5 tháng trước
Cái Bẫy Phổ Biến Nhất Cho Các Nhà Nghiên Cứu: Sự Thiên Vị Trong Thí Nghiệm
350

4016
Lượt xem
1134
Lượt chia sẻ
194
Lượt bình luận

Tình trạng thiên vị của những người làm thí nghiệm vốn đã luôn hoành hành trong các báo cáo nghiên cứu mỗi năm.

Những người làm thí nghiệm, các đối tượng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của họ là xa rời rất nhiều so với mức hoàn hảo.

Chúng ta đều từng được nghe đến hành vi sai trái trong nghiên cứu học thuật, thao túng có chủ đích hay những nhà nghiên cứu với hành vi nói dối rõ ràng trong những nghiên cứu của họ.

Mặc dù vậy, có thể thừa nhận chắc chắn rằng phần lớn các nhà nghiên cứu đều có chủ đích tốt khi thực hiện các thí nghiệm và khi viết các ấn phẩm báo cáo của mình.

Tuy thế, một điều quan trọng cần hiểu là tất cả các nhà nghiên cứu đều không tránh khỏi sự sa sút khi làm việc: sự thiên vị trong khi làm thí nghiệm.

Hiểu về sự thiên vị trong công tác thí nghiệm[1]

Nói một cách đơn giản nhất, sự thiên vị xảy ra khi suy nghĩ của ta có xu hướng ưa thích một cái gì đó hơn những thứ khác.

Chúng ta đều có những định kiến của riêng mình, trong đó bao gồm quan điểm chính trị hoặc hệ tư tưởng, hay những gì chúng ta mong đợi từ ai đó hoặc điều gì đó.

Những định kiến đó ảnh hưởng đến cách chúng ta ăn nói, những gì chúng ta làm hay người mà chúng ta bầu chọn.

Tình trạng này không chỉ xảy ra trong đời sống thường ngày, mà còn cả trong nghiên cứu nữa.

Những người thực hiện thí nghiệm luôn hết sức trong việc không để quan điểm cá nhân vốn có ảnh hưởng đến thí nghiệm. Không may thay, điều này có thể xảy ra trong quá trình nghiên cứu và tác động đến kết quả.

Quá trình này được định nghĩa là thành kiến của người làm thí nghiệm.

Thành kiến trong thí nghiệm xảy ra như thế nào?

Khi những người làm thí nghiệm tiếp xúc quá gần với vật thể nghiên cứu, hoặc là đã có những quan niệm định sẵn về những điều họ mong muốn xảy ra, sự định kiến cũng bắt đầu ảnh hưởng tới chính thí nghiệm ấy. Những ảnh hưởng đó thường rất tinh vi, và thường chỉ là sự vô ý. 

Trên thực tế, hầu hết các nhà nghiên cứu đều có thể rơi vào tình trạng bị mắc bẫy bởi chính những giả thuyết của riêng họ.

Ví dụ, một nhà nghiên cứu có thể đi quá trong việc giải nghĩa kết quả dự định của họ đối với vật thí nghiệm, và những kiến thức thu được từ vật thể đó có thể ảnh hưởng tới cả thái độ của họ.

Sự tương tác giữa người làm thí nghiệm và đối tượng thí nghiệm không phải nguồn cơn duy nhất dẫn đến thành kiến trong thí nghiệm.

Thành kiến của người làm thí nghiệm có thể xảy ra đối với phác thảo của họ. Quá chú ý tới sản phẩm đầu ra có thể dẫn đến hành vi thao túng của người nghiên cứu đối với thí nghiệm.

Những ví dụ về thành kiến của người làm thí nghiệm[2]

Tất cả chúng ta đều đã quen thuộc với ngành công nghiệp sản phẩm bổ sung thể hình. Họ thường đưa ra những sản phẩm thể hiện khả năng diệu kì trong việc giúp người dùng tăng hay giảm cân đã thông qua hàng loạt "nghiên cứu", trong khi đó một nghiên cứu khác với thành phần tương tự thất bại trong việc chỉ ra bất cứ tác dụng gì. Nếu những thứ đó được coi như những nghiên cứu lâm sàng, chúng cũng thường được coi là một ví dụ của sự thiên vị trong nghiên cứu.

Về mặt cơ bản, những nhà nghiên cứu đã thay đổi một số khía cạnh nhất định của thí nghiệm để sản sinh ra kết quả mà họ mong muốn được thấy, dù là với những người tham gia mà họ đã chọn, với cách họ tương tác với đối tượng thí nghiệm hay với cách họ phác thảo với sự thử nghiệm ấy.

Tuy vậy, không phải tất cả các hình thức của thiên vị trong thí nghiệm đều là do cố ý.

