1 tuần trước
Quan Hệ Tình Cảm Giữa Người ENFP Với Từng Tính Cách Meyers Briggs Khác Ra Sao?
1527

24.7K
Lượt xem
180
Lượt chia sẻ
38
Lượt bình luận

Khi nói đến hẹn hò và quan hệ tình cảm, chúng ta đều muốn tìm một người được coi là "mảnh ghép hoàn hảo nhất" của mình: một người đáp ứng được hầu hết những tiêu chí về sự hòa hợp, hiểu những thói quen kỳ quặc của chúng ta và bổ sung cho tính cách của chúng ta. Có một cách để bạn kiểm tra mức độ phù hợp là Trắc nghiệm Tính cách Myers-Briggs.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét một trong các loại tính cách: tìm hiểu đời sống các mối quan hệ của người có tính cách ENFP (sau đây sẽ được gọi là ENFP). Người có tính cách ENFP phù hợp với những ai, và họ nên chăm chút cho các mối quan hệ của mình như thế nào?

Trắc nghiệm Tính cách Myers-Briggs là phương pháp đánh giá dựa trên giả thiết cho rằng có những thái độ và chức năng nhận thức khác nhau.[1] Thái độ xác định thế giới nơi mà những quan tâm có ý thức và năng lượng của bạn hướng vào. Hiện tượng này được dựa trên nghiên cứu phân loại các kiểu tính cách của Jung.

Bảng phân loại tính cách của Jung được dựa trên hai xu hướng tính cách tự nhiên (hướng nội - introversion và hướng ngoại - extroversion) và bốn chức năng nhận thức được chia thành chức năng cảm tính (trực giác - intuition và tình cảm - feeling) và chức năng lý tính (nguyên tắc - judging và linh hoạt: perceiving).

Bảng Phân loại Tính cách Myers-Briggs giúp bạn đánh giá và thấu hiểu bản thân mình: bạn là ai, bạn tương tác với người khác ra sao, bạn ra quyết định như thế nào, và những sở thích trong tâm lý của bạn khi hẹn hò.[2]

Ví dụ, bạn có thể sử dụng Bảng Phân loại Tính cách Mayers-Briggs để giúp mình tìm ra sợi dây liên hệ giữa những người yêu cũ và những người bạn say nắng. Từ đó, bạn sẽ khám phá ra kiểu tính cách của một nửa còn lại, người mà bạn sẽ gắn bó cả cuộc đời.

ENFP chiếm 8% dân số thế giới. Những người ENFP độc lập, giàu năng lượng và nhân ái. Họ là những đối tác quyến rũ, và họ sẵn sàng thể hiện sự đáng tin cậy và lòng thành tâm của mình. Họ thực sự quan tâm đến người bạn đời và rất nhạy cảm với những nhu cầu của nửa kia.[3]

Những người ENFP nổi tiếng bao gồm:

  • Diễn viên Sandra Bullock
  • Nhà văn Oscar Wilde
  • Đạo diễn, họa sĩ Walt Disney
  • Diễn viên Keira Knightley
  • Diễn viên Daniel Radcliffe
  • Tổng thống Fidel Castro
  • Nhà văn Mark Twain
  • Nhà văn Salman Rushdle
  • Nữ MC, diễn viên Ellen Degeneres
  • Diễn viên Jeniffer Anniston
  • Diễn viên Sharon Stone

Dưới đây là một số đặc điểm chính của ENFP:

1. Họ khó đoán trước

Những người ENFP luôn làm theo cảm hứng của họ bất kể nó dẫn họ tới đâu.[4] Họ thích thú với việc thỏa mãn những khía cạnh tưởng tượng và hăng say trong con người mình. ENFP luôn muốn khám phá mọi ý tưởng có thể nảy ra trong đầu họ.

Không gì làm ENFP chán ghét hơn là cảm giác bị trói chân, và họ sẽ luôn ưu tiên cho công việc phát triển cá nhân của mình.

