9 tháng trước
Tại Sao Học Hỏi Càng Nhanh, Bạn Càng Dễ Dàng Tụt Lại Phía Sau
450

5303
Lượt xem
778
Lượt chia sẻ
89
Lượt bình luận

Garry Kasparov là một đại kiện tướng cờ vua và cũng là một cựu vô địch cờ vua thế giới. Trong vài thập kỷ vừa qua, ông đã đánh bại hàng trăm người chơi cờ hạng nhất. Không có gì đáng ngạc nhiên khi rất nhiều người xem ông là người chơi cờ vĩ đại nhất mọi thời đại. 

Tuy nhiên, vào năm 1997 Kasparov đã thua khi chơi cờ vua với máy tính. Một năm về trước ông đã chơi và đánh bại máy tính cờ vua Deep Blue của IBM. Nhưng máy tính đã phục thù bằng cách đánh bại Kasparov vào trận cờ tái diễn sau đó một năm.


Trong những năm gần đây, các cuộc đấu cờ vua giữa máy tính và con người vẫn luôn được diễn ra. Từ 2017 một bức tranh rõ ràng đã hiện ra, đó là có rất nhiều chương trình cờ vua đánh bại những người chơi cờ giỏi nhất thế giới.[1]​​​​​​​

Như câu chuyện của Kasparov là một điển hình, ngay cả những người chơi cờ giỏi nhất thế giới, những người luyện tập rất nhiều vẫn có thể bị thua cuộc.

Bây giờ bạn hãy xem xét lại những người bạn, người thân hay đồng nghiệp. Bao nhiêu người nghĩ họ đã tốt trong những việc họ làm? Và bao nhiêu người nghĩ rằng họ đã làm tốt trên mức trung bình và không cần hoàn thiện bản thân thêm nữa? Câu trả lời ở đây là rất nhiều.

Tại sao học hỏi lại dẫn đến sự trì hoãn

Khi một người học tốt, họ nắm bắt kiến thức rất nhanh và nhanh chóng và trở nên khéo léo. Và những người thông minh, họ nắm bắt kiến thức tốt hơn và dễ dàng nhanh chóng trở nên giỏi hơn trong việc họ làm. 

Đối với một vài cá nhân thì việc học không mấy khó khăn và dĩ nhiên họ sẽ nắm bắt kiến thức và kỹ năng tốt hơn so với những người bình thường.

Hãy xem bức tranh bên dưới. Công cụ trong tay người đó đại diện cho kỹ năng mà họ học được và đám mây là cấp độ hiện tại của họ, trong trường hợp này, vị trí đó ngay trên mặt đất.


Khi những người học tập và nghĩ mình đã trở nên hiểu biết, họ tin rằng họ đã học tập rất tốt. Trong trường hợp này có thể đúng vì thực tế những người này thật sự giỏi hơn bình thường. Chính vì điều này, họ không tìm thấy ai có thể vượt qua họ. Tại thời điểm đó họ nghĩ rằng "mình đã đủ giỏi" và "mình không cần học thêm điều gì".


Cái tôi của con người có thể ngăn họ học hỏi và cải thiện bản thân là những gì được trình bày trong đoạn tiếp theo.

Chúng ta lấy ví dụ về một chuyên gia piano. Họ có thể thành thạo vì sự cố gắng tập luyện chăm chỉ trong rất nhiều năm. Có thể họ cần một gia sư để giúp họ phát triển kỹ năng và phát huy tài năng của họ.

Việc được dạy kèm và luyện tập phù hợp giúp họ trở thành một nghệ sĩ piano hoàn hảo và được trình diễn trong các buổi hoà nhạc có quy mô lớn. Tuy nhiên, sự thành công đó dẫn đến việc họ tin rằng họ không cần thay đổi gì hay cần hoàn thiện điều gì ở kỹ năng chơi nhạc.


Khi các chuyên gia ngừng học hỏi điều này sẽ khiến họ tụt lại phía sau vì những người khác không ngừng cải thiện và cuối cùng sẽ vượt qua họ.

Thế giới không ngừng thay đổi, chính vì vậy nếu vẫn giữ nguyên chế độ rèn luyện (và ngừng cải thiện) sẽ dẫn đến một sai lầm lớn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 1/5 nhân viên ở nước Anh có nguy cơ mất việc vì được thay thế bởi cơ chế tự động hoá. Những người đang thoải mái trong công việc của mình hôm nay, có thể ngày mai họ sẽ bị thay thế bằng máy tính hoặc robot. Nếu dự đoán này là đúng thì hàng triệu người sẽ bị mất việc.[2] Điều này là một ví dụ thực tế về cách con người tụt lại phía sau khi họ ngừng học tập và cải thiện bản thân.

