9 tháng trước
Lãnh Đạo Và Quản Lý: Có Cái Nào Tốt Hơn Cái Kia Không?
605

7710
Lượt xem
155
Lượt chia sẻ
43
Lượt bình luận

Trở thành một nhà quản lý xuất sắc không khiến một người trở thành một nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Tất cả chúng ta đều gặp phải một người nào đó sử dụng các tên gọi hoán đổi cho nhau, và điều đó có thể gây khó chịu.

Biết được sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý sẽ giúp bạn hiểu được vai trò của mình trong tổ chức. Bằng cách nhận ra sự khác biệt, bạn có thể mài giũa khả năng của bạn để có thể phát huy hết tiềm năng của bản thân. Biết những gì tách biệt các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo cũng có thể giúp bạn tìm ra cách để đạt được sự cân bằng tốt nhất của những phẩm chất lãnh đạo và quản lý.

Trong bài viết này, tôi sẽ khám phá những điểm giống và khác nhau giữa các nhà lãnh đạo và quản lý, và giúp bạn tìm ra cách để có được điều tốt nhất của cả hai thế giới đó.

Sức mạnh của lãnh đạo đến từ khả năng khiến người khác đồng tình. Họ sử dụng ảnh hưởng của mình để thách thức các chỉ tiêu và định hướng đổi mới. Như Drucker nói, các nhà lãnh đạo đôi khi bẻ cong các quy tắc để thúc đẩy sự thay đổi. Peter Drucker khéo léo nói về nó như sau:​​[1]

“Định nghĩa duy nhất của một nhà lãnh đạo là một người có người ủng hộ. Để có được những người ủng hộ đòi hỏi phải có ảnh hưởng nhưng không loại trừ sự thiếu toàn vẹn trong việc đạt được điều này.”

Các nhà quản lý đảm bảo rằng nhân viên tuân thủ các tiêu chuẩn và theo sát các chính sách. Họ đảm bảo rằng các mục tiêu của các nhà lãnh đạo được thực hiện. Họ có khả năng và có trách nhiệm, nhưng đóng góp của họ cho các tổ chức hoàn toàn đúng theo quy định.[2]

Người quản lý là người được giao nhiệm vụ quản lý và người ta thường nghĩ rằng họ đạt được các mục tiêu mong muốn thông qua các chức năng chính là lập kế hoạch và chi ngân sách, tổ chức và sắp xếp nhân sự, giải quyết vấn đề và kiểm soát.

Lãnh đạo và quản lý có những đặc điểm khác nhau và tập trung vào các vấn đề khác nhau. Dưới đây là 9 điểm khác biệt chính giữa lãnh đạo và quản lý được minh họa bằng các ví dụ:


1. Tập trung vào mục tiêu và tầm nhìn vs Tập trung vào nhiệm vụ

Các nhà lãnh đạo được định hướng về tầm nhìn và mục tiêu của công ty họ. Họ nhìn vào bức tranh tổng thể và đưa ra những biện pháp mới để hiện thực hóa tầm nhìn của họ.[3] Khi các nhà lãnh đạo thử nghiệm những điều mới, họ luôn gắn kết ý tưởng của họ lại với sứ mệnh của công ty.

Nhà quản lý là bậc thầy về nhiệm vụ. Mặc dù họ có thể quan tâm đến tầm nhìn của một tổ chức, nhưng công việc của họ là bám sát với chính sách. Các nhà quản lý thực hiện những ý tưởng lớn cho các nhà lãnh đạo trong tổ chức của họ.

2. Thuyết phục vs Áp đặt

Vì các nhà lãnh đạo luôn ở trên đỉnh của sự đổi mới, họ phải thuyết phục người khác rằng ý tưởng của họ là đáng giá. Nên nhớ, họ có được quyền hạn của mình bằng cách khuyến khích người khác tin tưởng vào lối suy nghĩ của họ.

Mặt khác, các nhà quản lý không phải đưa một ý tưởng vì vai trò của họ là thực thi các chính sách. Nếu ai đó bước ra khỏi hàng, họ luôn có sẵn các thủ tục và quy trình. Nhân viên làm đúng như những gì người quản lý nói với họ.

3. Chấp nhận rủi ro vs Giảm thiểu rủi ro

Bất cứ khi nào bạn thử một cái gì mới, bạn phải chấp nhận rủi ro. Các nhà lãnh đạo chấp nhận rủi ro như một lẽ tự nhiên vì họ thường thúc đẩy sự thay đổi.

Các nhà quản lý được tạo ra để giữ rủi ro ở mức thấp nhất. Họ đảm bảo rằng các công nhân đang làm những gì họ phải làm theo cách mà công ty yêu cầu. Khi có vấn đề phát sinh, một nhà quản lý có thể đưa vấn đề tới cấp lãnh đạo để sửa đổi chính sách.

