9 tháng trước
Lo Âu Và Trầm Cảm: Sự Khác Biệt Và Những Phương Pháp Điều Trị
581

6715
Lượt xem
194
Lượt chia sẻ
57
Lượt bình luận

Chúng ta đã bắt đầu nhận thức về sức khỏe tinh thần từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, trong khi lo âu, trầm cảm và những thứ tương tự như vậy bây giờ được nói đến nhiều hơn bao giờ hết, hầu hết các buổi thảo luận về chủ đề này thường gộp tất cả các vấn đề sức khỏe tâm thần lại với nhau. Sự thật là mặc dù có rất nhiều bài viết về chủ đề này, lo âu và trầm cảm không phải là hai từ có thể hoán đổi cho nhau để miêu tả cùng một thứ. 

Bạn có thể bị lo âu và trầm cảm cùng một lúc. Thậm chí, nó cũng có thể từ cái nọ chuyển sang cái kia. Tuy nhiên, trường hợp này không phải lúc nào cũng xảy ra. Nó càng trở nên bực bội đối với những người đang cố gắng tìm ra nguyên nhân và cách kiểm soát chúng.

Bây giờ, để giải quyết những khúc mắc và hoang mang của bạn, tôi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi quan trọng về chứng lo âu, trầm cảm, cũng như nói về mối quan hệ giữa chúng. 

Dù bạn có tin hay không, thì lo âu ở một mức độ cụ thể thực sự hữu ích. 

Sau những ngày chúng ta rong ruổi trên vùng đất như những người thượng cổ nguyên thủy, mọi thứ đều trở thành mối đe dọa tới sự tồn tại của chúng ta, sự lo âu có thể chứng minh nó hữu ích trong việc giúp chúng ta tập trung và tỉnh táo, và kích hoạt phản ứng "chiến, chạy hay bị đóng băng" khi phải đối mặt với nguy hiểm thực sự. 

Lo âu ở mức độ lành mạnh có thể là cách cơ thể chúng ta báo hiệu cho chúng ta phải chạy ra khỏi một tòa nhà đang cháy, hay, một ví dụ ít cực đoan hơn, chúng ta phải bắt đầu học tập chăm chỉ nếu chúng ta có một bài kiểm tra quan trọng phải vượt qua. 

Tuy nhiên, sự lo âu sẽ trở thành một vấn đề khi nó xảy ra mà không phải vì một mối nguy hiểm nào thực sự tồn tại, hay khi nguy hiểm không nghiêm trọng như mức độ lo âu thể hiện ra. 

Chắc chắn chúng ta không thể nói rằng những lo âu đó chỉ là phản ứng quá mức và đó không phải là một vấn đề thực sự. Thay vào đó, tình huống gây ra chứng lo âu ở mức độ nghiêm trọng như vậy thay vì có ích, nó lại trở nên gây hại. 

Lấy ví dụ trước đây của chúng ta về việc chuẩn bị cho một bài kiểm tra kiến thức quan trọng. Một lần nữa, sự lo âu ở mức độ lành mạnh có thể nhắc nhở chúng ta rằng đó là bài kiểm tra quan trọng và chúng ta sẽ phải học chăm chỉ. Tuy nhiên, khi chứng lo âu ở mức độ nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ra suy nhược đến mức không chỉ ngăn cản chúng ta học tập hiệu quả (do đó, nó làm tăng nguy cơ chúng ta trượt bài kiểm tra, đồng thời, có thể khiến chúng ta lo lắng về các bài kiểm tra sau này) mà còn ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của chúng ta.

Đây là khi chúng ta nhận ra mình bị chứng rối loạn lo âu, một tình trạng nghiêm trọng nhưng có thể điều trị được, nó gồm có các triệu chứng như: 

  • Khó thở 
  • Hoảng loạn 
  • Căng cơ 
  • Tim đập nhanh, mạnh hoặc bất thường
  • Chóng mặt 
  • Ốm và/hoặc buồn nôn 
  • Có cảm giác sợ hãi 
  • Bồn chồn và cáu kỉnh 
  • Khó ngủ 

Trái ngược với những gì mọi người tin hay từng nói với bạn, trầm cảm chỉ là cảm giác thỉnh thoảng không hạnh phúc, nó là một cảm giác chán nản kéo dài hay hầu như không thể cảm thấy tốt hơn, thường đến mức những người bị trầm cảm sẽ mất tất cả những hứng thú ngay cả với những thứ họ từng thích.

Trong khi thế giới có vẻ rất khốc liệt và tàn nhẫn với những người đang phải đối mặt với chứng lo âu, trầm cảm thường khiến thế giới trở nên chậm chạp, xám xịt và đầy đau khổ. 

