24 giờ trước
Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Trong Một Mối Quan Hệ Vợ Chồng Lành Mạnh
376

4220
Lượt xem
184
Lượt chia sẻ
34
Lượt bình luận

Hơn bao giờ hết, ta luôn tìm kiếm mọi thứ từ đối tượng của đời mình. Ta muốn họ trở thành bạn bè, người yêu, bạn đồng hành, tri kỷ, đồng cha mẹ (co-parent) và đồng phạm. Đã qua rồi cái thời chúng ta đến với nhau chỉ để sinh sản hoặc kiếm của hồi môn. Mối quan hệ lành mạnh ngày nay còn là vấn đề thúc đẩy những gì có thể xuất hiện trong cuộc sống.

Để xác định xem bạn có đang trong một mối quan hệ lành mạnh hay không, điều quan trọng là phải đánh giá theo các tiêu chuẩn của hiện tại, chứ không phải dựa trên số liệu của các tiêu chuẩn của mối quan hệ kiểu cũ. Dưới đây là 5 cách để biết bạn có đang trong một mối quan hệ đôi lứa lành mạnh hay không và nếu không thì phải làm gì.

1. Bạn “chiến đấu” tốt

Cách cổ điển để đo lường một mối quan hệ lành mạnh là không xảy ra xung đột. Một cặp đôi sống hòa hợp và yêu thương nhau hơn năm lần so với việc gây gổ được xem là một quan hệ lành mạnh. Tuy nhiên, trong mối quan hệ lành mạnh ngày nay, điều quan trọng là bạn biết cách vượt qua những xung đột để đạt được sự hài hòa lớn hơn.

Giống như một cơ bắp trở nên mạnh mẽ hơn sau khi nó bị xé nát và phục hồi lại sau tập luyện, một mối quan hệ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi cặp đôi vượt qua được sự bất đồng.

Nhiều cặp đôi không có một giải pháp khắc phục hiệu quả sau khi xảy ra xung đột. Đa số họ “quét vấn đề đi rồi giấu xuống thảm”. Tuy nhiên, bạn sẽ biết rằng bạn chỉ ở trong một mối quan hệ lành mạnh khi bạn có thể giải quyết hoàn toàn xung đột và tìm ra những cách giải quyết mới cho những bất đồng.

Nếu không có thì phải làm gì?

Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ mà bạn “quét vấn đề đi rồi giấu dưới thảm”, thì việc cùng đối tác của bạn tìm ra những giải pháp mới sau những xung đột sẽ giúp ích.

Nói chuyện với nhau về những điều bạn thấy trong gia đình đang lớn lên. Làm thế nào để giải quyết xung đột và những chuyện về sau? Mỗi người muốn điều gì để giải quyết bất đồng để mối quan hệ của bạn có thể phát triển mạnh mẽ hơn từ đó?

2. Đời sống tình dục của bạn thoải mái

Các cặp vợ chồng hiện đại có quá nhiều thứ xảy ra trong cuộc sống đến nỗi họ không coi tình dục như một công việc; thay vào đó nó cần phải là thứ gì đó nuôi dưỡng và giúp họ thư giãn.

Các cặp vợ chồng thường đánh giá sức khỏe đời sống tình dục của họ bằng mức độ đam mê. Họ cho rằng cần sự hoang dã, nóng bỏng để chứng minh rằng cuộc sống tình yêu của họ là xứng đáng. Tuy nhiên, bạn không cần phải đu xà, hoặc quan hệ ở những tư thế nguy hiểm để chứng minh bạn có một mối quan hệ bền chặt.

Mặc dù chắc chắn sẽ không có tổn thương khi tăng cường độ và sự thân mật trong đời sống tình yêu, nhưng điều mà hầu hết các cặp vợ chồng báo cáo khi tôi tư vấn cho các cặp vợ chồng là họ được hưởng lợi từ việc có một đời sống tình dục thư giãn và quyết đoán. Thay vì cần phải có áp lực để quan hệ tình dục là thứ xác định bạn yêu nhau cuồng nhiệt hay sâu sắc như thế nào .

Một đời sống tình dục lành mạnh ngày nay là điều khiến cả hai người thoải mái hơn, cởi mở hơn và kết nối tốt hơn.

Các cặp vợ chồng thường quan tâm đến tần suất quan hệ và tần suất quan hệ bình thường của các cặp vợ chồng. Nghiên cứu gần đây cho thấy các cặp vợ chồng quan hệ mỗi tuần một lần là hạnh phúc nhất.[1]

Điểm mấu chốt là duy trì cảm giác kết nối và thân mật, nhưng quan hệ tình dục nhiều hơn một lần một tuần lại không khiến các cặp đôi hạnh phúc hơn. Đối với các mối quan hệ lành mạnh ngày nay, bạn không cần phải quan hệ tình dục mỗi đêm mà thay vào đó hãy làm cho tình dục thành thứ giúp yêu thương và kết nối.

