8 tháng trước
Cách Dạy Đứa Con Hư Của Bạn Quản Lý Tiền Bạc
102

1407
Lượt xem
313
Lượt chia sẻ
88
Lượt bình luận

Cha mẹ nào cũng thương yêu và mong muốn mang lại điều tốt nhất cho con. Tuy vậy, trong vài trường hợp, họ lại làm quá lên, cưng chiều những đứa trẻ đến nỗi ngại phải đưa chúng vào khuôn phép với nỗi sợ sẽ làm chúng tổn thương tinh thần.

Nhiều đứa trẻ đủ thông mình để hiểu được điều này, một vài đứa khác lại bị chiều hư và rồi lớn không nên người. Một đứa trẻ hư không phải là một mối nguy hại, nhưng khi chúng lớn lên chúng sẽ trở thành một vấn đề lớn bởi chúng được trao cho nhiều thứ mà không phải nỗ lực làm gì. Nhưng nếu bạn biết dạy con mình quý trọng những giá trị khi chúng còn nhỏ, chúng sẽ có thể trưởng thành và từ bỏ những thói quen xấu của mình.

Một điều bạn cần dạy chúng để chúng trưởng thành như những người lớn thực thụ là cách quản lý đồng tiền. Nếu bạn có thể dạy được con mình quản lý tài chính bản thân khi chúng còn nhỏ, nó sẽ trở thành một kỹ năng, và hơn thế, một thái độ mà chúng mang theo suốt quãng đời còn lại.

Hãy cho chúng một khoản trợ cấp

Nhiều bậc phụ huynh đồng tình rằng một khoản tiền trợ cấp là cách tuyệt vời để dạy con quản lý tiền bạc. Bằng cách đưa cho bọn trẻ một khoản tiêu hằng tuần, bạn có thể dạy chúng về việc tạo ngân sách và quản lý tiền bạc của mình cho đến khi nhận khoản tiền tiếp theo. Hãy dạy chúng điều cơ bản, rằng chúng chỉ được phép tiêu pha trong khoản tiền được bạn cho mỗi tuần.

Hãy xác định lượng tiền và thời gian cấp tiền trợ cấp cố định

Một bài học khiến bọn trẻ phải ngộ ra nhiều thứ chính là hậu quả của việc tiêu sạch tiền trợ cấp. Mặc dù bạn rất muốn cho tiền khi con bạn khóc đòi, nhưng bạn hãy cứng rắn. Điều này sẽ dạy con bạn rằng quyết định của chúng đã mang lại hậu quả nhất định, và rằng chúng sẽ phải nghĩ về cách mình tiêu pha thế nào cho lần sau.

Hãy là một hình mẫu tốt

Vài bậc phụ huynh thường dạy con em mình theo kiểu, "Làm như bố/mẹ nói, đừng bắt chước bố/mẹ làm" nhưng bạn không thể dựa theo phương châm này được, vì dù sao đi nữa, con bạn sẽ nhìn vào mọi hành động của bạn. Điều đó cũng có nghĩa là bạn cần cố gắng trở thành một hình mẫu tốt cho bọn trẻ. Nếu bạn dạy chúng tiết kiệm, nhưng chúng lại thấy bạn vung tiền mua giày, hẳn chúng sẽ nghĩ "Nếu bố/mẹ mình làm thế, chắc mình làm cũng không sao". Bên cạnh đó, khi con bạn đòi mua đồ chơi hay mô hình đắt tiền, đừng chỉ nói "Mình không đủ tiền con ạ" mà hãy giải thích cho chúng hiểu tại sao bạn không thể mua được, hãy nói điều gì đó tương tự như "Bố/Mẹ không thể mua mọi thứ chúng ta muốn vì bố/mẹ còn phải chọn mua những thứ quan trọng với gia đình mình để tiết kiệm tiền."

Thiết lập mục tiêu

Nếu con bạn muốn mua đồ chơi hoặc kẹo, hãy dạy chúng tiết kiệm để mua thay vì mua cho chúng ngay lập tức. Lập mục tiêu là một kỹ năng rất tuyệt vời, không chỉ cho việc quản lý tiền bạc mà cho cả cuộc đời nói chung, hãy dạy bọn trẻ sống có trách nhiệm với bản thân.

Bạn cũng nên cho chúng tham gia vào việc trả các hóa đơn sinh hoạt phí: Bạn có thể cho chúng thấy tiền của gia đình được tiêu vào đâu, thứ gì giá bao nhiêu, và rằng điện không là miễn phí. Đây không phải là điều dễ chú ý nhưng nó rất quan trọng đối với việc quản lý tiền bạc đúng đắn, đó là lý do bạn phải để bọn trẻ nhận thức được những vấn đề trên.

Mặc dù hiện giờ con bạn có thể cư xử như là một đứa nhóc hư hỏng, nhưng vẫn chưa quá trễ để sửa sai. Bằng cách dạy chúng có trách nhiệm với tiền bạc, bạn đã cho chúng một trong những món quà và bài học lớn nhất mà bậc cha mẹ có thể mang đến cho con mình. Nó khiến đứa trẻ của chúng ta rèn dũa sự khôn ngoan trong việc kiếm tiền, tiết kiệm, chi tiêu và chia sẻ. Giờ đây chúng có thể luyện tập việc chi tiêu và tiết kiệm một cách có trách nhiệm trước khi chúng tự đẩy mình vào rắc rối.