7 tháng trước
Tăng Cường Chỉ Số Cảm Xúc Với Những Kỹ Thuật Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả Đến Kinh Ngạc
395

4494
Lượt xem
361
Lượt chia sẻ
91
Lượt bình luận

Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều đã từng trải qua những thời khắc khó khăn, khi chỉ số cảm xúc (emotional intelligence) của ta bị thử thách cao độ. Đó thường là khi ta cảm thấy bị mất kết nối với người khác, bối rối bởi những gì đang xảy ra, hoặc bị lấn át bởi cảm xúc cá nhân.

Chỉ số cảm xúc là một kỹ năng góp phần mang đến khả năng kết nối với mọi người cũng như đối phó tốt hơn với khó khăn thử thách trong cuộc sống. Khi bạn hiểu mọi người và và phản ứng theo cách làm họ vui thích, đó là lúc bạn đang đi đúng hướng. Chẳng những các mối quan hệ của bạn trở nên tốt đẹp hơn, mà bạn còn gia tăng khả năng đạt được các thỏa thuận kinh doanh cũng như giải quyết mâu thuẫn một cách bình tĩnh và lý trí hơn.

Sẽ rất hữu ích cho chúng ta nếu có được một số lời khuyên về cách phát triển chỉ số cảm xúc của mình. Dưới đây là 5 phương thức hành động của người giàu trí tuệ cảm xúc mà bạn có thể đem ra áp dụng:

Họ nhận thức rằng làm việc chung với người khác là lợi thế chứ không phải bất lợi

Nếu bạn là người giàu chỉ số cảm xúc, thì bạn sẽ nhận thức rõ cả điểm yếu và điểm mạnh của mình và hết lòng chấp nhận điều đó. Bạn hiểu bản thân đủ để ý thức rằng ai cũng có điểm yếu; vì vậy, bạn không ngại yêu cầu sự giúp đỡ của đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ. Khi đủ dũng khí thừa nhận thất bại và xin được chỉ giáo, bạn sẽ thấy làm việc theo nhóm và chia sẻ sự yếu đuối của bản thân là một quyết định khôn ngoan. Việc bạn mạnh dạn chia sẻ các vấn đề cá nhân sẽ tạo tiền đề mang đến cơ hội phát triển cho bạn.

Họ dễ dàng đón nhận sự chỉ trích

Không ai thích bị chỉ trích vì điều gì cả, và hầu hết mọi người sẽ phản ứng lại ở mức độ nào đó khi có ai phê bình việc mình làm. Điểm đặc biệt nơi một người giàu trí tuệ cảm xúc, đó là họ xử lý cảm xúc của họ theo cách thức hoàn toàn khác. Họ tự nhận thức về bản thân, kiểm soát những cảm xúc tiêu cực tốt hơn. Lý giải cho điều này là vì họ ý thức rằng người ta chỉ trích mình không phải không có nguyên nhân và chấp nhận thực tế này. Một khi đã lùi lại một bước và xử lý cảm xúc của mình, họ có thể dễ dàng nhìn nhận thực tế xem liệu những lời chỉ trích đó có thể giúp họ cải thiện bất cứ việc làm nào của họ hay không.

Thất bại không làm họ nản lòng

Tương tự như vậy, tất cả mọi người đều bị tác động bởi thất bại, nhưng nếu là người giàu chỉ số cảm xúc, bạn sẽ tự vực dậy từ thất bại nhanh chóng và hiệu quả hơn so với những ai bị mắc kẹt trong tư tưởng tự phê bình và hoài nghi. Người giàu chỉ số cảm xúc có xu hướng tin tưởng mạnh mẽ vào bản thân và tâm niệm rằng, cho dù có trở ngại hay khó khăn, họ vẫn sẽ thành công. Do đó, họ ít bị dằn vặt về những điều nhỏ nhặt, nhưng nỗ lực làm những việc mình yêu thích mà không lo lắng quá nhiều.

Họ luôn giữ được suy nghĩ tích cực, ngay cả khi sự việc đang có vẻ rất tệ hại. Họ thể hiện một vẻ ngoài điềm tĩnh và nhờ đó trở thành hình mẫu mọi người muốn noi theo.

