3 tháng trước
Sự Bất Hòa Về Nhận Thức: Khi Bạn Bị Giằng Xé Giữa Niềm Tin Và Hiện Thực
414

6033
Lượt xem
181
Lượt chia sẻ
11
Lượt bình luận

Bạn đã bao giờ cảm thấy bị giằng xé giữa hai lý tưởng mạnh mẽ? Lấy ví dụ, bạn đang theo đuổi mục tiêu ăn kiêng và cố gắng duy trì thành thói quen. Thế nhưng bạn thực sự thèm ăn một cái bánh cannoli. Bạn xứng đáng được như vậy. Chế độ ăn kiêng không cho phép bạn đụng tới nó, nhưng bạn thực sự rất muốn thưởng thức.

Tình trạng mâu thuẫn nội tâm này được gọi là Sự Bất Hòa Về Nhận Thức, và nó chính là nguyên nhân của hành động tự biện minh.

Khi nội tâm xung đột, chúng ta tìm kiếm sự nhất quán trong niềm tin của mình

Sự Bất Hòa Về Nhận Thức là tình trạng xung đột nội tâm, khi ta bị giằng xé giữa hai thái độ, niềm tin hoặc hành vi đối nghịch nhau. Tình trạng xung đột này có thể gây ra căng thẳng và khó chịu, và ta chỉ có thể giảm bớt bằng cách thay đổi một trong những thái độ, niềm tin hoặc hành vi đó để khôi phục lại sự cân bằng.

Theo Lý thuyết về Tính Nhất Quán Của Nhận Thức được Leon Festinger đề xuất (1975), mọi người luôn tìm kiếm sự cân bằng và nhất quán trong niềm tin và thái độ của mình, và sẽ cố gắng đạt được trạng thái cân bằng mỗi khi bị giằng xé bởi hai suy nghĩ đối nghịch nhau.[1]

Từ cơ sở đã nảy sinh ra một lý thuyết mới, được gọi là Lý thuyết về Sự Bất Hòa Trong Nhận Thức. Khi một cá nhân bị thúc đẩy quá mạnh mẽ bởi mong muốn duy trì sự nhất quán trong nhận thức, họ có thể phạm phải những hành động sai lầm, thiếu suy nghĩ.

Festinger tin rằng chúng ta mang trong mình nhiều niềm tin, nhận thức mạnh mẽ về bản thân và thế giới. Khi những lý tưởng này đụng độ nhau, nó sẽ gây ra sự hỗn loạn và mất cân bằng; một trạng thái được gọi là bất hòa về nhận thức. Vì cảm giác của ta khi đó là rất khó chịu, chúng ta có xu hướng giảm bớt hoặc loại bỏ xung đột, để một lần nữa rơi vào tình trạng bất hòa.

Vào những năm 1950, Leon đã phát triển lý thuyết này trong thời gian ông thâm nhập một giáo phái tin rằng tận thế sẽ diễn ra ngày 21 tháng 12. Nhà lãnh đạo giáo phái cảnh báo họ rằng vào ngày này, những kẻ xâm lược ngoài Trái Đất sẽ ngự trị và quét sạch mọi dấu hiệu của sự sống con người. Những tín đồ cao quý của bà đã từ bỏ tất cả tiền bạc và tài sản của họ, như một nỗ lực cuối cùng để đạt được sự cứu rỗi trước khi kết thúc. Ngày 21 tháng 12 đã đến và đi, và than ôi, thế giới chưa kết thúc. Những tín đồ ít tận tụy hơn nhận ra rằng họ đã bị lừa dối và gạt bỏ mọi mối quan hệ với giáo phái. Nhưng những người đã hy sinh tất cả và cống hiến hết mình thì lại ăn mừng, vì tin rằng sự tận tâm của họ đã giải cứu thế giới.

Các tín đồ tận tụy đã đối phó dựa trên cơ sở sự bất hòa về nhận thức; họ tin rằng hành động của mình đã giải cứu họ thay vì chấp nhận thực tế là họ đã cho đi một cách không suy nghĩ tất cả tài sản theo yêu cầu của một giáo chủ có vấn đề về tâm thần.