Đó là mức độ khác nhau mà trầm cảm ảnh hưởng tới mọi người (thực ra, từng ảnh hưởng), những cuốn sách đã chỉ ra một cách đầy đủ việc một người bị trầm cảm sẽ có biểu hiện như thế nào. 

Ở mức độ cuối cùng của thang đo, cụ thể, trầm cảm có thể khiến bạn có tâm trạng tồi tệ, mất đi động lực và có cảm thấy lờ đờ, trong khi ở mức độ cực đoan, bạn có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, như hoàn toàn mất hi vọng và thậm chí có ý định tự tử. 

Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến thường gặp ở những người bị trầm cảm. Bao gồm: 

  • Ít hoặc không cảm thấy hứng thú khi làm những việc bạn từng thích 
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi và uể oải
  • Khó ngủ 
  • Chán ăn hoặc ăn quá nhiều 
  • Không thể tập trung và đưa ra quyết định 
  • Cảm thấy tuyệt vọng 
  • Thấy một viễn cảnh ảm đạm/bi quan và không tìm thấy lối thoát 

Mặc dù chúng ta cần phải nhớ rằng trầm cảm và lo âu không phải cùng một thứ, nhưng không thể nói rằng chúng không có điểm chung. 

Không phải hiếm khi lo âu cuối cùng có thể trở thành trầm cảm. 

Tất cả căng thẳng, hoảng loạn và cảm giác sụp đổ có thể rút cạn sức lực của một người một cách nghiêm trọng, và khiến người đó cảm thấy tuyệt vọng và bị bỏ rơi. Không phải là hiếm khi trầm cảm thường xảy ra sau khi người bệnh trải qua chứng lo âu trong một thời gian. 

Thậm chí phổ biến hơn là khi trầm cảm và lo âu đến cùng lúc, đồng thời gây ảnh hưởng tê liệt tới người bệnh. 

Mặc dù ngay cả các chuyên gia y tế giỏi nhất cũng không thể đưa ra lời giải thích chính xác tại sao trầm cảm và rối loạn lo âu lại thường xảy ra cùng nhau, và tại sao những người mắc cả hai bệnh thường có những triệu chứng cực đoan hơn những người chỉ mắc một bệnh. 

Mặc dù trầm cảm và lo âu có một vài triệu chứng giống nhau - đặc biệt là khi chúng xảy ra cùng một lúc - nhưng dưới đây là một vài sự khác biệt đáng chú ý giữa trầm cảm và lo âu. 

Nếu bạn đang cố gắng xác định mình bị trầm cảm hay lo âu, hãy xem xét những điều sau: 

  • Lo âu thường tạo ra năng lượng dư thừa - Đổ mồ hôi, run rẩy, cảm thấy bồn chồn, hoặc bạn cảm thấy muốn di chuyển liên tục xung quanh.
    Trầm cảm thường dẫn đến mất năng lượng - Cảm thấy kiệt sức, thờ ơ, không có bất cứ một động lực nào. 
  • Lo âu thường khiến bạn lo lắng rằng điều tồi tệ có thể xảy ra - Những người bị mắc chứng rối loạn lo âu thường không muốn điều tồi tệ xảy ra nhưng họ quá lo lắng nó sẽ xảy ra. 
    Trầm cảm có thể tạo ra cảm giác tuyệt vọng về tương lai - Những người mắc chứng trầm cảm thường không lo lắng nhiều vì họ tin rằng họ "biết" những điều tồi tệ là không thể tránh khỏi và họ không quan tâm tới tương lai vì tương lai có vẻ ảm đảm, tuyệt vọng và không thể tránh khỏi.
  • Lo âu có thể tạo ra hiệu ứng "não đua" - Liên tục suy nghĩ, tưởng tượng ra tương lai, tái hiện các hình ảnh trong đầu. Tâm trí trở nên ồn ào, lộn xộn và bận rộn. 
    Trầm cảm có thể làm chậm suy nghĩ - Thay vì khiến tâm trí quá bận rộn, trầm cảm lại xảy ra ngược lại, tiếng ồn, những suy nghĩ lo âu được thay thế bằng cảm giác sợ hãi và tuyệt vọng về tương lai. 
  • Lo âu có thể tạo ra một đống cảm xúc - Lo lắng, tức giận, bồn chồn, hồi hộp, cáu kỉnh.
    Trầm cảm thường khiến người bệnh mất cảm xúc - Nó khác với cảm giác buồn bã và trống rỗng chung chung. 

Tin tốt là cho dù bạn đang phải đối mặt với trầm cảm, rối loạn lo âu hay cả hai, những bệnh này có thể điều trị được, vì vậy bạn không cần chịu đựng nó thêm nữa. 

