9 tháng trước
Một Dấu Hiệu Tinh Vi Của Sự Bất An Cũng Có Thể Âm Thầm Giết Chết Một Mối Quan Hệ
391

4832
Lượt xem
436
Lượt chia sẻ
110
Lượt bình luận

Khi đang ở trong một mối quan hệ, người ta có thể tạo ra một vài thói quen hay ho với đối phương. Có thể là cùng chia sẻ một trò đùa ngầm nào đó, hoặc là mong người kia sẽ luôn luôn ăn hết phần ăn của bạn trong nhà hàng, hoặc là thứ gì đó ít đáng yêu hơn. Ví dụ như, tôi có một người bạn từng yêu cầu bạn trai mình nói "Anh yêu em" với cô ấy 3 lần mỗi ngày, vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối trước khi cô ấy đi ngủ. 

Có thể lúc đầu bạn sẽ suy nghĩ kiểu, Được đấy chứ? Rồi thì sao? Thế nhưng nhu cầu khẳng định tình yêu này lại bắt nguồn từ lí do không hay cho lắm. Khi bạn đang hẹn hò với một ai đó, đặc biệt là trong thời gian lâu dài, có thể bạn muốn được nghe những lời nói ngọt ngào như cô bạn trong câu chuyện tôi kể ở trên, tuy nhiên bạn cũng phải nên tin tưởng vào tình cảm của người yêu mình. Kể cả khi họ không thường xuyên diễn tả điều đó bằng lời nói.

Cô bạn của tôi có khát khao mãnh liệt từ việc đón nhận sự yêu thương và chú ý của người yêu mình. Cô ấy trông đợi người yêu đem đến cho mình cảm giác trọn vẹn. Tuy nhiên, điều này là một dấu hiệu nguy hiểm cho mối quan hệ. Người yêu của bạn tuyệt đối là người tăng những giá trị cuộc sống của bạn, nhưng anh ấy/cô ấy không nên định nghĩa bạn là người duy nhất để làm việc đó.

Thi thoảng bạn trai của cô bạn tôi quá bận rộn vì công việc và quên thể hiện sự quan tâm một lần hay hai lần. Thay vì thông cảm là anh ta không thể ngưng việc đang làm để gọi điện hay nhắn tin, thì cô ấy trở nên rất khó chịu - thậm chí là còn nổi khùng. Cô ấy cảm thấy rằng việc quên mất những "yêu cầu đơn giản" của cô ấy là dấu hiệu anh ta đang sao lãng, hoặc muốn bỏ rơi cô ấy. Cô ấy có vấn đề trong việc tin tưởng người yêu mình.

Mối quan hệ đó chỉ kéo dài được khoảng vài tháng. Nó không kết thúc êm đẹp bởi vì người bạn của tôi đã luôn khó chịu, còn người yêu cô ấy thì cảm thấy kiệt sức.

Sự bất an trong mối quan hệ hầu như rất khó nhận ra

Mặc dù câu chuyện trên có vẻ như là một ví dụ rõ ràng cho việc lý giải tại sao sự thiếu tin tưởng lẫn nhau có thể hủy hoại một mối quan hệ, nhưng điều quan trọng bạn nên nhận ra là chúng ta chỉ thấy điều đó rõ ràng khi đang đọc. Bạn có thể thấy, với bạn tôi và người yêu cô ấy, sự bất an của cô ấy đã khiến hai người có những cuộc cãi nhau về việc anh ấy không quan tâm cô, và về việc anh ta không chịu làm những thứ đơn giản cho cô.

Không may là sự bất an lại thường xuất hiện mà chẳng có dấu hiệu rõ ràng nào cả. Bạn hay là người yêu bạn có thể cảm thấy bất an mà chẳng nói gì, hoặc thậm chí còn chẳng nhận ra. Đó là thứ cảm xúc khó chịu và bồn chồn mà bạn không thể giải thích nổi khi người mà bạn đang hẹn hò không nhắn tin trả lời ngay hoặc không xuất hiện đúng giờ hẹn.

Đòi hỏi bằng chứng cho tình yêu ngăn cản mối quan hệ phát triển đến bước tiếp theo

Đòi hỏi phải được công nhận, hay là đòi hỏi phải có những hành động, lời nói thể hiện tình yêu và giá trị bản thân có thể kìm hãm một mối quan hệ bền vững. Ông bà ta có câu "nói ít làm nhiều". Điều này cực kỳ đúng khi bạn có ý định xây dựng một mối quan hệ lãng mạn lâu dài.