Người bạn đời lý tưởng cho ENFP là người làm cho ENFP dấn thân vào các suy nghĩ và ý tưởng mới, đồng thời để họ đối diện với những tình huống mang tính thử thách. Nếu không, thì ENFP sẽ bắt đầu tự hỏi liệu họ có nên dành thời gian với một ai đó khác hay không.

2. Họ giỏi giao tiếp

Đặc điểm nổi bật của ENFP là giao tiếp cực tốt. Họ đáp ứng cảm xúc của người bạn đời và giải quyết vấn đề theo hướng xây dựng do họ có khả năng thấu hiểu những người xung quanh.

3. Họ ghét xung đột

Đối với ENFP, việc giải quyết sự xung đột làm cho mọi người hạnh phúc.[5]

Ngay cả trong một tình huống khó khăn, thì những người ENFP luôn nhìn xa hơn những gì hiển hiện trước mắt và thấy được những khả năng khác. Họ có sự đồng cảm sâu sắc và thấy khó mà trừng phạt người khác được.

Đối tượng phù hợp với ENFP là người có khả năng linh hoạt. Sự cứng rắn và nghiêm ngặt trong lịch trình của người bạn đời ENFP sẽ là nguyên nhân dẫn đến một mối quan hệ thất bại.

Để mối quan hệ có thể duy trì, thì nửa kia của ENFP phải đủ thoải mái để du lịch và thử những sở thích mới. Mặt tốt là do ENFP thích làm cho bạn đời mình hạnh phúc, nên những cố gắng và hy sinh của nửa kia sẽ được đền đáp.

Việc bị "đá" bởi một người ENFP sẽ rất hiếm so với một số tính cách khác. Họ sẽ tự hỏi liệu mình còn có thể tìm được người tuyệt vời như vậy nữa hay không. Trái lại, khi bị cự tuyệt, ENFP sẽ nhanh chóng phục hồi và tập trung vào những mục tiêu sáng lạn mới. Ôi, và họ sẽ bình phục rất nhanh chóng.

Kiểu tính cách phù hợp nhất cho ENFP là INTJ và INFJ.

Trong lúc hẹn hò và tiến tới hôn nhân, người ta thường bị thu hút bởi một đối tượng, người sẽ giỏi giang trong những lĩnh vực mà họ yếu kém. Do đó, ENFP sẽ có một mối quan hệ rất thành công với INTJ và INFJ.

Mối quan hệ giữa ENFP và INTJ:

ENFP và INTJ sẽ rất tâm đầu ý hợp và cuốn hút nhau một cách tự nhiên vì họ đều phát triển tốt trong một thế giới đầy ý tưởng.[6]

Với ENFP, cuộc đời đầy những khả năng và sự thú vị, đồng thời họ cũng sẽ có một lòng nhiệt tình dễ lây lan và cuốn hút INTJ vào.

ENFP cũng sẽ mở rộng tâm trí của INTJ đến với nhiều khả năng mà trước đây họ có thể chưa từng biết đến, trong khi INTJ sẽ là người kìm cương cho những ý tưởng và suy nghĩ của ENFP trở nên rõ ràng và tập trung vào việc đưa ý tưởng vào cuộc sống.

Do INTJ là người kín đáo và hướng nội, nên họ sẽ tìm thấy ở người ENFP tinh nghịch, cởi mở như là một đối tác thoải mái và thú vị.

Mối quan hệ giữa ENFP và INFJ:

ENFP và INFJ cũng sẽ tạo nên một mối quan hệ rất thành công. Các chuyên gia nói rằng cả ENFP lẫn INFJ đều là những người thiên về trực giác và rằng dù có những khác biệt căn bản, thì cả hai đều có những nét tính cách họ muốn ở người kia.[7]

Trong khi một mặt, INFJ muốn được thấu hiểu và được giúp đỡ để thoát ra khỏi vỏ ốc của mình, thì ENFP thực lòng muốn đáp ứng nhu cầu này của người bạn đời. Điều này sẽ tạo nên sự cân bằng tuyệt vời giữa hai người bạn đời.

