2 tháng trước
Khoa Học Đằng Sau Những Đột Phá Không Ngừng Nghỉ
251

2753
Lượt xem
35
Lượt chia sẻ
13
Lượt bình luận

Không phải lúc nào cuộc sống cũng thoải mái. Chúng ta đều khao khát một cuộc sống ở mức độ ổn định, không có thử thách nhưng chính nó lại cướp đi động lực và tinh thần chiến đấu của bạn.

Không có sự khó chịu, thì không thể tăng trưởng. Trong thế giới luôn thay đổi một cách nhanh chóng này, sự trì trệ là bước đầu tiên dẫn đến sự tối tăm và tầm thường. Có một minh chứng khoa học đằng sau sự trải nghiệm những cuộc đấu tranh đúng đắn để thúc đẩy sự tăng trưởng. 

Trạng thái tốt nhất: vòng lo âu tối ưu

Vùng thoải mái của bạn tồn tại giúp bạn có một không gian an toàn để hoạt động trong hầu hết thời gian. Trong vùng thoải mái đó, bạn biết phải làm gì và cư xử như thế nào, có những thói quen và khuôn khổ mà bạn làm theo để giảm căng thẳng. Những người ở trong vùng thoải mái của họ thường hạnh phúc hơn những người sống trong trạng thái lo âu tăng cao trong hầu hết thời gian.

Rõ ràng sự ổn định là thứ để khao khát, nhưng nếu mọi thứ quá thoải mái, mọi người có xu hướng trở nên quá tự mãn. Họ có thể không làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình và thậm chí họ có thể mất tham vọng hoàn toàn. 

Nếu bạn có thể đạt đến trạng thái của vòng lo âu tối ưu, thì bạn có thể tận hưởng một chút thời gian trong vùng thoải mái của mình trong khi vẫn cảm thấy áp lực để thành công. Vòng lo âu tối ưu cho phép bạn trải nghiệm sự bùng nổ của năng lượng và trạng thái nhận thức cao khi bạn cần phải thực hiện một thách thức.

Thí nghiệm Harvard về mức độ căng thẳng

Chúng ta đã biết về điều này trong hơn một thế kỷ. Năm 1908, hai nhà tâm lý học Harvard là Robert M. Yerkes và John D. Dodson đã tìm cách giải thích các mức độ hiệu suất khác nhau. Những người trong trạng thái thoải mái thường có thể duy trì mức hiệu suất ổn định, trái ngược với những người có mức độ căng thẳng cao. Những người muốn trải nghiệm sự tăng trưởng phải chịu đựng một số lo lắng.[1]

Khi mức độ căng thẳng của chúng ta tăng nhẹ, chúng ta sẽ rơi vào trạng thái trong vòng lo âu tối ưu. Điểm ngọt ngào này ngay bên ngoài vùng thoải mái của chúng ta, là nơi chúng ta có thể cải thiện hiệu suất của mình và đạt được những thành tựu to lớn trong công việc. 

Làm thế nào để đạt được trạng thái trong vòng lo âu tối ưu

Chọn 50% những thứ quen thuộc với bạn

Những điều quá phổ biến và những điều vượt quá tầm hiểu biết hiện tại của bạn sẽ không khiến bạn chú ý. Không còn nghi ngờ gì nữa khi đôi mắt bạn mở trừng trừng khi bạn nghe ai đó giảng một bài kĩ thuật về một chủ đề mà bạn không quen thuộc. Bạn lúng túng không kém khi nghe ai đó lặp đi lặp lại cùng một câu chuyện. Khi một cái gì đó có 50% quen thuộc và 50% mới mẻ, nhiều khả năng nó sẽ khiến bạn quan tâm.

Các nhà giáo dục nghĩ về việc tạo ra sự cân bằng này giữa sự quen thuộc và mới lạ mọi lúc. Nhà tâm lý học phát triển Lev Vygotsky gọi khu vực này là khu vực mà trong đó chúng ta được thử thách học hỏi nhưng không bị choáng ngợp như "Vùng phát triển gần".[2] Ở khu vực phát triển gần, bạn có đủ bối cảnh để hiểu những điều cơ bản, nhưng bạn cũng có không gian để phát triển. 

Hãy nhớ lại quãng thời gian mà bạn phải học toán ở trường tiểu học. Nếu giáo viên cố dạy bạn lượng giác khi còn ở trường mầm non, thì bạn sẽ không hiểu gì cả. Lượng giác rất khó để học nếu như không hiểu các khái niệm toán học cơ bản đầu tiên. Có khả năng các thầy cô đã dạy cho bạn các từ và ký hiệu liên quan đến con số và để lại cuộc thảo luận về trig cho những năm bạn học trung học.

Chia mọi thứ thành các bước nhỏ

Bạn tự hỏi làm thế nào mình có thể học hỏi bất cứ điều gì nếu bạn bị bế tắc khi chọn những thứ quen thuộc với bạn khoảng 50% vì có rất nhiều điều bạn không biết. Đúng là vậy, khi bạn đang cố gắng học mọi thứ, có nhiều điều mới lạ hơn những thứ bạn đã biết, nhưng thu hẹp phạm vi câu hỏi có thể giúp ích cho bạn. 

