8 tháng trước
Sự Tự Phản Chiếu Bản Thân Giúp Bạn Có Một Cuộc Sống Hạnh Phúc Và Thành Công Hơn Như Thế Nào?
1059

18.8K
Lượt xem
295
Lượt chia sẻ
82
Lượt bình luận

Rất nhiều nhà vô địch thể thao, doanh nhân hay các cha đạo thường coi việc tự phản chiếu bản thân là một chìa khóa quan trọng để có được thành công. Điều này cũng hoàn toàn đúng với “người thường”, những ai luôn thấy vừa đủ và hạnh phúc với cuộc sống của chính mình.

Vậy thì tại sao tự phản chiếu bản thân lại quan trọng đến thế? Tôi sẽ nói cho bạn nghe lý do mà việc nhìn nhận lại chính mình tác động đến bạn và bạn có thể làm gì với nó để cuộc sống hạnh phúc và đủ đầy hơn.

Tự phản chiếu bản thân được định nghĩa là “nghiền ngẫm hoặc suy nghĩ cẩn trọng về tính cách ai đó, hành vi của họ, và động cơ”. Nó có nghĩa là dừng lại và nhìn nhận lại cuộc sống của bạn, cách ứng xử và đức tin.

Vài năm trước, tôi rất vinh dự được nghe vận động viên ba môn phối hợp Craig (Crowie) Alexander trò chuyện tại một hội thảo ở Sydney, nước Úc. Craig là người đã năm lần nhận giải vô địch Ironman Thế giới và là người truyền cảm hứng tới mọi người. Một điều mà anh ấy nhấn mạnh chính là quãng thời gian anh ấy tự mình suy nghĩ lại về chính bản thân mình và chính yếu tố đó đã tác động đến sự tự tin và hiệu suất làm việc của chính bản thân anh.

Sau mỗi cuộc đua, anh ấy và cả nhóm của mình sẽ tự đánh giá lại những mặt mạnh và những điểm cần phải cải thiện ở các vòng sau. Họ chỉ ra những chi tiết nhỏ nhất, như là hình dáng của chiếc mũ bảo hiểm, tới việc anh ấy bị chuột rút, hay là trạng thái cảm xúc của chính anh trong suốt cuộc đua.

Ngay cả việc luyện tập cũng như thế. Thời gian anh ấy dừng lại và xem xét lại những cảm xúc của chính bản thân có thể ảnh hưởng đến cuộc đua ra sao chỉ trong một vài giây, điều này được coi là sự khác biệt giữa chiến thắng – hoặc thua cuộc.

Bây giờ bạn có thể nghĩ rằng, đương nhiên là anh ấy có thể thắng! Đấy chính là việc anh ta giỏi nhất. Nhưng, nếu sau mỗi cuộc đua anh ấy cứ tiếp tục như vậy? Điều gì sẽ xảy ra nếu anh ấy không ngừng suy nghĩ về việc mình có thể làm khác đi? Nghe có vẻ điên rồ, đúng không?

Tuy nhiên thì đó chính là điều mà nhiều người trong chúng ta lầm tưởng rằng rất quan trọng với – cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta cứ tiếp tục tiến về phía trước. Tự mình thúc đẩy chính mình. Không ngừng lại để xem xét. Chúng ta cứ làm công việc (theo nghĩa đen) khiến chúng ta chết dần chết mòn. Các mối quan hệ khiến chúng ta kiệt sức. Hoàn cảnh xô đẩy khiến chúng ta căng thẳng, bất mãn, đau khổ và mệt mỏi.

Chúng ta cứ quay cuồng chạy đua với cuộc sống và nghĩ rằng mình không có thời gian để lãng phí. Chính vì thế việc tiến lên phía trước kiềm lại chính bạn. Nhưng quá thường xuyên, khiến chúng ta mắc kẹt và bị kẹt cứng. Chính vì thế cách duy nhất để khiến cuộc sống của mình theo kịp cuộc sống chính là DỪNG LẠI. Để bước xuống khỏi guồng quay. Để xem xét về những điều thành công và thất bại. Để nhận định xem điều gì nên duy trì và điều gì cần phải thay đổi.

Bạn chắc cũng từng nghe ai đó nói rằng:

“Điên rồ là làm cùng một việc hết lần này đến lần khác và mong đợi những kết quả khác biệt.”