4. Khuyến khích và Hướng dẫn

Ranh giới giữa quản lý và lãnh đạo ở đây mờ nhạt tùy thuộc vào cách người quản lý tiếp cận nhiệm vụ của họ. Cuối cùng, các nhà lãnh đạo khuyến khích nhân viên suy nghĩ ra khỏi chiếc hộp và nhìn bức tranh một cách tổng thể.

Người quản lý thường có hướng dẫn rõ ràng về các khía cạnh khác nhau ở nơi làm việc. Họ có thể khuyến khích, nhưng công việc chính của họ là cho bạn biết mọi thứ phải được thực hiện như thế nào. Họ là người mà bạn hướng đến khi bạn muốn tìm ra cách tốt nhất để thực hiện công việc của mình.

5. Đi ngược lại xu thế vs Xuôi theo dòng chảy

Các nhà lãnh đạo cần phải thách thức hiện trạng nếu không tổ chức của họ có nguy cơ đình trệ.[4] Họ thử những điều mới để xem liệu chúng có thể hiệu quả hơn không. Họ làm việc để sắp xếp các chính sách của công ty phù hợp với tầm nhìn của công ty.

Mặt khác, các nhà quản lý duy trì hiện trạng. Họ làm việc hết sức khi thi hành các mệnh lệnh do các nhà lãnh đạo đề ra.

6. Thúc đẩy vs Phê duyệt

Khi bạn thử những điều mới, nguy cơ thất bại của bạn tăng lên. Các nhà lãnh đạo phải có động lực và họ rất giỏi trong việc giữ cho những người khác có động lực. Họ ràng buộc mọi thứ họ làm với tầm nhìn của công ty. Khi một công ty có tầm nhìn mạnh mẽ, một nhà lãnh đạo có thể sử dụng nó như một điểm tập hợp để truyền cảm hứng cho nhân viên.

Khi bạn quản lý mọi người, mục tiêu chính của bạn là quyết định xem có thứ gì vượt qua giới hạn hay không. Các nhà quản lý nhìn vào hành động của cấp dưới và xác định xem họ có đáp ứng các tiêu chuẩn do công ty đề ra hay không.

7. Phá vỡ các quy tắc vs Tuân theo theo các quy tắc

Các nhà lãnh đạo phải mạo hiểm với các quy tắc để tiến lên. Các quy tắc thường quá cứng nhắc để cho phép đổi mới, điều đó có nghĩa là các nhà lãnh đạo thường xuyên bẻ cong chúng. Khi một công ty hoặc tổ chức bị phá vỡ nghiêm trọng, các nhà lãnh đạo có thể bỏ qua các quy tắc một cách hoàn toàn.

Nếu một người quản lý muốn giữ công việc của họ, họ sẽ tuân thủ các chiến lược do cấp trên đề ra. Bẻ cong và phá vỡ các quy tắc làm suy yếu vị trí của họ, thậm chí cũng có thể làm suy yếu công ty.

8. Truyền sự tin tưởng vs Mong chờ kiểm soát

Khi ai đó đang dẫn bạn đi qua vùng lãnh thổ chưa được khám phá, thì bạn phải có một mức độ tin cậy nhất định đối với họ. Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ rất xuất sắc trong việc lan truyền sự tin tưởng để đưa mọi người đến với những nơi họ chưa từng đến.

Quyền hạn của các nhà quản lý nằm ở khả năng kiểm soát hoàn toàn. Bạn không cần phải thích hoặc tin tưởng người quản lý của mình để làm những gì được yêu cầu. Các nhà quản lý mong đợi và cần phải kiểm soát để làm tốt công việc của họ.

9. Nuôi ý tưởng vs Giao nhiệm vụ

Các nhà lãnh đạo mạnh về việc cải thiện bằng cách thử những điều mới. Họ thúc đẩy những ý tưởng mới và suy nghĩ tự do bởi vì điều này hỗ trợ cho mục tiêu của họ. Họ biết rằng nếu họ có thể khuyến khích nhiều người suy nghĩ ra khỏi chiếc hộp hơn, thì trí tuệ tập thể của tổ chức sẽ thúc đẩy sự đổi mới nhiều hơn.

Các nhà quản lý không thể khuyến khích suy nghĩ tự do vì họ sẽ không thể đáp ứng mong đợi của công ty. Bảo mọi người phải làm gì là cách duy nhất họ có thể đảm bảo rằng nhân viên sẽ làm những gì họ phải làm theo cách họ phải làm.

