8 tháng trước
Sự Hy Sinh Lớn Nhất Cho Việc Trưởng Thành Là Trở Nên Lãnh Cảm
465

5491
Lượt xem
305
Lượt chia sẻ
63
Lượt bình luận

Bạn có thường nghe người ta nói rằng quá trình trưởng thành rất khó khăn không? Khi là một đứa trẻ, bạn cảm thấy việc trở thành người lớn là một hành trình khó khăn, nhưng bây giờ khi đã đến thời điểm đó, thì bạn lại cảm thấy thờ ơ về nó.

Khi một đứa trẻ phàn nàn về việc khó khăn ở trường, có lẽ bạn sẽ chuyển từ cảm giác náo động khi còn trẻ, sang sự thờ ơ hoặc vô cảm ở thời điểm này. Điều tương tự cũng xảy ra khi một đứa trẻ có món đồ chơi mới - bạn không có sự phấn khích giống như đứa trẻ đó nữa mà sự phấn khích chỉ dừng lại ở một mức nào đó mà thôi.

Với việc biến thành một "người lớn" với kỳ vọng trưởng thành và dập tắt cách nhìn giống trẻ con. Nó giống như chúng ta đã đến đích nơi chúng ta kỳ vọng được phóng thích mọi sự lạc quan như đứa trẻ mà sự trưởng thành đem đến cho chúng ta. Nhưng tại sao lại như vậy? Và ý nghĩ thực sự của việc trưởng thành và trở thành người lớn là gì?

Từ một đứa trẻ tò mò trở thành một người trưởng thành lãnh đạm

Đứa trẻ suy nghĩ và hành động ngay. Nghĩ lại khi còn nhỏ, có lẽ bạn không quan tâm quá nhiều về việc những người khác nghĩ gì, điều đó bắt nguồn từ sự hiểu biết không đầy đủ về thế giới xung quanh. Sự thú vị và trí tưởng tượng luôn đi đầu trong tâm trí bạn, nơi những điều nhỏ nhất - dù là ai đó đang hát, một bông hoa, hay chú chim - đều có thể trở nên thú vị và sự tò mò là "tên trò chơi" trong suốt cả ngày của bạn.

Tuy nhiên, khi chúng ta lớn lên, ý nghĩ tự kiểm soát trở nên lớn hơn nhiều trong chúng ta. Chúng ta được dạy để tập trung hơn vào bản thân và coi trọng hành động và quyết định của mình. Xã hội bảo chúng ta phải tự nhận thức được hậu quả suy nghĩ của bản thân và cách người khác nhìn nhận chúng ta, nói cách khác, chúng ta được bảo rằng cư xử như người lớn để được thừa nhận.

Vì vậy, bây giờ khi một ai đó đang hát, bông hoa đó và con chim đó chỉ là như vậy mà thôi - chúng ta không còn bị mê hoặc nữa, ma thuật đã biến mất và nhận thức của chúng ta bị mờ đi. Ngay cả khi chúng ta muốn ngồi và thưởng thức một người hát rong tuyệt vời trên đường phố như khi còn nhỏ, giờ đây chúng ta sẽ không làm vậy vì sợ người khác phán xét. Chúng ta không cho phép bản thân cư xử như khi còn nhỏ.

Kết quả của việc trở thành một người trưởng thành, có nghĩa chúng ta đang giam hãm và hạn chế tâm trí của chúng ta hơn bao giờ hết. Trách nhiệm đến trước và lợi ích, sự nghiệp, quan điểm và nhu cầu của chính chúng ta được đưa lên hàng đầu.

Nhưng chúng ta không bao giờ xem xét những ưu tiên ngoài những thứ "bình thường" được xã hội chấp nhận. Chúng ta hiếm khi muốn khi bị xem là khác biệt hoặc đi ngược lại những gì chúng ta mong đợi vì vậy nên chúng ta thờ ơ. Cuộc sống chỉ ra rằng chúng ta không nên dừng lại và ngưỡng mộ những điều giống như chúng ta đã làm khi còn nhỏ vì đơn giản là chúng ta không có thời gian hay cảm thấy điều đó lãng phí sự chú ý của chúng ta.