Khi bạn đang hẹn hò với ai đó, đặc biệt là trong thời gian dài, những điều nhỏ bé lại thật sự mang ý nghĩa rằng họ yêu bạn, và chỉ mình bạn thôi. Có thể họ giúp bạn giặt giũ bởi biết bạn có cả tấn việc phải làm và không có thời gian. Có thể họ khiến cho bạn bất ngờ bởi một món bạn vô cùng yêu thích từ một nhà hàng gần đó, chỉ bởi vì bạn thích. Trong những trường hợp đó, người đó không cần phải nói "Anh yêu em và chỉ một mình em, và em có thể hoàn toàn tin tưởng anh!". Nhưng bạn sẽ hiểu được điều đó.

Những cư xử gây ra bởi cảm giác bất an có thể phá hoại tất cả rất nhanh chóng. Nếu như bạn luôn đòi hỏi sự bảo đảm của mối quan hệ bằng cách ghen tuông, buộc tội, thậm chí là còn rình mò, thì bạn đang hủy hoại niềm tin trong một mối quan hệ rồi đó.

Những hành vi kiểu đó không cuốn hút chút nào, mà đẩy người yêu bạn ra xa hơn.

Phần lớn mọi người giải quyết nỗi bất an bằng cách khiến cho mối quan hệ tồi tệ thêm

Mỗi người có cách xử lý nỗi bất an theo những cách khác nhau, thường là cố gắng làm cho bản thân cảm thấy dễ chịu hơn trong mối quan hệ. Họ chưa nhận ra rằng cách họ xử lý nỗi bất an của mình lại đang làm cho mối quan hệ trở nên tệ hại hơn.

Một vài người tìm kiếm sự an tâm theo cách quá gay gắt

Sự an tâm trong mối quan hệ không phải là thứ gì đó rõ ràng lắm, nhưng một vài người lúc nào cũng muốn bám chặt lấy nó. Để có thể lúc nào cũng thấy yên tâm, họ điên cuồng tìm kiếm sự bảo chứng cho tình yêu. Lúc đó, một người sẽ yêu cầu đối phương làm gì đó để chứng minh tình yêu của họ. Cách này cũng không khác gì áp lực bạn bè ở lứa tuổi thanh thiếu niên cả.

Nhưng nếu bạn đòi hỏi người yêu mình phải nói anh yêu em cả tá lần, hoặc là luôn bắt họ làm cái này cái kia, thì mọi việc sẽ trở nên vô cùng tệ hại. Và nếu bạn đủ tuyệt vọng tới độ bắt họ phải trả lời lập tức ngay sau khi bạn nhắn tin, thì mọi thứ coi như đã tuột dốc.

Khi người yêu bạn quá tải bởi những yêu cầu lố lăng, anh ấy/cô ấy sẽ không còn có thể thực hiện chúng hoàn hảo 100% vào mọi lúc được nữa. Vấn đề của sự bất an không thể được giải quyết theo cách đó. Hành động thì tốt hơn lời nói; nhưng khi hành động được tạo ra để đáp ứng những yêu cầu của sự bất an, chúng sẽ trở nên giả tạo và uể oải.

Một số người thì thể hiện sự bất an một cách khôn khéo và tinh vi

Những người này thường có xu hướng tin rằng sẽ thật yếu đuối nếu bản thân thừa nhận cảm xúc bất an của mình, nhưng lại luôn bí mật mong rằng đối phương sẽ quan tâm tới cảm xúc đó. Tuy nhiên, khi đối phương không hiểu được chuyện gì đang diễn ra, nó có thể là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc cãi vã và càng trở nên bất an trong tình yêu.

Họ sẽ đưa ra một số dấu hiệu tế nhị hay nói những câu như, "Anh/em ổn mà. Đừng lo" hay "Hãy làm những điều anh/em thích" và rồi mặc kệ đối phương. Điều này thể hiện rằng họ cảm thấy bị làm phiền và nó không mang lại hiệu quả. 

Hầu hết cho rằng các cặp đôi nên hiểu nhau dù không cần phải nói ra. Nhưng đó là điều không thực tế. Dù rằng bạn cảm thấy xấu hổ về sự bất an trong cảm xúc, hay không thể giải thích những lí do ẩn sâu. Việc cảm xúc đấy được biết đến bởi đối phương luôn là một việc quan trọng. 

Khi mà người mang cảm xúc bất an luôn dựa vào những manh mối tế nhị hay hành động, đối phương của họ sẽ không hiểu họ đang thực sự nghĩ gì và sẽ hành động theo cảm tính. Điều này sẽ tạo ra một sự hiểu lầm vì một trong hai người luôn phải đoán xem người kia đang nghĩ gì, và hầu hết họ không thể đoán đúng. Những hành vi không chủ động như là bỏ qua cảm xúc đối phương hay bộc phát cơn giận dữ của bản thân cũng có thể làm tổn thương đối phương, thậm chí còn có thể khiến họ nổi giận. 