Hiển nhiên đó là những điều mà nhiều người trong chúng ta đang làm – tiếp tục cuộc sống với những điều quen thuộc và tự hỏi rằng tại sao bản thân mình không thể vượt qua nổi những khó khăn.

Khi một dự án hay một điều gì đó không được như ý, bạn sẽ làm gì? Hãy dành ra một khoảnh khắc để sống chậm lại và nhìn xem bạn đã sai ở đâu và bạn có thể làm điều gì khác biệt sau này. Tương tự điều này cũng đúng với cuộc sống của chính bạn, tuy nhiên thường thì chính bạn không có quá nhiều thời gian để tự xem lại mình. Lý do là gì?

Tôi gặp rất nhiều lí do qua nhiều năm. Có thể là bạn không có thời gian và có quá nhiều thứ khác mà bạn cần phải cân nhắc. Hoặc là có thể bạn không có đủ năng lượng cho việc này. Bạn thấy mệt mỏi và cảm thấy như có điều gì đó chưa làm được. Có thể bạn không nhận ra được tầm quan trọng của nó và làm thế nào nó có thể thay đổi cuộc sống của bạn một cách tích cực. Hoặc có lẽ là bạn cảm thấy điều này quá khó khăn. Rất nhiều khách hàng của tôi cảm thấy rằng họ không biết phải bắt đầu ra sao và nên cân nhắc điều gì.

Đó chính là lí do vì sao người ta cần đến một huấn luyện viên hoặc là tư vấn viên. Để giúp họ có một khoảng thời gian và không gian mà tự họ không thể dành ra được cho chính mình. Để có thể hỏi đúng những câu hỏi và có thời gian cho câu trả lời.

Tin tốt là, bạn không cần phải thuê một người nào đó để giành được những lợi ích to lớn của việc tự phản chiếu lại bản thân. Những yêu cầu cần thiết bao gồm: nhận thức, sự cam kết và dành thời gian.

Rất nhiều người thấy khó khăn và phức tạp với quá trình nhìn nhận lại bản thân. Họ không hiểu tại sao mình phải làm thế, và họ cũng chẳng thấy lợi ích gì từ việc tự phản chiếu bản thân. Vậy thì lí do gì mà tự nhìn lại mình quan trọng với bạn? Tôi sẽ tiết lộ cho bạn một vài lợi ích như sau:

Nâng cao nhận thức của bản thân

Đây là một yếu tố quan trọng để hiểu rõ bản thân bạn sâu sắc hơn. Tự nhận thức chính mình và một chút liên kết tinh thần sẽ giúp bạn có được thành công ở mọi lĩnh vực của đời sống.

Dành thời gian tự phản chiếu bản thân sẽ giúp bạn nâng cao hơn sự tự nhận thức của chính mình có thể giúp bạn tự cải thiện được bản thân. Thêm vào đó, việc nâng cao được tinh thần cải thiện chính mình sẽ giúp bạn tự tin và tôn trọng bản thân hơn.

Định hướng quan điểm

Tự phản chiếu giúp bạn hiểu rõ và nhìn thấu nhiều thứ từ những góc nhìn khác nhau. Khi chững lại trước một tình huống, bạn sẽ gặt hái được những hiểu biết mới. Bạn có thể nhìn thấy được toàn cảnh bức tranh lớn, chứ không phải chỉ đơn thuần là một mảnh của bộ ghép hình.

Đã bao giờ bạn nghe ai nói rằng, “Không thể coi cái cây là cả cánh rừng” hay chưa? Đây chính là sự ám chỉ với những ai không liên kết những chi tiết nhỏ của một hoàn cảnh mà họ chẳng thể nhìn thấy cả bức họa.

Một lợi ích không nhỏ của việc tự phản chiếu bản thân. Đó là bạn có thể phóng xa tầm mắt và nhìn thấy cả khu rừng.

Chấp nhận đáp trả, chứ không tương tác

Bạn có bao giờ từng nói hay làm việc gì mà ước rằng giá như mình có thể rút lại được hay chưa? Khi bạn hành xử, bạn không hề nghĩ đến những nhánh tiềm năng của hành vi đó. Tuy nhiên, khi có thời gian nhìn nhận lại hoàn cảnh đó, có lẽ bạn sẽ đáp trả lại một cách khôn khéo hơn và dần thay đổi hành vi ở những lần sau.

