5 tháng trước
Để Trở Thành Một Người Tốt Hơn, Chúng Ta Cần Trải Qua 5 Giai Đoạn Thay Đổi
114

2374
Lượt xem
339
Lượt chia sẻ
12
Lượt bình luận

Sự thay đổi không phải là món quà bạn được ban tặng.

Mặc dù với rất nhiều cách mà tất cả chúng ta muốn thay đổi bất luận thành tích của chúng ta trong quá khứ là gì - thì nó chưa bao giờ là một quá trình đơn giản. Ngoài ra, thay đổi bạn muốn thực hiện càng lớn, thì có vẻ như chúng càng khó thực hiện.

Việc tạo ra một sự thay đổi, một sự thay đổi khẳng định cuộc sống, sẽ tiếp tục cho đến hết cuộc đời chứ không phải là trong năm tới. Nó có thể là một quy trình rườm rà đầy những kế hoạch và phương hướng độc đáo về cách hoàn thành nó. Nhưng khi chúng được chia nhỏ thành những thành phần đơn giản nhất, thì thực sự chỉ có năm giai đoạn để một người cần vượt qua mà thôi.

Giai đoạn 1: Xác định những điều bạn không thể chấp nhận đối với bản thân mình hơn nữa

Tôi muốn trở thành một người tốt hơn!

Tôi muốn tìm thấy niềm đam mê của mình!

Sự thay đổi bắt đầu bằng cách xác định những gì bạn muốn hoàn thành. Nó không cần phải cụ thể tại thời điểm này, nên bạn chỉ cần xác định những thành tựu cấp cao của những gì bạn muốn đạt được. Có lẽ mục tiêu "tìm thấy niềm đam mê của bạn" quá mơ hồ, và một cái gì đó trực tiếp hơn như "Tôi muốn biết là tôi thực sự thích điều gì về công việc của tôi" thì hữu ích hơn. Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu, bạn phải xác định những thay đổi nào bạn đang muốn thực hiện.

Giai đoạn 2: Chia chúng thành những bước nhỏ hơn

Sự thay đổi sẽ không thành công khi chúng ta không thể phân nhỏ hoặc chia nhỏ mục tiêu thành những bước nhỏ hơn chúng ta cần thực hiện để tạo ra sự thay đổi đó trong chính chúng ta. Bằng cách chia nhỏ các bước để thực hiện thay đổi trong cuộc đời chúng ta, chúng ta đang đơn giản hóa công việc để tạo ra sự thay đổi, và xác định những rào cản theo cách của chúng ta mà có thể làm chúng ta chậm lại và cản trở tiến trình của chúng ta.

Đam mê là gì?

Điều gì giúp cho chúng ta trở thành một người tốt hơn?

Một sự tinh chỉnh hơn nữa của những thay đổi này (ví dụ: mục tiêu) có thể là - "Hàng ngày tôi sẽ viết xuống những gì tôi thích làm để tìm thấy niềm đam mê của mình" hoặc "Tôi sẽ làm ba điều tốt cho ba người lạ mỗi ngày". Bây giờ, chúng ta đã thực hiện sự thay đổi và các mục tiêu gắn liền với những gì chúng ta đang tìm cách thay đổi, cùng với những thành tựu dựa trên thời điểm, địa điểm và điều chúng ta sẽ hoàn thành.

Sự thay đổi không phải là một thành tựu đơn nhất mà nó là một sự thực hiện nhất quán các nhiệm vụ nhỏ có thể thực thi được.

Giai đoạn 3: Bắt đầu theo dõi mọi thứ, dù lớn hay nhỏ

Các mục tiêu lớn - trở thành một người tốt hơn, tìm thấy đam mê của bạn - có thể khó đo lường, nhưng nó có thể được thực hiện. Tuy nhiên, điều gì là quan trọng nhất đối với chúng ta để theo dõi sự xuất hiện của những thay đổi đó trên một thứ nào đó đơn giản như Bảng Tính Google.

Tôi đã giúp bao nhiêu người tháng này?

