4 tháng trước
Tại Sao Thỉnh Thoảng Chúng Ta Lại Có Cảm Giác Trống Rỗng
766

25.2K
Lượt xem
161
Lượt chia sẻ
13
Lượt bình luận

Hãy tưởng tượng tình huống bạn chật vật khi cố không để tâm và tìm cách thoát khỏi cảm giác hoàn toàn không có mục tiêu và trống rỗng. Mặc dù bạn biết những gì mình thích, và muốn có được trong cuộc sống, cũng như những gì bạn mong đạt được trong tương lai, nhưng bạn vẫn bị sự cô đơn ấy hành hạ. Khi bạn nói, "Tôi thấy trống rỗng", thực sự điều đó có ý nghĩa gì?

Khoảng trống bên trong tâm hồn bạn là do thiếu vắng tình cảm

Theo tiến sĩ Margaret Paul, sự trống rỗng bạn cảm thấy là tình trạng tâm trí gây ra do thiếu vắng tình yêu thương. Khi bạn không yêu thương bản thân, lơ là mọi cảm xúc chính mình và luôn cố gắng có được sự chú ý và chấp thuận từ người khác, bạn có thể phải trải qua cảm giác đó.

Mọi người ai cũng có thể sáng tạo và đầy tiềm năng, nhưng không phải ai cũng biết cách tận dụng cơ hội đó, vì vậy mà phí thời gian và năng lượng. Rồi chúng ta tìm cách lấp đầy khoảng trống đó bằng thức ăn, các mối quan hệ, công việc và những thứ khiến chúng ta sao lãng.

Để hiểu thêm về sự trống rỗng này, chúng ta cần phải hiểu hơn về cảm xúc bên trong mình

Muốn tìm giải pháp cho vấn đề này, ta nên học cách nhận biết cảm xúc bên trong tâm hồn mình. Hãy cũng xem thử các dấu hiệu của các khoảng trống cảm xúc này:

  • Bạn không biết mình là ai và mục đích sống của mình là gì;
  • Bạn chỉ nghĩ đến những thứ tiêu cực;
  • Bạn luôn tìm kiếm lời khen ngợi từ gia đìnhvà bạn bè;
  • Bạn không biết cách bày tỏ cảm xúc của mình.

Đôi khi, cảm giác trống rỗng tựa như một lỗ đen hay vùng chân không

Điều quan trọng nhất cần biết là sự trống rỗng chính là trạng thái thiếu vắng. Phần lớn mọi người rơi vào trạng thái này đều có mối quan hệ không gần gũi với cha mẹ mình. Khi bạn không có đủ tình yêu thương và sự quan tâm lúc nhỏ, bạn dần tin rằng bạn không đủ tốt để nhận được tình thương ấy. Điều đó có nghĩa nguyên nhân thực sự của cảm giác trống trải mà bạn cảm nhận là do thiếu vắng mối liên kết cảm xúc và các biểu hiện của tình yêu thương[1].

Kết quả là cảm giác này đi theo ta suốt cuộc đời gần như không mất đi. Thiếu cảm giác được thuộc về nơi nào đó để lại dấu vết đau buồn sâu sắc đến độ ta sẵn sàng làm mọi thứ có thể để thoát khỏi cảm giác ấy.

Cảm giác trống vắng có thể dẫn đến trầm cảm

Mặc dù cảm giác này không phải hiếm gặp, nhưng nếu không được giải quyết, hậu quả sau cùng có thể là căn bệnh trầm cảm. Hơn nữa, chúng ta thường cố thoát khỏi cảm giác này bằng rượu và thuốc, khiến ta mắc chứng nghiện thuốc, nghiện rượu. Đó là lí do vì sao biết được điều gì quan trọng với mình có thể giúp bạn biết cảm giác trống rỗng trong bạn từ đâu mà thành.

Điều quan trọng nhất cần làm chính là tìm kiếm xem bạn đang thiếu mất điều gì

Liệu đó là cảm giác lạc lõng, vô nghĩa hay thiếu đi sự kết nối với người khác đã khiến bạn rơi vào tình trạng này? Sau đây là những lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu về cách làm sao để nhận diện và đối phó với nỗi lòng trống rỗng đáng sợ này.