Những ngày mới đi làm, ông chủ đã dạy cho tôi phải cân nhắc về nhiều thứ. Ông ấy đã khuyên tôi rằng hãy chờ đủ 24 giờ trước khi tôi quyết định một điều gi đó khiến tôi phiền muộn. Khoảng thời gian bắt buộc mà tôi tự xem lại mình giúp tôi cân nhắc về cả cảm nhận và cảm xúc. Bản thân tôi sau đó tiếp nhận được những hoàn cảnh hay vấn đề lý trí hơn với quan điểm đúng đắn.

Giúp bạn học hỏi ở điều kiện tốt nhất

Rất nhiều nghiên cứu có chung quan điểm rằng việc tự phản chiếu bản thân mình giúp chúng ta có điều kiện học tập và hiểu biết cao hơn hẳn. Đây chính là mấu chốt của quá trình giáo dục. Chính tôi cũng thấy đây là một quan điểm đúng ngay trong công việc với tư cách là người dẫn dắt và định hướng.

Khi người ta có thời gian để xem lại mình, tiếp nhận và thấu hiểu, tự bản thân họ sẽ tự tóm tắt được những liên kết, cũng như là ghi nhớ và lưu trữ thông tin. Thực tế rằng, bất cứ khi nào tôi tham gia thảo luận trong các nhóm huấn luyện và tự bản thân giới thiệu một hướng mới, tôi thường tự đánh giá lại mình trong một quãng thời gian. Cứ mỗi 5 phút để hòa nhập và suy nghĩ về những gì bạn đã học có thể tạo ra sự khác biệt rất quan trọng.

Hãy tự bản thân bạn nghĩ về điều này. Nếu, sau khi bạn đọc xong bài viết này, sau đó lập tức đọc những bài khác, bạn nghĩ rằng mình sẽ nhớ được bao nhiêu nội dung?

Tuy nhiên, nếu bạn đọc bài viết này và dành ra năm phút sau đó để nghĩ về những gì bạn đã học được, thì bạn sẽ ghi nhớ được bao nhiêu?

Cải thiện sự tự tin

Khi tự nhìn nhận lại, bạn có thể hiểu rõ hơn cái nào phát huy được và cái nào không. Quay ngược lại, điều này giúp bạn có thể ra những quyết định tốt hơn và thay đổi hành vi của chính bạn.

Mỗi khi bạn tự cải thiện hơn, điều này sẽ giúp bạn có thêm tự tin với lượng kiến thức và quan điểm được củng cố chắc hơn.

Thách thức những giả định của mình

Những gì bạn tin là đúng không phải lúc nào cũng là sự thật. Một trong những cách đánh bật những niềm tin bị giới hạn chính là lui lại một chút và chiến đấu với những niềm tin hợp lệ của bạn.

Tự phản chiếu bản thân chính là cách giúp bạn thách thức những đức tin và giả định trước đó của mình giúp bạn đi đúng hướng hơn.

Được rồi, vậy thì bạn đã hiểu hết những lợi ích và sẵn sàng bắt đầu chưa? Dưới đây là biện pháp cho bạn:

Đây chính là những bước đơn giản của quy trình tự phản chiếu bản thân:

  • DỪNG LẠI: Lùi một bước trong cuộc sống hoặc trong một hoàn cảnh cụ thể.

  • NHÌN LẠI: Nhận thức và có quan điểm rõ ràng với những gì bạn nhìn thấy và chú ý.

  •  LẮNG NGHE: Lắng nghe sự hướng dẫn từ nội tâm, sự thông thái trí tuệ sẽ tự nổi lên nếu bạn cho nó thời gian và không gian để thoát ra.

  • HÀNH ĐỘNG: Định hướng những bước mà bạn cần để tiến lên phía trước nhằm điều chỉnh, thay đổi hay cải thiện mình.

Có hai yếu tố trái chiều rất quan trọng đối với việc tự phản chiếu bản thân

1. Thứ nhất là bạn phải tự nhìn nhận lại chính BẠN

Điều này bao gồm hai thứ chính là bạn là ai và bạn muốn gì cho cuộc đời mình. Đây chính là mảnh ghép tự nhận thức mà chúng ta đã nói trước đó.

Những nhà hiền triết cổ đại từ Aristotle đến Socrates và cả Pythagoras đã thừa nhận những lợi ích từ việc “hiểu rõ về bản thân mình”.

