8 tháng trước
Nhân Cách Ái Kỷ Là Gì? Và Cách Đối Phó Với Một Người Mắc Chứng Ái Kỷ?
335

7024
Lượt xem
31
Lượt chia sẻ
5
Lượt bình luận

Anh ấy hỏi ý kiến của bạn, nhưng chỉ làm theo ý mình mặc kệ bạn nói gì đi nữa. Cô ấy thích được nói về bản thân mình, mọi thứ về cô ấy đều tốt đẹp hơn bạn. Khi bạn cố gắng chia sẻ bất kỳ điều gì vui vẻ về bạn, cô ấy thật sự nghi ngờ điều đó.

Nếu bạn biết ai đó hành xử như những ví dụ trên đây, có khả năng họ là một người mắc chứng ái kỷ.

Hội chứng ái kỷ là một rối loạn nhân cách mà phần lớn chúng ta đều có.

Trong văn hoá phổ biến, hội chứng ái kỷ được miêu tả như một người tự yêu chính bản thân họ, chính xác hơn là, họ lý tưởng hoá bản thân mình. Người mắc chứng ái kỷ tin rằng họ quá đặc biệt để có thể hiểu được và họ quá tuyệt nên họ có nhu cầu nhận được sự ngưỡng mộ từ người khác. 

Nhà tâm lý học Stephen Johnson viết rằng,[1]

người mắc chứng ái kỷ là người chôn giấu sự tự biểu lộ cảm xúc thực của họ như một cách phản ứng lại với những vết thương từ trước và thay thế bằng một bản ngã tự cao, sai lệch cưỡng ép.

Hệ thống chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - DSM) miêu tả nhân cách ái kỷ như một rối loạn nhân cách. Đây là một rối loạn phổ, nghĩa là nó tồn tại trên một phạm vi liên tục từ một vài đặc điểm của chứng ái kỷ đến rối loạn nhân cách phát triển mạnh.[2]

Rối loạn nhân cách ái kỷ không phổ biến lắm, nhưng sự thật là, chúng ta đều có một vài đặc điểm của chứng ái kỷ.

Đặc điểm của một người mắc chứng ái kỷ:

  • Họ có một nhu cầu thầm kín với sự ngưỡng mộ và thừa nhận. Họ nghĩ họ đặc biệt và quá độc đáo để có thể hiểu được.
  • Họ thấy họ ưu tú hơn bạn. Họ đạt được nhiều hơn và biết rất nhiều hơn bạn.
  • Họ không cho thấy sự nhạy cảm của mình. Họ sợ những gì người khác nghĩ về họ và họ muốn duy trì sự ưu tú trong mọi hoàn cảnh. 
  • Họ không sẵn sàng thừa nhận hoặc muốn được biết đến với cảm xúc và nhu cầu phụ thuộc vào người khác. Họ muốn là trung tâm sự chú ý và tin rằng biểu lộ cảm xúc là dấu hiệu của sự yếu đuối.
  • Họ là người thao túng điêu luyện và lạm dụng cảm xúc. Họ biết cách sử dụng sự quyến rũ của mình để lợi dụng người khác để đạt được điều mình muốn.

Zari Ballard, chuyên gia về hội chứng ái kỷ và là tác giả của Tóm tắt về hội chứng ái kỷ (Narcissism in a Nutshell), đã trả lời một vài câu hỏi phổ biến được hỏi bởi những người không mắc hội chứng này về việc người mắc chứng ái kỷ nghĩ và cảm thấy gì từ quan điểm của chính họ.[3]

Chúng tôi chẳng quan tâm người khác cảm thấy thế nào. Chúng tôi thích cái gọi là sự lạnh nhạt. Những người mắc chứng ái kỷ thực sự không muốn thay đổi. Chúng tôi cảm thấy hoàn toàn có quyền kiểm soát cuộc đời mình theo cách này.

Người mắc chứng ái kỷ biết sự khác biệt giữa đúng và sai vì họ hiểu nguyên nhân và hệ quả. Không có sự "dằn vặt lương tâm" để gợi ý cho họ và họ thể hiện ra dấu hiệu của việc "không hề khác biệt với quy chuẩn xã hội" trong khi gần như là họ cho thấy sự "lạnh nhạt".