Những nhà văn sẽ gặp phải sự áp đảo này mọi lúc. Hãy tưởng tượng rằng bạn muốn viết một cuốn sách, nhưng trước đó bạn chưa làm việc này bao giờ. Khái niệm viết một cuốn sách xa lạ tới mức bạn không biết nên bắt đầu từ đâu. Có rất nhiều thứ mà bạn không biết, và nó sẽ cản trở khả năng nhìn nhận những thứ bạn đã biết. 

Nếu bạn gần như không viết nhiều hơn một vài đoạn từ thời trung học, thì sẽ thật vô lý khi nghĩ rằng bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ của Herculean là viết một cuốn sách mà không cần một vài bước ở giữa. Hãy phá vỡ điều này bằng cách tập trung viết một đoạn văn, một chương hoặc một trang. Càng luyện tập nhiều, bạn càng có thể hy vọng từ chính bản thân mình mỗi ngày. 

Làm cho nó trở thành một quá trình liên tục: nhắc nhở bản thân mỗi ngày

Học tập phải thực hiện từ từ và liên tục. Chọn một cái gì đó tồn tại ngay bên ngoài vùng thoải mái của bạn mỗi ngày và làm việc để hiểu nó. Dù điều lạ lẫm đó là gì, hãy phá vỡ nó cho đến khi bạn tìm thấy thứ gì đó quen thuộc với mình đến 50%. Tại thời điểm đó, bạn có thể làm việc để giải quyết kế hoạch. 

Có lẽ bạn muốn tổ chức một buổi ăn tối với bạn bè tại nhà, nhưng bạn lại sợ sẽ phá hỏng buổi tối của họ. Thay vì lúng túng và căng thẳng bằng việc mời hơn 10 người bạn thân nhất của mình, hãy chia kế hoạch thành các bước nhỏ hơn. 

Hãy bắt đầu bằng cách thử các công thức nấu ăn mà bạn muốn làm cho bạn bè của mình. Có thể bạn đã có ý tưởng về cách nấu ăn, bạn chỉ cần xây dựng sự tự tin và thử nghiệm với thực đơn và thời gian nấu chúng. Sau đó thực hành bằng cách mời một hoặc hai người bạn thân nhất của bạn đến ăn tối. Khi cảm thấy bước này ổn rồi, bạn có thể mời thêm những người khác đến dự tiệc tối. 

Mọi người phải giải quyết các mục tiêu lớn mọi lúc. Học lái xe, hiểu một khái niệm phức tạp ở trường và đưa ra bài phát biểu đều có thể được thực hiện bằng cách chia mục tiêu thành các bước nhỏ. 

Đánh dấu những lo lắng của bạn trong quá trình thực hiện và xem xét nó sau

Khi bạn bước ra khỏi vùng thoải mái, bộ não sẽ bảo vệ bạn bằng cách cho bạn nhiều điều phải lo lắng. Hàng loạt những câu hỏi về "những gì tồi tệ sẽ xảy ra" có thể giữ bạn lại khỏi sự tiến bộ thực sự.

Thay vì để những suy nghĩ đó sở hữu bạn, thì hãy viết chúng ra. Sau khi bước ra khỏi vùng thoải mái trong ngày, hãy xem lại những gì bạn đã viết. Bạn có thể thấy hầu hết những điều mình lo lắng đã không xảy ra. Trong tương lai, bạn cũng có thể nhận ra rằng hầu hết tất cả nỗi sợ hãi của bạn đều không có cơ sở. 

Theo dõi những thành tựu nhỏ bé của bạn mỗi ngày

Đôi khi chúng ta bị cuốn vào việc cố gắng đạt được thành quả cuối cùng đến nỗi quên mất những thành tựu nhỏ bé đạt được mỗi ngày. Bất kỳ thành tựu nào, dù nó lớn hay nhỏ đều kích hoạt trung tâm khen thưởng trong não bộ của chúng ta. 

Nếu mục tiêu của bạn là tập thể dục năm ngày mỗi tuần, hãy theo dõi nó mỗi ngày. Khi bạn thấy mình làm được những gì, nó có thể thúc đẩy bạn làm nhiều hơn nữa. Khi công việc dường như quá sức khiến bạn dễ bị trì hoãn, hãy thử ghi chú mỗi lần bạn bắt đầu một mục tiêu sớm hơn thay vì chờ đến đúng thời gian thực hiện. 

Mỗi khi bạn lập danh mục thành công, não bạn sẽ tiết ra một chất dẫn truyền thần kinh là dopamine.[3] Dopamine kích hoạt cảm giác về thành tích, niềm tự hào và tiếp thêm năng lượng cho chúng ta tiến về phía các mục tiêu của mình. Vì não bộ của bạn thích được thưởng một cú dopamine bởi nó sẽ thúc đẩy bạn tái tạo hành trình của mình. 

Tạo khu vực để phát triển mỗi ngày

Phá vỡ vùng thoải mái không chỉ là một phương tiện để bạn đạt được ước mơ. Tìm kiếm mức độ lo lắng tối ưu của bạn ảnh hưởng tới mọi thứ, từ lượng động lực mà bạn cảm nhận đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Nỗi sợ về những điều chưa biết chỉ là một cơ hội để phá vỡ những điều bạn cần học thành các bước có thể tiếp cận. 

“Cuộc sống bắt đầu ở cuối vùng thoải mái của bạn.” –Neale Donald Walsch

Tài liệu tham khảo