Số khác lại hành xử và tỏ ra là họ an tâm về đối phương

Nhiều người chọn cách kìm nén cảm xúc thật của mình ra ngoài vì lo sợ hoặc xấu hổ. Trong khi họ có thể có ý định tốt, vì họ không muốn sự bất an trong họ ảnh hưởng tới người khác hay ảnh hưởng chính mối quan hệ. Nhưng điều đó chỉ càng làm mọi chuyện tồi tệ hơn.

Có vẻ như ban đầu mọi chuyện vẫn ổn vì họ nhận ra sự quan trọng khác của nhau, khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau sẽ khiến họ quên ngay đi nhưng cảm xúc bất an. Nhưng vì cố kìm nén cảm xúc thật của bản thân, họ có thể có xu hướng khiến mọi chuyện càng trở nên không hạnh phúc.

Việc không bộc lộ ra ngoài những cảm xúc tiêu cực hay chia sẻ nỗi niềm của mình với bất kì ai khác, những người như vậy thường bị suy nghĩ thái quá (mặc dù những điều tồi tệ không xảy ra). Nỗi buồn dài hạn này có thể dẫn đến sự lo lắng và tuyệt vọng.

Trong một chặng đường dài, nếu mối quan hệ không được lành mạnh, dù cho những người trong mối quan hệ đó tỏ ra không có gì là sai, đối phương của họ sẽ còn cảm thấy sự tiêu cực trong mối quan hệ và mọi chuyện sẽ không bền vững.

Cách duy nhất để chữa trị nỗi bất an đó là trở nên dễ tổn thương

Trở nên nghi ngờ không phải là sự sai lầm. Có cảm giác bất an nghi ngờ không có nghĩa bạn là một con người yếu đuối.

Một khi bạn nhận ra sự nghi ngờ trong bạn, hãy đối chiếu và xác định xem cảm xúc đó từ đâu mà tới. Nó có thể đến từ những trải nghiệm quá khứ. Cũng có thể đến từ sự thiếu chú ý hoặc nhận quá nhiều sự chú ý của bố mẹ khi bạn vẫn còn nhỏ tuổi? Hoặc đến từ sự thiếu tin tưởng đối với đối phương trong tình yêu? Hay chính là sự thiếu tự tin của bản thân? Hãy bỏ qua việc đổ lỗi cho đối phương mà hãy tìm hiểu kĩ hơn về những cảm xúc sâu xa trong chính bạn.

Sau khi nhận ra được tại sao bản thân lại có những cảm xúc đó, hãy chia sẻ với đối phương. Nói về những điều mà bạn cảm nhận được. Nói với anh/cô ấy bạn cảm thấy như thế nào khi anh/cô ấy làm điều đó và tại sao bạn cảm thấy như vậy. Chia sẻ cho người ấy những lý do tại sao những điều đó lại gây cho bạn những cảm xúc đó.

Hãy giải quyết vấn đề cùng nhau, tìm hiểu xem những điều cần phải làm để cả hai nhận thức được vấn đề. Cùng nhau tìm hiểu những khía cạnh nhất định trong tình cảm để giảm thiểu sự thiếu tin tưởng dành cho nhau. Ví dụ như, nếu bạn muốn đối phương trả lời lại tin nhắn của bạn ngay lập tức, hãy dần dần dừng lại điều đó. Có thể như anh ấy/cô ấy đồng ý việc nhắn tin với bạn khi đang làm việc và để bạn biết rằng họ đang trải qua một ngày làm việc bận rộn nên có thể sẽ không quan tâm bạn được cho tới khi tan làm.

Dù rằng cả hai người đều đồng ý cùng nhau giải quyết vấn đề, điều quan trọng nhất là sự thảo luận. Nếu không, thì mọi chuyện sẽ không bao giờ tốt lên được. Cho dù đó là những buổi trò chuyện trước khi đi ngủ, tâm sự với nhau về những cảm xúc, sự việc mà bạn trải qua trong ngày hay cả những câu chuyện cá nhân, thì bạn phải cố gắng nhận thức và giải quyết vấn đề đó. Hãy nhớ rằng, luôn bình tĩnh với chính bản thân và đối phương. Điều đó sẽ giúp mối quan hệ tồn tại, nhất là khi mối quan hệ đó đang trải qua sự thử thách.

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com