Người mắc chứng ái kỷ có cơ chế suy nghĩ rất khác biệt. Họ nhìn mọi thứ theo một quan điểm khác. Không như người không mắc hội chứng này và người thấu cảm, họ không có nhiều sự đồng cảm và không sẵn lòng thể hiện cảm xúc cho người khác.

1. Hội chứng ái kỷ là sự nhạy cảm được đưa đến cực điểm

Gốc rễ của nhân cách ái kỷ là một sự khước từ mạnh mẽ để trở nên nhạy cảm với bất kỳ người nào.[4]

Người mắc chứng ái kỷ từ chối đặt bản thân vào một vị trí mà họ cảm thấy nhạy cảm. Họ sợ rằng người khác sẽ lợi dụng điểm yếu của họ, nên họ học cách nguỵ trang những điểm yếu đó bằng việc tỏ ra mạnh mẽ và đầy quyền lực. Họ nghĩ thể hiện cảm xúc cho người khác là một dấu hiệu của sự yếu đuối, nên họ học cách che giấu cảm xúc và cư xử lạnh lùng phần lớn thời gian.

Người mắc chứng ái kỷ sống trong trạng thái lo lắng vì họ nhận biết rất rõ cảm xúc của họ và cách người khác nghĩ về họ.

Ghét sự nhạy cảm là gốc rễ của nhân cách ái kỷ.

2. Một nhân cách ái kỷ có thể là kết quả của một quá khứ đau thương

Người mắc chứng ái kỷ trở nên tuyệt vọng để liên tiếp tìm kiếm sự thừa nhận vì họ không cảm thấy đáng giá và có giá trị trong quá khứ, hoặc họ được chú ý quá nhiều như một cá thể quý giá và đặc biệt nhất trên thế giới.

Cách nuôi con sai lầm hoặc không phù hợp, ví dụ không đặt ra giới hạn đầy đủ, được cho là một nguyên nhân chính, và cả hai kiểu nuôi con tuỳ ý hoặc phát xít đều được chứng minh là sẽ làm đẩy mạnh dấu hiệu của chứng ái kỷ.[5]

Cha mẹ không nhìn thấy giá trị của con cái, và cả cha mẹ ca tụng tán dương con mình một cách thái quá, đều đẩy mạnh chứng ái kỷ khi đứa trẻ lớn lên. Trong khi nhóm thứ nhất làm con mình thấy thua kém người khác và muốn có nhiều sự chú ý hơn, nhóm thứ hai ủng hộ sự tự lý tưởng hoá bản thân của đứa trẻ.

1. Nếu ai đó thân thiết với bạn là người mắc chứng ái kỷ, thì hãy trân trọng sự khác biệt đó

Có nhiều loại nhân cách khác nhau và không phải ai cũng suy nghĩ và hành động giống bạn. Thay vì cố gắng thay đổi người khác, hãy học cách chấp nhận sự khác biệt và tìm kiếm sự cân bằng khi bạn thật sự phải giao tiếp với họ.

2. Đừng cố thay đổi họ, hãy tập trung vào nhu cầu của chính bạn

Hãy hiểu rằng người mắc chứng ái kỷ khước từ mọi sự thay đổi, quan trọng hơn bạn phải nhìn thấu được con người thật sự của họ, thay vì người bạn muốn họ trở thành. Hãy tập trung vào việc bạn cảm thấy như thế nào, và bạn muốn bản thân trở thành gì.

Trân trọng sự thật rằng có nhiều loại nhân cách khác nhau và điều duy nhất bạn có thể kiểm soát là thái độ và hành động của bạn.

3. Công nhận những gì họ làm chỉ xuất phát từ sự bất an

Ở sâu bên trong người mắc chứng ái kỷ khá nhạy cảm, họ nghi ngờ người khác vì đó là cách họ có thể làm bản thân cảm thấy tốt hơn.

Khi bạn biết rằng những gì người mắc chứng ái kỷ làm đối với bạn không hề mang tính cá nhân, mà là thứ gì đó xuất phát từ sự bất an của họ, bạn biết rằng đôi khi họ chỉ cần một chút sự đảm bảo nhất định.