Sự bất hòa về nhận thức của chúng ta dao động tùy thuộc vào các giá trị mà chúng ta tin tưởng

Bản chất bẩm sinh của chúng ta đòi hỏi sự cân bằng. Là con người, chúng ta rất nhạy cảm với những sự không nhất quán giữa niềm tin và hành động. Có hai yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của tình trạng bất hòa: số lượng niềm tin bất đồng và tầm quan trọng của các niềm tin đó. Điều này sẽ xác định niềm tin nào sẽ được thay đổi để khôi phục lại sự cân bằng.

Tình trạng bất hòa có xu hướng gia tăng tùy thuộc vào tầm quan trọng của vấn đề sắp xảy ra, mức độ xung đột giữa hai suy nghĩ đối nghịch và việc ta không thể hợp lý hóa và giải quyết được xung đột.

Nếu một hành động cụ thể đã xảy ra mà không thể đảo ngược, khi đó chúng ta sẽ trải qua tình trạng được gọi là sự bất hòa sau thực tế. Niềm tin của chúng ta về vấn đề đã bị thay đổi, và khi gặp phải một tình huống tương tự trong tương lai, chúng ta sẽ hành động khác dựa trên cơ sở sự bất hòa này. Một ví dụ minh họa tốt là tình trạng sốc văn hóa. Khi đến thăm một đất nước xa lạ, bạn được bao quanh bởi những người có phong tục khác biệt với mình. Lúc đầu bạn có thể cảm thấy mâu thuẫn, nhưng sau đó bạn sẽ thích ứng với văn hóa của họ. Sự thay đổi về hành vi sẽ theo bạn khi quay về quê hương và được bạn thực hành trong cuộc sống hằng ngày.

Mức độ căng thẳng của sự bất hòa có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân. Nếu nhận thức mang tính cá nhân,[2] dẫn tới xung đột về cách bạn nhìn nhận bản thân, tình trạng bất hòa sẽ trở nên dữ dội hơn. Về cơ bản, như một quy luật, khi một lý tưởng có tầm quan trọng càng cao, xung đột xảy ra sẽ càng mạnh mẽ khi lý tưởng đó bị thách thức.

Một trường hợp nổi tiếng, gây tranh cãi về bất hòa trong nhận thức là khi Caitlyn Jenner quyết định chuyển giới thành phụ nữ.[3] Trước đó, khi đang ở đỉnh cao của thể lực và địa vị nam giới, Bruce Jenner cảm thấy rằng anh đang phủ nhận bản chất thực sự của mình khi chọn là một người đàn ông. Đã có mâu thuẫn mạnh mẽ giữa hình dạng bên ngoài với cảm xúc, tinh thần và tâm lý của cô.

Để tránh nghi ngờ niềm tin của mình, chúng ta có xu hướng hình thành các tư tưởng định kiến

Với việc mọi người đều rất tận tụy với lý tưởng cá nhân và rất nhạy cảm với sự mất cân bằng, chúng ta có thể cảm thấy khó chấp nhận khi phải đối mặt với thực tế rằng ta thực sự có thể đã sai lầm. Để tránh tình trạng xung đột này, chúng ta có thể từ chối các ý tưởng và lập luận trái ngược, thách thức niềm tin của mình để không phải thay đổi cách suy nghĩ. Đây chính là nguyên nhân hình thành nên các tư tưởng định kiến. Để tránh tình trạng này, chúng ta phải tìm cách xử lý thông tin mới và điều chỉnh nó theo niềm tin đã có từ trước.

Thật không may, bất hòa về nhận thức là điều ta sẽ gặp phải và trải nghiệm suốt cuộc đời

Vì tránh né vấn đề không phải là một lựa chọn, bạn có thể sử dụng một vài kỹ thuật giúp giảm bớt tình trạng bất hòa để có thể tiếp tục cuộc sống của mình.[4]

1. Đánh giá lại các lựa chọn

Khi đưa ra một quyết định, bạn đã tự loại bỏ cơ hội được hưởng những lợi ích của phương án thay thế không được lựa chọn, đồng thời cam kết chấp nhận những lợi ích và bất lợi sẽ đến do lựa chọn của mình. Bạn có thể làm giảm bớt tình trạng bất hòa gây ra bởi mâu thuẫn này bằng cách gia tăng sức hấp dẫn của phương án được chọn, đồng thời giảm bớt sự hấp dẫn của phương án còn lại.

