2 tháng trước
Hãy Luôn Hỏi Bản Thân Những Câu Hỏi Này Nếu Bạn Muốn Đưa Ra Quyết Định Khôn Ngoan
273

3165
Lượt xem
48
Lượt chia sẻ
1
Lượt bình luận

Lý do tư duy phản biện luôn là một trong những kỹ năng được các nhà tuyển dụng mong muốn nhiều nhất là vì nó dẫn đến việc giải quyết vấn đề hiệu quả và cho phép đưa ra những quyết định được cân nhắc kĩ càng.

Đây cũng là một kỹ năng sống khả thi, vì khả năng tư duy phản biện đảm bảo rằng chúng ta đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn và hình thành nên những đánh giá có liên quan trong bất cứ hoàn cảnh nào được đặt ra.

Vậy nên dù bạn là một người thợ sửa nước cần chuẩn bị những dụng cụ tốt nhất cho một công việc đặc biệt hay là một bậc phụ huynh có con nhỏ đang cư xử khá tệ không vì lý do nào cả, tư duy phản biện là một kỹ năng có thể tạo ra những giải pháp tích cực và mang lại lợi ích chung cho tất cả mọi người.

Tư duy phản biện là kỹ năng sinh viên mới tốt nghiệp hay thiếu

Tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, nhưng nó cũng là kỹ năng mà chúng ta khá vất vả để sử dụng thường xuyên. Đây không chỉ là một trong những kỹ năng căn bản mà các bạn sinh viên mới tốt nghiệp còn thiếu [1] trong thời hiện đại, ví dụ vậy, nhưng cũng khó để định nghĩa và điều này có nghĩa là nhiều người trong chúng ta không hề nhận ra rằng chúng ta không thường xuyên tư duy phản biện.

Sự thiếu nhận biết này làm việc thành thạo tư duy phản biện trở nên khó khăn hơn, trong khi ý kiến và quá trình suy nghĩ chủ quan cũng gây ra vấn đề trong một vài hoàn cảnh. Sau tất cả, tư duy phản biện được định nghĩa là "sự phân tích và đánh giá khách quan của một vấn đề để đưa ra một sự phán đoán", vậy nên việc không thể đánh giá hoàn cảnh một cách công bằng sẽ làm việc luyện tập kỹ năng này là điều không thể.

Bạn nên đặt câu hỏi gì để tư duy phản biện?

Mặc dù có thể mất một thời gian để trở thành một người tư duy phản biện hiệu quả, nhưng có những câu hỏi bạn có thể tự hỏi bản thân để khơi gợi quá trình nhận thức được yêu cầu.

Những câu hỏi này thường củng cố quá trình suy nghĩ sâu sắc hơn và né tránh những câu trả lời đơn giản, mang tính một chiều, bằng cách sử dụng bảng phân loại Bloom (Bloom's Taxonomy) để xác định các loại câu hỏi [2] khơi gợi và định hình tư duy phản biện.

Lưu ý rằng đây là một cái nhìn về bảng phân loại Bloom và các câu hỏi củng cố tư duy phản biện trong bất kì hoàn cảnh nào được đưa ra.

Câu hỏi trọng tâm về kiến thức

Chúng ta bắt đầu với những câu hỏi đơn giản nhất, khiến chúng ta hiển thị những gì đã học từ trước qua việc nhớ lại thông tin, và các thuật ngữ đơn giản. Điều này giúp tạo ra ngữ cảnh cho những trường hợp cụ thể, trong khi sắp xếp các yếu tố riêng lẻ. Một vài ví dụ bao gồm:

  • ... là gì?
  • ... xảy ra khi nào?
  • Tại sao ... xảy ra?
  • Ai đã làm...?

Câu hỏi hiểu biết kiến thức

Bước tiếp theo là để chứng tỏ hiểu biết của bạn về thông tin và dữ liệu, chủ yếu bằng cách đặt câu hỏi so sánh, diễn giải và giải thích thông tin. Những câu hỏi này củng cố quá trình suy nghĩ sâu sắc và thách thức hơn, việc này giúp bạn hiểu cách những thông tin cụ thể có liên quan với nhau như thế nào. Ví dụ như:

  • Có bằng chứng nào để....?
  • Bạn sẽ so sánh (hoặc đối chiếu).... thế nào?
  • Giải thích xem bằng cách nào...?

Câu hỏi ứng dụng

Ở bước này, những người sáng tạo nội dung có thể đang gật đầu đồng ý, vì đây là một quá trình tương tự mà người làm quảng cáo trải qua khi trau chuốt các góc độ nội dung có liên quan và ăn khớp với nhau. Điều này bao gồm các câu hỏi ứng dụng, thúc đẩy chúng ta áp dụng kiến thức mới tiếp thu được và hiểu biết của mình theo những cách đa dạng mới. Ví dụ:

  • Có ví dụ nào của....?
  • Bạn sẽ chứng tỏ mình hiểu về…. như thế nào?
  • Bạn sẽ tiếp cận…. như thế nào?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu….?

Câu hỏi phân tích

Khi nói về câu hỏi phân tích, mục tiêu là chia nhỏ dữ liệu và định nghĩa thông tin để khám phá nguyên nhân và động cơ sâu xa. Điều này cũng sẽ tạo ra nhiều tư duy cởi mở và chín chắn, làm bạn có thể nghĩ về mọi thứ theo một cách hoàn toàn khác. Đây là vài ví dụ:

  • Bạn phân loại…. như thế nào?
  • Bạn có thể đưa ra kết luận gì từ….?
  • Bạn chia nhóm…. như thế nào?
  • Bạn có thể xác định…. không?

Câu hỏi đánh giá

Câu hỏi đánh giá giúp bạn xác định số lượng phát hiện và phán đoán bằng cách bắt bạn trình bày những tranh luận và bảo vệ những định kiến. Đây cũng là một phần cốt yếu của quá trình khi đánh giá tính hiệu lực của các giải pháp tiềm năng, vì bạn so sánh chúng với những phương án khác để đưa ra một quyết định đã được cân nhắc.

  • Đánh giá sự đóng góp của…. cho ….?
  • Phương án nào tốt hơn….?
  • Đâu là giá trị hoặc sự quan trọng của….?

Câu hỏi sáng tạo và tổng hợp

Để hoàn tất quá trình, cần phải đặt câu hỏi kết hợp những hiểu biết bạn đã thu thập được bằng những cách đặc biệt và thú vị. Nó có thể bao gồm việc kết hợp những yếu tố theo mẫu hoặc dãy mới khi bạn cố gắng sáng tạo những cách mới và hiệu quả để hoàn thành công việc. Ví dụ:

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu….?
  • Bạn có thể đưa ra một cách diễn giải khác cho….?
  • Chúng ta có thể thử….?

Cách tiếp cận theo cấu trúc này phản ánh quá trình nhận thức dẫn đến tư duy phản biện, và nó có thể dần ăn sâu vào tâm trí bạn theo thời gian. Cụ thể hơn, những câu hỏi này sẽ tiếp tục thách thức quá trình suy nghĩ truyền thống và khiến bạn có thể hình thành giải pháp mới cho những mối liên hệ cá nhân và nghề nghiệp.

Tài liệu tham khảo

[1]^Fast Company: Đây Là Những Kỹ Năng Lớn Nhất Mà Sinh Viên Mới Tốt Nghiệp Còn Thiếu
[2]^Open Educational Resources of UCD Teaching and Learning, University College Dublin: Cách Đặt Câu Hỏi Khơi Gợi Tư Duy Phản Biện

Không tìm thấy nội dung