Thêm vào đó, trong khi ENFP hướng ngoại thì INFJ lại suy xét nội tâm nhiều hơn, và họ biết cách giúp ENFP phát triển cảm xúc của mình. Thực tế, ENFP là đối tượng duy nhất đủ kiên nhẫn để thực sự hiểu INFJ.

Cả ENFP và INFJ đều không thích xung đột. Nên khi họ không thống nhất với nhau về bất kì điều gì, thì hiếm khi xung đột xảy ra vì họ cố gắng cùng tìm đến một giải pháp.

Những Kiểu Tính cách Myers-Briggs khác sẽ tạo nên một mối quan hệ tuyệt vời với ENFP bao gồm:

ESFJ: Những người ESFJ có thể trở nên cực kỳ bi quan và chán nản trong một số tình huống. Trong khi đó, ENFP lại cho thấy họ cực kỳ thấu hiểu và có khả năng nâng đỡ đắc lực.

ENFJ: Những người ENFJ cực kỳ nhạy cảm và thích trò chuyện về những chủ đề ý nghĩa. Giống với ENFP, họ có khả năng giao tiếp tuyệt vời và do đó chắc chắn ENFP sẽ thích đồng hành với họ.

INTP: Những người INTP là kiểu người suy nghĩ, họ thích các ý tưởng và giả thuyết. Mối quan hệ của họ với ENFP sẽ rất tốt đẹp vì ENFP có khuynh hướng tự nhiên hiểu người khác.

ENFP và INFP nồng nhiệt như nhau nhưng vẫn có những khác biệt đáng kể do cách họ cảm nhận thế giới xung quanh.

Mối quan hệ giữa ENFP và INFP:

Những người ENFP thích trò chuyện và có thể thả mình vào những cuộc chuyện trò không dứt. Mặt khác, INFP là những người trầm lặng và kín đáo, và họ thích lắng nghe. Điều này khiến cho 2 tính cách này trở thành một cặp đôi hoàn hảo.

Những người ENFP là những động vật xã hội. Họ thích làm người xung quanh vui. Còn những người INFP thì có xu hướng lùi lại phía sau. Họ sáng tạo và mang tinh thần nghệ sĩ, và do đó thu hút những người ENFP về phía mình.

Cả hai tính cách đều dựa trên trực giác, và họ có thể có những cuộc trò chuyện sâu sắc. ENFP và INFP có thể bày tỏ cảm xúc theo những cách độc đáo, điều này giúp duy trì cảm xúc cho mối quan hệ của họ.

Các Kiểu Tính cách Myers-Briggs khác có thể xây dựng một mối quan hệ tương đối lành mạnh với ENFP gồm:

ENTP: ENTP là những người tự tin và có thể hòa nhập với tất cả mọi người bằng một sự quyến rũ không lay chuyển. Do đó, họ sẽ là người bạn đời thích hợp với ENFP, những kẻ thích giao du rộng rãi.

ENTJ: Những người ENTJ có cách tiếp cận vấn đề logic và thích lập kế hoạch. Họ sẽ đem đến sự ngăn nắp cho cuộc sống của những người ENFP.

ISFP: Những người ISFP có thiên hướng hành động và tin vào việc làm hơn là ý tưởng. Họ sẽ phù hợp với những người ENFP do có thể giúp ENFP đạt được mục tiêu của mình.

ESFP: Giống với ENFP, những người ESFP thích trải nghiệm những điều mới và thường khá bốc đồng. Kết quả là, họ có thể hòa hợp với những người ENFP.

Trong tổng số tất cả những người ENFP, thì nữ nhiều hơn nam, với tỷ lệ là 2:1.