Một vấn đề rõ ràng là nếu một chuyên gia ngừng học tập và cải thiện bản thân thì sẽ bị thay thế bởi những người tiếp tục học hỏi, dù đó là con người hay máy móc.


Khi bạn nghĩ bạn đã học hỏi đủ, bạn sẽ tụt lại phía sau

Đám mây dùng để mô tả một thứ gì đó không cụ thể và dễ dàng rơi xuống và biến mất bất cứ lúc nào bạn không chú ý đến việc học hỏi và phát triển bản thân.

Tất cả mọi người, cho dù họ tin rằng mình giỏi trong một vấn đề nào đó vẫn không nên ngừng học hỏi. Đạt được "sự chấp nhận" chỉ có nghĩa bạn đã làm tốt. Điều đó không có nghĩa bạn đã làm hết khả năng và tiềm năng bản thân.

Như tôi đã nói trước (tốt nhất vẫn nên nhắc lại) rằng: Khi bạn ngừng học hỏi, bạn sẽ tụt lại phía sau.


Đưa bản thân lên tầm cao mới

Để dẫn đầu các đối thủ, bạn cần phải luôn học hỏi và hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa thực hiện cùng một cách với tất cả mọi việc. Có thể bạn cần bước ra khỏi vùng thoải mái để cải thiện bản thân.


Hãy làm những điều bạn không thể

Khi bạn nghĩ bạn làm một việc gì đó đủ tốt, hãy tìm đến những việc bạn không thể làm và thử sức với nó. Đây là 4 chìa khoá giúp bạn ghi nhớ về việc vượt qua giới hạn bản thân:

  1. Nếu bạn không thoát ra khỏi vùng thoải mái của bản thân, bạn sẽ không bao giờ hoàn thiện mình được.
  2. Thoát khỏi vùng thoải mái có nghĩa là cố gắng làm những việc bạn chưa từng làm trước đó.
  3. Đôi khi sẽ có những khó khăn khiến bạn chùn bước. Cách để vượt qua những rào cản này là tập trung vào việc hoàn thiện kỹ năng và sự hiểu biết của bạn và sau đó thực hành chúng cho đến khi thành thạo. 
  4. Đừng e ngại các cuộc thử nghiệm. Có thể bạn cần cố gắng thử nhiều cách khác nhau cho cùng một việc xảy ra.

Đặt cho mình những mục tiêu cụ thể khi bạn thực hành

Con người có thể đạt được những điều tuyệt vời khi họ xác định được mục tiêu cho mình. Và tôi khuyên bạn nên làm như vậy.

Một cách tuyệt vời đó là làm xác định mục tiêu theo nguyên lý SMART, điều này giúp bạn đặt ra mục tiêu lớn, đồng thời cung cấp cho bạn các bước để đạt được nó. Khi thực hiện xác định mục tiêu theo phương pháp SMART, bạn sẽ có mục đích và năng lượng cụ thể để thực hiện nó. Trong quá trình bạn thực hiện những mục tiêu nhỏ, thì bạn đang dần tiến đến mục tiêu lớn cuối cùng. 

Tìm hiểu thêm về cách thiết lập mục tiêu trong bài viết khác của tôi: Cách hoàn thành những việc lớn hơn trong năm tới.

Trong quá trình này, bạn cần nhận được phản hồi để giúp bạn cải thiện

Để đạt được sự tiến bộ, bạn cần phải nhận được ý kiến phản hồi về vị trí thật sự của bạn và những gì bạn đang thiếu. Sự phản hồi này có thể đến từ bạn hoặc từ những người bên ngoài (khán giả của bạn, người cố vấn hay đồng nghiệp của bạn).

Bạn có biết tại sao máy tính đánh bại được con người sau nhiều lần chúng thua cuộc? Câu trả lời là những người lập trình máy tính đã học được các bước mà con người thực hiện. Họ cũng tiếp nhận phản hồi có giá trị thông qua máy tính trong những lần bị đánh bại. Các lập trình viên đã phát hiện ra đầu mối và thay đổi các bước đi cho máy tính trong những trận đấu tiếp theo.

Đừng bao giờ kết thúc việc học

Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta tự nhiên khát khao học hỏi. Chúng ta liên tục tìm kiếm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi trưởng thành chúng ta thường có xu hướng ngừng học hỏi những điều mới mẻ.

Nếu điều đó xảy ra, chắc chắn bạn đang giậm chân tại chỗ. Và lẽ đương nhiên, chẳng có gì tồn tại mãi mãi với thời gian. Mọi thứ hoặc là phát triển, hoặc là bị đào thải. 

Để tránh vế thứ 2, bạn phải có cái nhìn tích cực về nắm bắt mục tiêu và liên tục học hỏi. Bằng cách này bạn sẽ luôn tươi mới, năng động và luôn dẫn đầu mọi cuộc đua.

Tài liệu tham khảo