1. Tập trung trở lại và tìm cách cân bằng chính mình

Theo Kaitlyn Slight - chuyên gia tư vấn hôn nhân và gia đình ở Raleigh, chúng ta nên tập trung vào bản thân và dành nhiều thời gian hơn để nghĩ về những mong muốn của mình[2].

Để cơ thể và tâm trí đạt trạng thái tốt đẹp, bạn có thể thiền hay tập thể dục trong nhiều phút.

Cách dễ nhất để lấy lại cân bằng về cả thể chất và tinh thần là tắm nước ấm[3]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tắm có nhiều lợi ích bao gồm xoa dịu cơn đau, hồi phục sức vận động, và cải thiện tình hình tâm lý[4].

2. Thực hiện điều bạn cần với sự giúp đỡ của người khác

Mọi người đều có nhu cầu, nhưng điều khiến bạn cảm thấy chán nản chính là khi ta nghĩ rằng ta không thể có cái mình cần. Chúng ta nghĩ mình phải tự mình làm mọi thứ, nhưng đôi khi việc bạn tìm kiếm ai đó giúp đỡ với mong muốn của mình là khá quan trọng. Đề nghị có được sự giúp đỡ có thể giải quyết nhiều vấn đề và là bước đầu tiên đến đạt được điều bạn muốn. Ví dụ, khi điều bạn cần là một người đồng hành, bạn không cần phải tự tìm cách để trở hành bạn đồng hành với chính mình, bạn chỉ cần đi tìm một ai đó để kết bạn.

3. Biết ơn và thấy hài lòng với những gì mình đang có

Một cách khác để chữa lành "căn bệnh" bên trong bạn lúc này chính là lòng biết ơn. Nghiên cứu cho thấy rằng cảm thấy biết ơn là cảm xúc tích cực cốt lõi giúp người ta mở rộng tầm nhìn của mình với thế gới cũng như với bản thân, từ đó giúp họ xây dựng mối quan hệ xã hội và kĩ năng đời sống[5].

Có thể thấy rằng những ai biết ơn với điều mình đang có cũng sẽ thấy hài lòng với những mối quan hệ với bạn bè và gia đình, ít căng thẳng hơn và hạnh phúc hơn. Hãy thử nhìn xung quanh và nhận ra rằng bạn vốn sở hữu nhiều điều tốt đẹp nhưng bạn không để tâm, khi ấy hãy trân trọng hơn những gì bạn đang có. Một lời khen đơn giản dành cho ai đó vào bất cứ lúc nào sẽ cho bạn thấy mình có khả năng trao đi năng lượng tích cực ra sao.

4. Không ngừng tìm tòi, học hỏi những điều mới

Các chuyên gia tâm lý phát hiện ra rằng học hỏi điều mới có tác dụng tạo động lực tương tự với dopamine dẫn tới kích thích cảm xúc[6]. Mỗi khi bạn xem lại những kiến thức mình từng biết, hãy bổ sung thêm thông tin mới. Một mẹo khác chính là thay đổi môi trường sống của bạn, như thay đổi hệ thống chiếu sáng hay nhiệt độ phòng. Những thay đổi đó, dù nhỏ thôi, vẫn có những ảnh hưởng tích cực đến trạng thái cảm xúc của bạn.

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ ở những chuyên gia nếu cần

Nhiều người không thể xác định nguyên nhân đằng sau loại cảm xúc này bất kể họ đã cố gắng phân tích tâm lý bản thân để tìm kiếm câu trả lời. Quan trọng là bạn đừng bỏ cuộc. Hãy tìm một chuyên gia giỏi có thể cùng bạn tìm ra nguồn gốc của phần thiếu hụt trong bạn, bắt đầu với quá khứ và giải quyết chúng ở hiện tại, để bạn có thể trở nên trọn vẹn lần nữa.

Quá trình này sẽ đầy thử thách và cần nhiều thời gian, công sức. Nhưng thay vì đánh lừa bản thân khi cố gắng lấp đầy tâm hồn bạn bằng việc mua sắm, thức ăn, rượu và thuốc, tốt nhất là bạn nên tìm nguyên do bạn cảm thấy thiếu thốn và đấu tranh để dành lại hạnh phúc cho chính mình.

Tài liệu tham khảo