Dưới đây là những câu hỏi để “cân nhắc” khi bạn tự phản chiếu chính BẠN:

  • Giá trị cốt lõi của tôi là gì? Tôi tin vào cái gì, nguyên tắc điều hành hay những ý tưởng quan trọng nhất đối với tôi là gì? Tôi ưu tiên những gì?
  • Điều đặc biệt, kĩ năng, sức mạnh, hoặc tài năng độc nhất của tôi là gì?
  • Điểm yếu hay nhược điểm nào mà tôi cần chỉ rõ?
  • Tôi muốn trở thành người ra sao?
  • Đâu là nguồn năng lượng để tôi có thể làm được mọi thứ?
  • Yếu tố hay sự khác biệt nào mà tôi muốn thực hiện? Tôi muốn thực hiện, phát triển và nâng giá trị bằng cách nào?
  • Đam mê của tôi là gì? Tôi yêu thích cái gì? Điều gì khiến tôi phải ràng buộc, tiếp tục cố gắng và hưng phấn?
  • Có đức tin nào đang ngăn tôi lại hay không?
  • Tôi muốn gì cho cuộc sống của mình? (Sau tất cả, nếu bạn không biết bạn muốn gì, bạn sẽ giành được nó bằng cách gì?)
  • Khi nào tôi ở trạng thái tốt nhất?

2. Điểm cần suy ngẫm lại thứ hai chính là những lĩnh vực mà bạn cho là quan trọng với cuộc sống của chính bạn

Điểm này có thể bao gồm những mối quan hệ, gia đình và họ hàng, sự nghiệp, sức khỏe và hạnh phúc, tài chính, mục tiêu, sự phát triển tinh thần và con người, và niềm vui và giải trí.

Một công cụ tuyệt hảo mà rất nhiều huấn luyện viên và những người tự phát triển không gian cho cá nhân mình sử dụng từ lâu nay được gọi là "Bánh xe cuộc đời”. Trong khi đó nguồn gốc của bánh xe cuộc đời bắt nguồn từ đạo Phật, bánh xe cuộc đời hiện đại được tạo ra bởi Paul Meyer, người tiên phong cho nền công nghiệp định hướng cho cuộc sống và tự cải thiện của con người.


Mục tiêu của bánh xe này chính là xem xét những điểm quan trọng nhất đối với bạn. Ở mỗi một lĩnh vực, bạn sẽ tự đánh giá xem bản thân mình được bao nhiêu điểm trong thang từ 1-10. Điều này giúp bạn phát hiện ra bạn cân bằng – hoặc mất cân bằng – và cần phải tập trung vào lĩnh vực nào nhiều hơn. Chính những điều này sẽ đưa ra quan điểm về mọi mặt cho cuộc sống của chính bạn.

Nếu bạn tìm kiếm cụm từ “bánh xe cuộc đời” bạn sẽ thấy hàng trăm những lựa chọn khác nhau. Nhưng trong bài này tôi đề xuất cho bạn một ví dụ sau đây, tôi thích sử dụng cái mà có BẠN hoặc là có một khoảng trống dành cho BẠN ở chính giữa. Cái tôi lựa chọn cũng bao gồm những ô trống khác mà bạn có thể điền những lĩnh vực của cuộc sống quan trọng nhất với bạn ngay bây giờ.



Dưới đây là những câu hỏi mà bạn có thể tự hỏi bản thân mình trong quá trình tự phản chiếu:

  • Tôi cảm thấy ra sao khi đánh giá tổng thể những lĩnh vực trong cuộc sống của chính mình? Trên thang điểm từ 1-10, tôi sẽ đánh giá về mức độ hài lòng và thành công của tôi ra sao?
  • Cái nào hiệu quả với tôi? Cái nào nên loại bỏ?
  • Thứ gì khiến tôi mong muốn nhiều hơn – hoặc ít hơn?
  • Những thành tựu/chiến thắng/thành công của tôi là gì? (Mọi người thường mặc định rằng đó là những lỗi lầm hoặc là những thứ kém hiệu quả - đó chính là yếu tố quan trọng cho việc phải tập trung vào những thứ có ích!)
  • Tôi muốn điều gì? Hy vọng hay mục tiêu của tôi là gì?
  • Tôi biết ơn về điều gì?
  • Làm cách nào có thể cải thiện được những lĩnh vực này trong cuộc sống của tôi? Tôi phải thực hiện những hành động gì?