Như bạn có thể đã lưu ý, có một số khác biệt rõ ràng giữa các nhà lãnh đạo và quản lý, nhưng lãnh đạo và quản lý bổ sung cho nhau. Video này sẽ giải thích cho bạn lý do tại sao lãnh đạo và quản lý luôn song hành:

Các nhà lãnh đạo là người chấp nhận rủi ro, đổi mới, thay đổi cuộc chơi. Các nhà quản lý theo quy định là những người duy trì hiện trạng. Điều đó không có nghĩa là người này hay người kia sẽ tốt hơn.

Các công ty cần các nhà quản lý và lãnh đạo để hoạt động trơn tru. Việc thiếu quản lý khiến các tổ chức có nguy cơ rơi vào tình trạng không tuân thủ và không đạt được mục tiêu. Thiếu lãnh đạo dẫn đến một lực lượng lao động trì trệ và thiếu cảm hứng.

Các nhà lãnh đạo và quản lý có thể tồn tại ở hai đầu đối diện của quang phổ khi nói đến quyền lực, nhưng họ thuộc cùng một nhóm. Một nhà lãnh đạo có thể có một tầm nhìn vĩ đại, nhưng không có nhà quản lý để thực hiện nó, tầm nhìn sẽ không được thực hiện. Các nhà quản lý phải tuân thủ các tiêu chuẩn, nhưng nếu họ không được truyền cảm hứng bởi lãnh đạo, họ sẽ không thể chia sẻ tầm nhìn với lực lượng lao động.

Có một sự cân bằng hạnh phúc giữa lãnh đạo và quản lý. Trong một số trường hợp, bạn cần một người thực hiện nghiêm túc cái này hay cái khác. Các nhân vật có thẩm quyền giỏi nhất biết khi nào nên áp dụng lãnh đạo và quản lý cho các mức độ lớn hơn và thấp hơn.

Mức độ bạn có thể sử dụng các kỹ năng lãnh đạo phụ thuộc vào lực lượng lao động và cách điều hành của công ty bạn. Nếu các thành viên của bạn rõ ràng về tầm nhìn và mục tiêu của nhóm, họ chắc chắn sẽ được truyền cảm hứng bởi một nhà lãnh đạo.

Để một nhân vật có thẩm quyền nghiêng nhiều hơn về mặt lãnh đạo, họ cần tin tưởng rằng người lao động đã nhận thức đầy đủ và tuân thủ các chính sách của công ty. Nếu bạn liên tục phải trông nom các thành viên trong nhóm của mình để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản, thì đó sẽ là một điều khó khăn để khuyến khích suy nghĩ tự do.

Khi một nhóm được tạo thành từ những cá nhân tận tâm và hiểu rõ vai trò của họ, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn. Họ sẽ có thể xử lý sự đổi mới và sáng tạo trong khi vẫn theo kịp trách nhiệm của họ. Khi một nhà lãnh đạo có thể tham gia vào một cuộc đối thoại với các công nhân về các chính sách của công ty, họ có thể cùng nhau đưa ra những ý tưởng mới.

Khi bạn mới vào nghề, bạn cần ai đó nói cho bạn biết mọi việc nên được thực hiện như thế nào. Người quản lý là một điều tuyệt đối cần thiết khi các thành viên trong nhóm của bạn là người mới. Họ có thể giúp công nhân tìm ra cách thực hiện công việc của họ theo cách hiệu quả nhất có thể.

Các nhà quản lý cũng rất giỏi trong việc tìm ra những nhân viên có tiềm năng. Họ biết rằng giao cho nhân viên quá nhiều trách nhiệm có thể có tác động tiêu cực đến hiệu suất và tinh thần của họ. Họ bảo vệ năng suất của nhân viên bằng cách hiểu cách mỗi người làm việc và phản ứng với áp lực.

Các tổ chức luôn cần các nhà quản lý để giúp nhân viên với những điều không chắc chắn mà họ có thể có về công việc của họ. Người quản lý là người có thể chỉ cho bạn nơi tìm ra quy trình trong cuốn sổ tay. Họ loại bỏ những điều khó nắm bắt ra khỏi công việc để nhân viên có thể đáp ứng những mong đợi của công ty.

Các tổ chức cần các nhà quản lý và lãnh đạo để đạt được trọn vẹn tiềm năng của họ. Bạn không thể có cái này mà không có cái kia. Điều hành một công ty chỉ có các nhà lãnh đạo sẽ giống như việc đi chăn mèo. Trái lại, nếu chỉ có những người quản lý chạy chương trình thì có nghĩa là bạn sẽ nhận được rất nhiều tiền, nhưng bạn sẽ không bao giờ tốt lên.

Nguồn ảnh bìa: pixabay từ pixabay.com

Tài liệu tham khảo