Bác sĩ có thể kê cho bạn toa thuốc chống trầm cảm, thuốc giúp điều trị việc mất cân bằng hóa học trong não thường có liên quan tới các rối loạn như lo âu và trầm cảm. Họ cũng có thể giới thiệu bạn đến các trung tâm tư vấn và hỗ trợ như Trị liệu Hành vi Nhận thức, ở đây bạn sẽ được cung cấp các kỹ năng tuyệt vời và hiệu quả trong việc kiểm soát và chống lại những rối loạn trên. 

Trong khi bạn đang chờ đợi một cuộc hẹn (hoặc đơn giản bạn không muốn dùng thuốc) bạn có thể làm những cách dưới đây để giảm các triệu chứng của mình. 

1. Trở nên năng động 

Bạn có biết rằng tập thể dục là một trong những biện pháp hiệu quả giúp chống lại trầm cảm và rối loạn lo âu không?

Tập thể dục không chỉ giải phóng ra dopamine gây ra cảm giác hạnh phúc và vui vẻ, nó còn khiến bạn cảm thấy bình tĩnh và thư thái sau đó. Một bài tập thể dục tốt, dài có thể làm bạn mệt, giúp bạn ngủ ngon hơn và dễ dàng hơn một chút. 

2. Tập yoga và Thái Cực Quyền 

Bạn thích một thứ gì đó ít nặng nhọc hơn một bài tập thể dục toàn diện, có chỉ số octane cao hay chạy bộ năm dặm? Hãy tìm các lớp Thái Cực Quyền và yoga ở địa phương và theo học. 

Hầu hết các lớp học đều rất chào đón những người mới bắt đầu, và các kỹ thuật di chuyển và thở nhẹ nhàng đã chứng minh chúng có hiệu quả như các bài tập thể dục cường độ cao trong việc cải thiện tâm trạng và giúp chúng ta cảm thấy thư thái.

Nếu bạn muốn biết yoga giúp giảm căng thẳng và lo lắng như thế nào, hãy xem video dưới đây: 

3. Hít thở sâu 

Nói về kỹ thuật thở, luyện tập các bài tập thở cụ thể hoặc thậm chí dành vài phút để thiền được chứng minh có hiệu quả cao trong việc chống lại lo âu, trầm cảm, và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác. 

Điều tốt nhất là bạn không cần phải đến lớp học để học kỹ thuật hay phương pháp thiền định cụ thể. Các trang web như Youtube có rất nhiều video hướng dẫn một cách cụ thể các bài tập thở và cách thiền định mà bạn có thể thực hiện ở bất cứ đâu. 

Video này là một ví dụ hay về thiền định được hướng dẫn cụ thể:

4. Ăn uống lành mạnh 

Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa mức tiêu thụ đường dư thừa và trầm cảm ở nam giới.[1] Mặc dù mối liên hệ tương tự không được tìm thấy ở nữ giới, nhưng việc cắt giảm đường và ăn nhiều trái cây và rau củ tươi có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả hai giới. 

Cắt giảm lượng đường cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn. Điều này rất có ích trong việc chống lại cảm giác thờ ơ, uể oải thường là triệu chứng của bệnh trầm cảm. 

Đường và caffeine cũng được biết đến là tăng cảm giác căng thẳng và lo lắng, vì vậy hãy uống nước và trà không có caffeine để giúp bạn cảm thấy thư thái hơn. Dưới đây là 10 loại trà giúp giảm căng thẳng mà bạn có thể pha tại nhà

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ 

Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn không hề đơn độc. 

Không phải ai cũng muốn nói chuyện với bạn bè hoặc người thân, và một vài người thì không thể làm như vậy. Nhưng vẫn có rất nhiều nhóm hỗ trợ và đường dây trợ giúp mà bạn có thể tiếp cận. 

Nếu chứng bệnh trầm cảm của bạn quá nghiêm trọng đến nỗi bạn cảm thấy bạn muốn hại chính mình, đừng tự chịu đựng một mình. Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp ở bất cứ đâu. Tìm kiếm sự trợ giúp có nghĩa là bạn có được tất cả tình yêu và sự hỗ trợ bạn cần. 

Lo âu và trầm cảm mặc dù có nhiều điểm giống nhau nhưng chúng rất khác biệt. Và thực tế là chứng lo âu ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn tới trầm cảm. 

Mối quan hệ giữa lo âu và trầm cảm có thể phức tạp. Nhưng nhận biết sự khác biệt và tương đồng giữa chúng là một bước tiến lớn trong việc nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ mà bạn cần. 

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com

Tài liệu tham khảo