Những Kiểu Tính cách Myers-Briggs có thể khó lòng xây dựng một mối quan hệ có ý nghĩa với ENFP bao gồm ISTJ. Mối quan hệ ISTJ - ENFP không có bất kỳ sự tương đồng nào và có bốn sự khác biệt.[8]

Mối quan hệ giữa ENFP và ISTJ:

Những người ENFP có thể cảm thấy ISTJ quá trầm lặng và khó giao tiếp với họ. Mặt khác, ISTJ lại có thể thấy rằng ENFP quá ồn ào. Trong những tình huống xã hội, ISTJ có thể cảm thấy bị bỏ rơi và không được ENFP lắng nghe.

Những người ISTJ có thể thích có thời gian yên tĩnh ở nhà trong khi ENFP sẽ thích hướng vào những hoạt động xã hội có tính kích thích cao. Sự khác biệt này có thể là nguyên nhân bất hòa trong mối quan hệ.

Đôi khi, ENFP cũng có thể nhận thấy ISTJ quá kiểm soát, trong khi ISTJ thì thấy ENFP thiếu kế hoạch và rầy rà trong thời gian biểu.

Thêm vào đó, ISTJ tập trung hơn vào hiện tại trong khi ENFP thì tập trung vào tương lai. Điều này có thể khiến cặp đôi thiếu sự chia sẻ về mục tiêu và tương lai chung mà họ cùng hướng đến. Cuối cùng, cặp đôi này sẽ mất đi sự hòa hợp.

Các kiểu tính cách khác có thể khó duy trì một mối quan hệ với ENFP bao gồm:[9]

ISTP: ISTP là những người phân tích, thiên về thực hành và thực tế. Họ cũng không giỏi trong việc xử lý cảm xúc. Nên ENFP có thể thấy ISTP chẳng hấp dẫn tẹo nào.

ESTP: ESTP là những người hiện thực, họ không mấy nhiệt tình với những vấn đề cảm xúc. Do đó họ cũng sẽ không phù hợp với những người ENFP.

ESTJ: Những người ESTJ có ý kiến cứng rắn, và thiếu sự tự nhiên. Họ gò bó và có thể tỏ ra kiểm soát. Họ thích truyền thống và những thói quen lặp lại hàng ngày và muốn có một mối quan hệ theo lối cổ điển. Kết quả là, họ sẽ không hòa hợp với những người ENFP.

ISFJ: Những người ISFJ không mấy hướng đến tương lai. Họ thích dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ. Đây là sự đối lập hoàn toàn với ENFP.

Bất kể những điều nói trên như thế nào, thì bạn nên nhớ rằng Phân loại Tính cách Myers-Briggs chỉ là một công cụ cung cấp cho bạn thêm thông tin về xu hướng sở thích bẩm sinh của mọi người.

Mặc dù việc hiểu sở thích của chính mình và người khác là một điểm cộng lớn, nhưng trong mối quan hệ tình cảm, thì không có gì là tuyệt đối. Bạn không thể từ bỏ một đối tượng tiềm năng chỉ vì Myers-Briggs nói rằng các bạn không hợp nhau.

Tương tự, nếu bạn không thể đến với một người phù hợp với mình, bạn có thể sử dụng Phân loại Tính cách Myers and Briggs để khơi lên một cuộc tranh luận về việc làm thế nào thỏa hiệp để xây dựng một mối quan hệ lành mạnh hơn.

Một lần nữa, bất kể Myers-Briggs nói gì, thì những người ENFP có thể tận hưởng những mối quan hệ tốt đẹp với bất kỳ kiểu tính cách nào nếu cả hai cam kết phát triển cá nhân và giao tiếp hiệu quả.

Hãy nhớ rằng có nhiều điều trong một mối quan hệ hơn là chỉ gặp được "người đó". Mặc dù bạn có thể đã say nắng với một người nào đó, thì cũng không thể có cảnh bạn "gặp được chàng bạch mã hoàng tử và cùng nhau cưỡi ngựa đi dạo dưới hoàng hôn". Bạn phải làm việc để mối quan hệ tồn tại và phát triển.

Phân loại tính cách Myers-Briggs chỉ là một bảng phân loại và không phải liều thuốc thần cho một mối quan hệ hạnh phúc lâu dài.

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com

Tài liệu tham khảo