Lần tới khi gặp thất bại, hãy chú ý đến cách bạn suy nghĩ và cảm nhận về nó. Nếu thấy bất kỳ một lời tự phê phán nào xuất hiện trong tâm trí, thì bạn cần thay đổi hướng hành động ngay. Hãy thử tự nói với bản thân rằng: Tôi biết điều này thật tệ hại, nhưng cuối cùng tôi sẽ làm được, dù gặp phải trở ngại hay thách thức gì đi nữa.

Cái gì đó?…”

Khi những người giàu chỉ số cảm xúc bị nghe hoặc hiểu lầm, họ không hề tỏ ra bối rối. Họ hướng đến mục tiêu giao tiếp hiệu quả với mọi người, và sẽ không để điều gì ngăn cản họ truyền tải thông điệp của mình. Họ luôn sẵn sàng thay đổi kế hoạch hành động nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu khi cần thiết. Ngay cả trong những tình huống như máy chiếu bị hỏng, lỡ tay làm đổ cà phê xuống áo, hay thậm chí xuất hiện tại một cuộc phỏng vấn trong trang phục dơ bẩn, họ vẫn nỗ lực thành công trong việc truyền tải thông điệp của mình và nhận được sự đánh giá cao từ mọi người.

Lần tới khi gặp phải một tình huống bất ngờ, hãy thử tập ứng biến và cảm nghiệm cách bạn ứng phó, thay vì lo lắng về những sai sót đã xảy ra. Đây là cơ sở để bạn xây dựng niềm tin nơi mọi người tốt hơn rất nhiều so với bất kỳ một tình huống tương tác được chuẩn bị trước nào.

Họ chủ động hành động chứ không phản ứng một cách bị động

Người giàu chỉ số cảm xúc nhìn thấy được sự thực trong mâu thuẫn và không bị che mắt bởi những phán đoán và nhận định cá nhân về điều đã xảy ra. Họ nhận thức rõ cảm xúc cá nhân vào thời điểm đó, nhưng không để nó chi phối cách họ nhìn nhận vấn đề. Họ có khả năng nhận biết những dấu hiệu xã hội (social cues) từ người khác để xác định phương án hành động tốt nhất, đồng thời biết cách kiểm soát cảm xúc để không nóng vội, mà bình tĩnh tìm ra giải pháp. Do vậy, lần tới khi thấy mình rơi vào một cuộc xung đột, hãy hít thở sâu, kết nối với cảm xúc của bạn trước và sau đó mới bình tĩnh xử lý tình huống.

Họ tin tưởng mạnh mẽ vào bản thân

Người giàu chỉ số cảm xúc không bị phụ thuộc vào sự đồng thuận của người khác, cũng như không bị bận tâm bởi những tư tưởng hoài nghi hoặc suy nghĩ tiêu cực.

Trước đây, trong thời gian đi học để trở thành lập trình viên máy tính, tôi sớm được học về nguyên tắc “Rác vào, rác ra”. Ngoài việc đúng với hoạt động xây dựng website, quy tắc này cũng áp dụng với phạm trù tinh thần của con người. Niềm tin của chúng ta cũng như những người xung quanh có sức ảnh hưởng rất lớn. Đôi khi ta không thể tránh gặp mặt một số người, nhưng ta hoàn toàn có thể tăng cường tìm đến với những ai có tư duy tích cực. Vì vậy, lần sau nếu lời nói của ai đó làm bạn cảm thấy mất tự tin vào bản thân, hãy lắng nghe suy nghĩ cá nhân của bạn trước khi vội tin theo lời họ nói.

Việc lắng nghe sự khôn ngoan trong chính mình sẽ giúp giải phóng bạn khỏi nỗi lo lắng về lời nói và hành động của người khác, đồng thời cho phép bạn tiếp tục với công việc của mình.

Tôi hy vọng rằng những gợi ý trên đây sẽ giúp bạn trong việc phát triển chỉ số cảm xúc của bản thân, qua đó bạn luôn là chính mình, hết mình trong công việc cũng như xây dựng được mối quan hệ sâu sắc hơn với mọi người xung quanh.