Tâm trí bị giới hạn là một tâm trí hạn chế

Tâm trí hạn chế chúng ta phát triển ở tuổi trưởng thành nghĩa là chúng ta hạn chế bản thân bằng những giá trị logic thực và biết rằng việc trở thành hoặc làm điều gì đó "bất thường" chỉ thực sự được định nghĩa trong mắt của người khác. Tuy nhiên, chúng ta tự thuyết phục mình rằng, ta mới là người điều chỉnh lối suy nghĩ của mình trưởng thành hơn.

Hành động theo lề lối là phổ biến với tất cả chúng ta. Chúng ta hành động theo những gì chúng ta đã đặt ra để giữ thoải mái và không bị coi là người ngoài cuộc trong xã hội. Tuy nhiên điều này ngăn chúng ta học hỏi và phát triển. Chúng ta đã ngừng tiến hóa để trở nên tốt hơn ngay từ khi còn là đứa trẻ, sự khuyến khích chúng ta hòa hợp bên nhau đã khiến chúng ta ngừng phát triển và thay vào đó chúng ta trở thành một phần của quần chúng, tất cả hành động và sinh hoạt nằm trong sự mong đợi thống nhất.

Trưởng thành là thiết yếu, trở nên thờ ơ là sự lựa chọn

Thờ ơ là cái chết của sự phát triển và lạc quan như đứa trẻ, chúng ta không cần phải trưởng thành với sự thờ ơ và tách biệt với mọi thứ. Thay thế sự phán xét bằng sự tò mò là chìa khóa để tìm ra suy nghĩ bên trong đứa trẻ đó.

  • Hãy chú ý đến những gì bạn cho là kỳ quặc và thay đổi quan điểm của bạn. Điều quan trọng là hãy tự hỏi tại sao bạn thấy một cái gì đó kỳ quặc, xấu hổ hoặc xa lạ. Có phải bạn sợ những hành động hay sự vật "kỳ quặc" hay không? Tại sao? Có phải bởi vì ở một số giai đoạn người ta nói với bạn rằng điều đó thật kỳ quặc và nó đã hình thành niềm tin trong bạn? Tìm hiểu xem có hợp lệ khi nghĩ theo cách này và bạn có sẵn sàng để thay đổi nhận thức đó không. 
  • Bao dung những điều bạn cho là kỳ quặc. Khi bạn đã hiểu lý do tại sao bạn thấy một số hành động là kỳ lạ, điều quan trọng là phải xem tại sao mọi người lại hành động theo cách này. Bằng cách nhìn nhận điều này từ quan điểm của người khác, buông bỏ sự phán xét và cảm giác thờ ơ, bạn cho phép tâm trí của bạn mở rộng thay vì đóng chặt như cách nó tự động làm. Tìm các khía cạnh tốt của việc tại sao một người đi ngược lại với các quy tắc xã hội và lý do của họ đằng sau đó. Điều này sẽ làm dịu ngay sự thờ ơ khi trưởng thành của bạn.

Vì vậy, lần tới khi bạn thấy mình ở một vị trí mà bạn muốn làm điều gì đó nhưng sợ ý kiến của người khác, hoặc sự hành động và sự phán xét của người khác, hãy tự hỏi tại sao bạn nghĩ theo cách này. Ý kiến của bạn đến từ niềm tin hữu hạn của người khác phải không? Tại sao nó được coi là khác lạ hay kỳ quặc? Đã đến lúc khám phá lại sự cởi mở như đứa trẻ và thoát khỏi sự thờ ơ giới hạn đang kiềm chế ma lực và sức tưởng tượng của bạn. Có lẽ bao dung là sự trưởng thành mới.

Nguồn ảnh bìa: Pixels từ pexels.com