Một trong những ví dụ điển hình nhất cho tình trạng thiên vị trong thí nghiệm là trường hợp của Rosenthal và Fide vào năm 1963 (2). Với ví dụ này, hai nhóm học sinh được nhận những con chuột để phân tích. Những con chuột đó vốn được dùng để đánh giá khả năng của chúng trong việc định hướng đường đi trong một mê cung. Một nhóm được nói rằng những con chuột của họ khá "thông minh" trong khi nhóm còn lại là "đần độn", mặc dù trong thực tế cả hai nhóm chuột đều được chọn ngẫu nhiên với không một đặc điểm nào cụ thể.

Những học sinh phân tích "nhóm thông minh" đã đánh giá những chú chuột của họ cao hơn nhóm "đần độn". Thực chất, nhóm học sinh được định hướng trước rằng những con chuột của họ sẽ thể hiện tốt, bị ảnh hưởng với hành động của họ để chứng minh cho điều đó. Rosenthal và Fode đã chỉ ra rằng điều này rất có thể đã xảy ra một cách vô thức.

Những nhà nghiên cứu đã làm thế nào để giảm thiểu tình trạng thiên vị trong thí nghiệm[3]

Quy trình đánh giá ngang hàng

Nếu như có đủ những "con mắt" chất lượng để đánh giá về ấn phẩm, thì rất hy vọng rằng những định kiến sẽ được xác định và thí nghiệm vì thế không được công bố.

Những người thu thập dữ liệu mù

Điều này được thực hiện bởi những nhân viên thu thập dữ liệu không nhận thức về đối tượng nghiên cứu (cả người điều khiển lẫn nhóm nghiên cứu) đồng thời không biết đến các giả thuyết. Vì thế, họ không biết kết quả được mong đợi là gì khi họ thực hiện thí nghiệm lẫn khi thu lượm kết quả.

Phác thảo thí nghiệm mù đôi

Với những nghiên cứu với hình thức mù đôi, cả người làm thí nghiệm lẫn đối tượng thí nghiệm đều không được biết nhóm nào là nhóm bị kiểm soát và nhóm nào mới là thực nghiệm. Hơn nữa, phác thảo của thí nghiệm cũng có thể được hoàn thành bởi một người nào đó không có ý thức về giả thuyết.

Làm sao để bạn nhận ra tình trạng thiên vị trong thí nghiệm với vị trí là một người đọc

Hãy ngó qua một số khía cạnh chìa khóa, trong đó bao gồm:

  • Một nhóm điều khiển
  • Nếu đó là một thí nghiệm "mù đôi", cả người thực nghiệm lẫn đối tượng thí nghiệm đều không được biết nhóm nào mới là nhóm kiểm soát và nhóm nào mới là nhóm thí nghiệm
  • Nhà tài trợ sẽ không gây ảnh hướng đến hoặc có hành vi tương tác với thí nghiệm
  • Những bằng chứng chỉ ra rằng ấn phẩm được công bố đã trải qua quá trình đánh giá nghiêm ngặt
  • Những người được chọn thí nghiệm là do ngẫu nhiên
  • Cam đoan rằng nhóm kiểm soát đã được đánh giá kỹ lưỡng như nhóm thực nghiệm

Nếu bất cứ tiêu chuẩn nào ở trên không đem lại giá trị đáng kể, bạn nên bắt đầu phân tích ấn phẩm ấy một cách nghiêm khắc hơn, hãy đặt ra câu hỏi về chất lượng cũng như liệu rằng nó có đáng để được nêu ra không.

Bài học gì nên được rút ra?

  • Việc đọc toàn bộ ấn phẩm nghiên cứu thay vì chỉ những khái niệm trừu tượng và kết quả của chúng là cần thiết.
  • Việc người đọc chúng ta có thể nhận biết và phổ biến rộng rãi khi một sự thiên vị xảy ra là khá quan trọng.
  • Hiểu được bối cảnh của thí nghiệm cũng quan trọng không kém việc hiểu được kết quả của thí nghiệm.
  • Ngay cả những nhà nghiên cứu tốt nhất với mục đích tuyệt nhất cũng bị ảnh hưởng bởi lỗi thiên vị.

Là những độc giả, đó cũng là trách nhiệm của chúng ta trong việc thông hiểu và nắm được tác phẩm để những nhà nghiên cứu có thể sản xuât ra những tác phẩm chân thực nhất và chất lượng nhất.

Lần tiếp sau khi bạn nghe một ai đó nói về "học tập" hay "nghiên cứu", hãy chắc chắn hỏi họ về thí nghiệm, và đừng ngại ngần để tranh luận về những thiên vị nhé!

Tài liệu tham khảo

Không tìm thấy nội dung