Có bao nhiêu tờ tạp chí mà tôi đã viết ra trong năm qua?

Không thể tránh khỏi việc chúng ta trở nên thất vọng với sự thiếu tiến bộ trong quá trình thay đổi bởi vì chúng ta không nghĩ rằng chúng ta đạt được những mục tiêu chung cho sự thay đổi khi những gì chúng ta đạt được là sự tiến bộ. Quá trình sẽ hướng tới mục tiêu, tiến tới sự thay đổi.

Việc theo dõi và ghi lại sự thay đổi của bạn là một cách đáng kinh ngạc để bạn có thể nhìn lại nơi bạn bắt đầu và nói với bản thân - "Ồ, tôi đã đi một chặng đường dài và tôi sẵn sàng bước tiếp".

Giai đoạn 4: Tiếp tục thất bại, và phát triển mạnh mẽ hơn mỗi lần

Tôi đã thấy được rằng, thành công lớn nhất của tôi khi thực hiện sự thay đổi là kết quả của khả năng khi tôi tiếp tục thất bại. Điều này nghe có vẻ dở hơi khi tôi để mình tiếp tục thất bại trong lúc cố gắng thực hiện một thay đổi, nhưng tôi đã tìm thấy hết lần này đến lần khác đó là sự thất bại trong việc cố gắng thực hiện thay đổi đó khiến tôi mạnh mẽ hơn và sẵn sàng hơn để trở lại và thử lần nữa. Khi tôi thúc đẩy bản thân mình mạnh mẽ hơn để thực hiện thay đổi đó, để trở nên tốt hơn về một việc gì đó, để cải thiện bản thên, tôi sẽ gục ngã và phạm sai lầm nhưng thông qua những sai lầm này tôi sẽ học được cách để trở nên tốt hơn.

Nếu bạn liên tục thành công khi bạn thực hiện mục tiêu của mình hướng về sự thay đổi, hơn là bạn đang không thực sự tạo ra sự thay đổi, thì thay vào đó, bạn đang tự khen ngời mình vì đã không thúc ép bản thân ngày hôm nay.

Giai đoạn 5: Tiếp tục lặp lại

Ngay cả khi tôi thực hiện bốn giai đoạn thay đổi đầu tiên này, tôi thường thấy rằng mình cần phải lùi lại một bước và kiểm tra lại các mục tiêu của tôi và những gì tôi muốn đạt được.

Có phải sự thay đổi tôi tìm cách thực hiện vẫn còn lớn lao không?

Tôi theo dõi tiến trình của tôi như thế nào?

Tôi có tự thúc đẩy mình đủ mạnh mẽ chưa?

Vì lý do này, giai đoạn thay đổi cuối cùng cho bạn là nhìn lại những gì bạn đang cố gắng thay đổi và điều chỉnh những gì bạn đang thực hiện. Thật kỳ lạ, điều này có thể là giai đoạn thay đổi khó khăn nhất vì chúng ta hướng con mắt phê phán vào chính mình với những gì chúng ta đang cố gắng thay đổi.

Tôi có thực sự là một người tốt hơn bằng cách thực hiện điều gì đó tử tế cho ba người lạ một tuần không? Nó có trở nên dễ dàng như vậy vào thời điểm này rằng sự thay đổi tôi đang tìm cách để thực hiện thực sự không còn ở đó không?

Ngoài tất cả những giai đoạn thay đổi trên, thì có một chủ đề nhất quán về ý chí, cam kết và mong muốn để thực hiện thay đổi này. Nó có sẵn trong toàn bộ quá trình và có thể là những yếu tố quyết định liệu chúng ta có thực sự đạt được sự thay đổi hay không. Những giai đoạn này không thể mang lại cho bạn ý thức về ý chí, sự cam kết, sự khao khát nhưng chúng có thể giúp bạn giảm bớt những rào cản bạn gặp phải, cách bạn tiếp cận với những khó khăn và bạn cần làm gì khi đối mặt với những chướng ngại đó.

Phần còn lại tùy thuộc vào bạn.