Nếu không có thì phải làm gì?

Nếu tình dục trong mối quan hệ của bạn không thoải mái, thì việc nói chuyện với nhau về cách làm nó thoải mái hơn có thể sẽ hữu ích.

Thay vì cho phép độc thoại nội tâm chi phối cách trải nghiệm tình dục, hãy cố gắng biến cuộc đối thoại thành thứ mang lại sự trung thực và kết nối hơn trong phòng ngủ.

3. Tiếng thì thầm trong đầu bạn trở nên im lặng

Mọi người thường đánh giá các mối quan hệ của họ dựa trên việc liệu bạn có các giá trị tương tự bên ngoài hoặc tận hưởng các hoạt động tương tự cùng nhau. Các mối quan hệ lành mạnh ngày nay là những mối quan hệ mà mỗi người có một trải nghiệm trong chính họ khi biết rằng họ đang ở bên đúng người. Đó cũng là cảm giác bên trong cho thấy bạn đang ở đúng nơi.

Con người luôn muốn cảm thấy chắc chắn về mối quan hệ của họ. Mặc dù không có gì là đảm bảo khi nói đến tình yêu, nhưng vẫn có những thứ lành mạnh khiến tiếng thì thầm trong đầu bạn không hoài nghi gì về những điều rất nhỏ xảy ra.

Tôi lúc nào cũng phải nghe những khách hàng đang cố gắng diễn giải hành vi của đối tác hoặc luôn lo lắng về mối quan hệ hiện tại. Họ liên tục đánh giá cái tương lai mà họ có thể có với người kia khiến họ bị căng thẳng tâm lý quá mức.

Một mối quan hệ lành mạnh hiện đại là mối quan hệ trong đó tiếng thì thầm trong đầu bạn im lặng. Độc thoại bắt đầu biến mất và niềm tin vào sự vững chắc của mối quan hệ xuất hiện.

Nếu không có thì phải làm gì?

Nếu bạn đang độc thoại nội tâm và lo lắng liệu bạn có ở bên đúng người, hoặc liệu mối quan hệ có đang đi đúng hướng, thì có thể rất hữu ích để đưa những suy nghĩ đó ra khỏi đầu bạn và nói chúng ra.

Có lẽ nên bắt đầu với một người bạn đáng tin cậy hoặc cố vấn đã qua đào tạo để nói chuyện và hiểu ý bạn muốn gì từ mối quan hệ. Đôi khi điều đó có thể hồi phục cho bạn khi những suy nghĩ của bạn được nói ra thành tiếng, thay vì để nó quay cuồng trong đầu bạn.

Sau đó, khi cảm thấy đúng thời điểm, bạn có thể thử nói chuyện với đối tác và chia sẻ suy nghĩ của mình để bạn có thể cảm nhận rõ hơn những gì các bạn có với nhau.

4. Thật dễ để khóc

Một cách khác để xác định một mối quan hệ lành mạnh là các cặp vợ chồng giao tiếp tốt với nhau. Tuy nhiên, với các cặp vợ chồng hiện đại, cách tốt hơn để xác định sự lành mạnh là dễ bày tỏ tình cảm với nhau. Bạn có thể khóc, cười, la hét, hờn dỗi hay lo lắng công khai với nhau không?

Hầu hết mọi người nghĩ rằng họ cần có sự giao tiếp lành mạnh với đối tác của mình để làm cho các mối quan hệ có hiệu quả. Từ “giao tiếp” thực sự là một thuật ngữ bao quát để mô tả một cái gì đó phức tạp hơn nhiều.

Hầu hết các cặp vợ chồng đều biết cách nói và nghe lẫn nhau một cách cơ học. Vấn đề thực sự không phải là làm thế nào để giao tiếp mà là cách quản lý cảm xúc khi chúng ta giao tiếp.

Khi phần não quản lý cảm xúc (Amygdala) được kích hoạt, nó sẽ tắt quyền truy cập vào phần não quản lý giao tiếp (vùng vỏ não trước trán).

Trong các mối quan hệ, mọi người thường mô tả việc bị cảm xúc áp đảo và sau đó mất khả năng kết nối và giao tiếp. Họ mô tả rằng họ trở nên tràn ngập cảm xúc hoặc kích động. Khi điều này xảy ra, các cặp vợ chồng có xu hướng đi vào trạng thái “chiến hay chuồn”. Họ đấu tranh với việc công khai bày tỏ cảm xúc và giao tiếp cùng một lúc.

Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ nơi bạn có thể đi vào cuộc sống nội bộ của nhau và thoải mái chia sẻ cảm xúc của mình, thì bạn đang ở trong tình trạng tốt.

Nếu mối quan hệ của bạn là mối quan hệ mà bạn giữ kín cảm xúc, thì bạn có thể cần phải nỗ lực để phát triển trí tuệ cảm xúc của mình.

Nếu bạn và đối tác của bạn “bế quan tỏa cảng” hoặc bùng nổ khi có những cảm xúc mạnh, thì bạn có thể cần phải làm một số thứ để được kết nối nhiều hơn.

Nếu không có thì phải làm gì?

Ba bước liên quan đến loại kết nối này là việc tiếp cận cảm xúc của bạn, đặt tên cho chúng và sau đó truyền đạt chúng. Các cảm giác tồn tại trong cơ thể, vì vậy bạn sẽ cần phải tiếp cận cơ thể của bạn để cảm nhận những gì đang có. Sau đó đặt tên cho cảm giác đó là gì.

Một khi bạn đã đặt tên cho nó thì bạn có thể nói với đối tác của bạn. Ví dụ, bạn cảm thấy trong bụng không ổn. Bạn có thể đặt tên cho nó là lo lắng. Sau đó, bạn có thể nói với đối tác của bạn, “Em/Anh cảm thấy lo lắng về phần trình bày của em/anh chiều nay.”

Có thể biến suy nghĩ và cảm xúc của bạn thành lời nói có thể giúp tiến một bước dài đến quan hệ lành mạnh.

5. Bạn trở nên có trách nhiệm hơn

Hầu hết chúng ta đánh giá các mối quan hệ thông qua cách chúng tạo ra cảm giác của chúng ta. Cách đánh giá cũ xem liệu bạn có một mối quan hệ lành mạnh hay không là đánh giá xem bạn có cảm thấy tốt hơn về bản thân hay không. Nhưng chúng ta có cảm thấy tốt hay không không có nghĩa mối quan hệ này là lành mạnh. Người bạn đời của chúng ta có thể đồng phụ thuộc hoặc có thể có một động lực nào đó mà chúng ta không nhận ra.

Một cách mới để đánh giá liệu bạn có một mối quan hệ lành mạnh hay không là phát hiện ra liệu bạn có cảm thấy thoải mái hơn khi thừa nhận lỗi của mình và chịu trách nhiệm cho những hạn chế của mình. Khi bạn thấy mối quan hệ an toàn để nói rằng “tôi đã sai”, hay “tôi xin lỗi”, thì bạn biết rằng mối quan hệ đó đang rất tốt.

Rất nhiều người tập trung đổ lỗi cho người khác về những vấn đề trong mối quan hệ của họ. Khi không có sự đổ lỗi, nó sẽ mở ra sự tương tác với một điều gì đó sáng tạo hơn. Bạn thực sự có thể cảm thấy tốt hơn về bản thân khi bạn thừa nhận và chấp nhận những khuyết điểm của mình nhưng vẫn biết rằng bạn được yêu thương và chấp nhận.

Nói với đối tác của bạn, “không phải lúc nào em/anh cũng hiểu đúng”, và biết rằng sự “OK” đó có thể phải đi một chặng đường dài để có thể thoải mái chịu trách nhiệm về phía bạn trong các cuộc tranh cãi.

Nếu không có thì phải làm gì?

Nếu bạn thấy mình không thoải mái khi chịu trách nhiệm, bạn có thể muốn xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn cố gắng giảm bớt sự phòng thủ của mình một chút.

Hãy thử thừa nhận một thiếu sót và thử phản ứng để xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn thừa nhận lỗi. Biết rằng khi bạn thoát khỏi trò đổ lỗi thì đó có thể là một sự cứu rỗi.

Nếu bạn bị kẹt trong đó, thì việc tư vấn cuộc sống vợ chồng có thể giúp tạo ra một không gian an toàn hơn trong mối quan hệ để xem xét kỹ hơn những gì đang diễn ra.

Hãy nhớ rằng, đây không phải là cuộc hôn nhân của bà bạn. Đó cũng không phải là mối quan hệ của cha hoặc mẹ bạn. Trên thực tế, có một mối quan hệ vợ chồng lành mạnh trong thời đại ngày nay không giống những điều chúng ta từng thấy trước đây.

Hãy nghe lời khuyên của tôi, thành thật với bản thân và đối tác của bạn và cùng nhau làm cho mối quan hệ của bạn bền chặt hơn.

Nguồn ảnh bìa: Pexels từ pexels.com

Tài liệu tham khảo