Ví dụ: bạn thực sự muốn mua hai cái áo, nhưng lại chỉ có đủ tiền cho một cái. Khi đó, bạn có thể trải qua cảm giác tiếc nuối và giằng xé. Vậy bạn có thể nghĩ rằng, chà, cái áo kia màu vàng. Và thành thật mà nói, màu vàng không thật sự là màu bạn thích. Vì vậy, bạn tốt hơn nên từ bỏ nó.

2. Nỗ lực để thu lại kết quả xứng đáng

Chúng ta có xu hướng coi trọng những thứ bản thân phải đổ mồ hôi mới có hơn là những thứ bạn được ban tặng cho. Ngay cả khi trải nghiệm sự việc rất tồi tệ, chúng ta có xu hướng suy nghĩ tích cực về nó, vì lý do hài lòng với kết quả thu được.

Ví dụ: trong những tuần cuối cùng, bạn đã ngủ tổng cộng khoảng 3 giờ, ăn chỉ khoảng 2 bữa ăn và hoàn toàn mất đi sự tỉnh táo trên đường đi. Nhưng việc bạn đã đạt điểm cao trong tất cả các bài kiểm tra khiến toàn bộ nỗ lực đổ ra trở nên đáng giá.

3. Thay đổi thái độ

Để khôi phục lại sự cân bằng giữa hai lý tưởng mâu thuẫn, bạn cần thay đổi thái độ của mình đối với một trong những niềm tin, hành vi hoặc thái độ đó. Điều này có thể cực kỳ khó khăn, vì niềm tin là thứ đã ăn sâu vào chúng ta, nhưng bạn bắt buộc phải làm để lấy lại cân bằng.

Ví dụ: Bạn là một công dân tuân thủ luật pháp. Nhưng bạn lại đi làm rất trễ. Bạn biết rằng mình nên đợi đèn tín hiệu giao thông, nhưng vì không có xe nào cả nên bạn đã rẽ phải để giảm bớt thời gian. Khi đó, bạn đã thay đổi niềm tin mạnh mẽ của mình trong việc tuân thủ luật giao thông để có thể đến nơi làm đúng giờ.

4. Tìm hiểu thêm thông tin

Mùa hè đang đến, và bạn muốn trở nên xinh đẹp và rám nắng trong bộ váy và quần short của mình. Cách nhanh nhất để đạt được điều này là đi nhuộm da ở tiệm, nhưng đồng thời bạn cũng không muốn gây bất kỳ tổn thương lâu dài nào cho da. Vâng, một số nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng việc sử dụng kem chống nắng có khả năng gây ung thư cao hơn so với việc tiếp xúc với tia UV. Thông tin mới này khiến bạn cảm thấy có lý do chính đáng để ghé tiệm làm đẹp. Bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin mới này, bạn không cảm thấy tội lỗi khi đi nhuộm da nữa.

5. Giảm bớt tầm quan trọng của sự việc

Chuẩn bị cho tương lai là điều rất quan trọng. Nhưng chúng ta cũng biết rằng mình không thể lúc nào cũng tập trung vào việc này. Cuộc sống không có gì là chắc chắn, và ta cần tận hưởng nó khi còn có thể. Một cá nhân phải đấu tranh với hai lý tưởng mâu thuẫn này (có trời biết, chính tôi cũng gặp tình trạng tương tự) có thể lựa chọn đắm chìm trong những thú vui của cuộc sống như ăn uống và các hoạt động giải trí vô bổ, thay vì tìm cách tránh những phức tạp sau này. Bằng cách coi mỗi ngày sống quan trọng như thể đây là ngày cuối cùng trên đời của mình, bạn đang làm giảm bớt tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho tương lai.

Nguồn ảnh bìa: STOCKSNAP từ stocksnap.io

Tài liệu tham khảo