Trò chơi đổ lỗi

Một kẻ bắt nạt thường sẽ đổ lỗi cho bất kỳ ai trừ bản thân họ cho những vấn đề xảy ra. Họ đổ lỗi cho bạn về những vấn đề của họ, những khó khăn trong cuộc sống, hoặc những bất hạnh. Kiểu bắt nạt về cảm xúc giống như thế này liên quan đến việc kẻ bắt nạt đang đùa giỡn với nạn nhân và cố gắng chuyển hướng qua đổ lỗi cho bạn (mục tiêu) hơn là nhận lấy trách nhiệm về bản thân cho những hành động của họ.

Kết quả là gì: Bạn bắt đầu tự tra hỏi bản thân và nhân cách của mình như là một con người thực sự. Bạn bắt đầu thấy những khuyết điểm trong đạo đức và những giá trị của bản thân.

4. Bệnh dịch thầm lặng

Khi tôi nói đến bệnh dịch thầm lặng, tôi đang ám chỉ những người bị bắt nạt về cảm xúc tại chỗ làm việc mà không nói ra một lời. Tất cả chúng ta đều có những ngày tồi tệ và có thể thể hiện qua sự cộc cằn trong công việc hoặc trong tâm trạng không tốt. Một đồng nghiệp hoặc chủ của bạn thậm chí còn có thể nạt nộ vào mặt bạn. 

Cách dễ nhất để xác định liệu bạn có đang phải đối mặt với việc bị bắt nạt về cảm xúc hay không chính là chú ý xem một thái độ ứng xử có phải là một cái gì đó lặp đi lặp lại nhiều lần hay không. Phong cách của việc bắt nạt tại chỗ làm việc thường khác nhau giữa nam và nữ. Phụ nữ nhìn chung thường tế nhị hơn đàn ông. Phụ nữ giỏi hơn trong việc đọc cảm xúc của người khác, vì vậy họ rất giỏi đào bới từng chút một mà phần lớn đàn ông thậm chí còn không nhận thức được: một cái liếc giận dữ, hay một cái xoay người đi và nói chuyện với một ai khác.

Bây giờ thì bạn đã biết cách để xác định. Vậy còn cách đối phó với nó? Tự hiểu rõ về bản thân, tìm lý do chính đáng, sự chấp nhận chính là chìa khóa.