Điều này đặc biệt quan trọng nếu người mắc chứng ái kỷ là người bạn hay phải làm việc cùng, hoặc nếu họ là thành viên trong gia đình bạn. Sự đảm bảo nhất định có thể làm họ bình tĩnh và hoàn thành công việc được giao.

4. Hỏi họ người khác sẽ nghĩ thế nào thay vì người khác sẽ cảm thấy thế nào [6]

Người mắc chứng ái kỷ không cảm thấy tội lỗi, nhưng họ quan tâm đến cách người khác nghĩ về họ sâu trong tim.

Nhà tâm lý học lâm sàng AI Bernstein giải thích:

Có những thứ, như là cảm xúc của người khác, mà người mắc chứng ái kỷ hiếm khi để ý. Nếu họ đang nghe bạn, thì đừng nói với họ mọi người có thể phản ứng như thế nào; thay vào đó, hãy hỏi những câu hỏi thăm dò. Người mắc chứng ái kỷ có khả năng rất cao sẽ hành động dựa trên những ý tưởng họ nghĩ do mình tự nghĩ ra.

Nếu bạn phải làm việc gần gũi với một người mắc chứng ái kỷ, hãy tập trung vào thông tin và ý tưởng, không phải cảm xúc.

5. Bỏ qua nhu cầu cần có sự cho phép của người mắc chứng ái kỷ

Bạn không phải người mà người mắc chứng ái kỷ nói. Đừng để trò chơi đổ lỗi của họ làm giảm lòng tự trọng của bạn, và đừng tranh luận với họ chỉ để bảo vệ những gì bạn tin là đúng.

Chẳng ích gì khi tranh luận với người mắc chứng ái kỷ chỉ để chứng minh họ sai vì họ sẽ không nhượng bộ trong việc chứng minh họ đúng. Khả năng cao bạn sẽ thất vọng hơn khi họ không đồng ý với bạn theo một cách không thoải mái chút nào.

Hãy biết giá trị của bạn và tách khỏi ý kiến của người mắc chứng ái kỷ về bạn.

6. Nếu người mắc chứng ái kỷ làm bạn tổn thương, hãy tránh xa họ

Hãy nhớ rằng, một mối quan hệ lành mạnh phải đến từ hai phía. Đó là sự tôn trọng lẫn nhau và nó dựa trên việc cho và nhận. Nhưng bất kỳ loại mối quan hệ nào với một người mắc chứng ái kỷ cũng có khả năng ngược lại, đó là làm người mắc chứng ái kỷ vui vẻ và liên tiếp ủng hộ họ. Một mối quan hệ như vậy sẽ chỉ là gánh nặng cho bạn và không lành mạnh đối với sự phát triển của bạn.

7. Đặt ra ranh giới và luôn duy trì nó

Nếu bạn đặt ra ranh giới, bạn phải sẵn sàng duy trì nó. Khi một người mắc chứng ái kỷ thấy rằng bạn đang lấy lại sự kiểm soát cuộc sống của bạn, họ sẽ cố thử giới hạn của bạn, đó chỉ là bản năng của họ.

Hãy sẵn sàng vì ranh giới của bạn sẽ bị thử thách. Hãy rõ ràng, hãy có sẵn những hành động cần thiết ở trong đầu.

Ví dụ, nếu bạn đã quyết định dừng liên lạc với họ, có khả năng họ sẽ xuất hiện trước mặt bạn chỉ để nói chuyện với bạn. Hãy có đủ dũng khí để giữ vững ranh giới của mình, đừng chùn bước và lại thu hẹp khoảng cách với họ; nếu không họ sẽ không coi trọng ranh giới của bạn nữa.

8. Biết khi nào phải ra đi

Khi một người mắc chứng ái kỷ bắt đầu làm bạn thấy không thoải mái và nghi ngờ về bản thân, đó là lúc đứng dậy và đủ tôn trọng bản thân để rời khỏi họ.

Nếu bạn yêu một người mắc chứng ái kỷ, thì bạn nên nghiêm túc nghĩ về việc kết thúc mối quan hệ và tiến lên vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu người mắc chứng ái kỷ là thành viên trong gia đình, bạn không cần phải tàn nhẫn với họ, nhưng tốt hơn là nên giữ khoảng cách với nhau.


Tài liệu tham khảo