Khi bạn đã biến việc tự phản chiếu bản thân trở thành một thói quen và một phần của lịch trình hàng ngày, tác dụng nó mang lại sẽ vô cùng đáng kể. Dưới đây là một số gợi ý về thời điểm mà bạn nên bắt đầu thực hiện. Đầu tiên phải xem xét xem cái nào sẽ phù hợp với chính bạn. Sau đó hãy lên lịch hẹn trên quyển lịch bàn hoặc điện thoại để nhắc nhở bạn về thời điểm cần làm!

  • Đầu năm mới – Có một lý do cho việc giải quyết chuyện này vào thời điểm năm mới là bởi lẽ đây là thời điểm đã có thông lệ. Cũng chính là lúc tuyệt vời để tự phản chiếu bản thân xem trong một năm qua bạn đã làm gì và xác định lại những gì bạn muốn (những chú ý, mục tiêu, khát vọng) vào năm sau.
  • Các ngày quan trọng - Tôi có một người bạn luôn biến sinh nhật mình thành thời điểm để tự phản chiếu bản thân. Bạn có thể chọn một dịp kỉ niệm nào đó, thời điểm bắt đầu xuân phân, một ngày lễ tôn giáo hoặc bất kì ngày nào có ý nghĩa hay quan trọng với chính bản thân bạn.
  • Hàng tháng hoặc hàng tuần – Có lẽ bạn sẽ muốn dành thời gian vào lúc đầu tháng, hoặc chọn một ngày bất kì trong tuần, như ngày Chủ nhật chẳng hạn để tự suy ngẫm về tuần lễ trước đó.
  • Hàng ngày – Việc luyện tập tự nhìn nhận bản thân hàng ngày có thể là một cách tốt nhất để hình thành nên thói quen. Tôi có nhiều người khách thích thức dậy từ sớm và ngẫm lại ngày hôm trước và hôm nay. Một số lại thích viết nhật kí trước khi chìm vào giấc ngủ.
  • Sau một “sự kiện” – Có lẽ là bạn vừa có một cuộc họp tồi tệ ở chỗ làm? Có một cuộc trò chuyện không mấy suôn sẻ với con cái hoặc cháu chắt? Hãy tĩnh tâm lại và ngẫm xem đã có chuyện gì trước đó. Làm việc này ngay lập tức sẽ giúp bạn ngộ ra rằng chuyện gì đã xảy ra trước đó và ngăn chặn được những tình huống tương tự như thế sau này.
  • Khi bạn cảm thấy chán chường – Bất cứ khi nào bạn thấy mình chán chường, không mấy vui vẻ, căng thẳng hoặc mất kiểm soát, hãy tĩnh tâm lại, suy ngẫm về nó và sắp xếp chúng lại.

Dưới đây là một số gợi ý thêm cho bạn để thực hành việc tự phản chiếu bản thân:

  • Mua lấy một cuốn nhật kí – Nếu bạn chưa có, hãy tới cửa hiệu mà tìm một cuốn sổ mà bạn thích. Viết lách được chứng minh là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thấu hiểu bản thân ở một cấp độ mới và giảm bớt sự căng thẳng. Thêm vào đó, khi bạn nhìn thấy một thứ gì đó, bạn có khả năng giải quyết nó bằng nhiều cách. Và một khi tìm thấy cách đúng đắn nhất, thì bạn có khả năng giải quyết nó triệt để hoặc là bỏ qua.
  • Có thời gian biểu – Khi lịch hẹn sẵn của bạn không bị xen ngang đó là lúc bạn sẽ cảm thấy mình có đủ không gian và sự yên tĩnh để có thể tập trung, cho dù đó chỉ là 5 phút ngắn ngủi trong ngày hoặc một nửa ngày. Nếu bạn nghĩ nó mới xảy ra, thì không hẳn đâu. Bạn phải làm gì đó để tác động vào nó đấy.
  • Tính trách nhiệm – tham gia vào một nhóm, có một người hướng dẫn, tìm cho mình một người bạn, hay trò chuyện với người được ghép cặp ngẫu nhiên – hãy tìm ai đó để cùng làm mọi chuyện. Tôi đã nói chuyện với một khách hàng tuần trước và cô ấy bảo rằng khi cô ấy đến nhờ tôi thì quan trọng nhất chính là cô ấy có một người để có thể báo cáo những gì đã làm hàng tuần. Đây là điều cô ấy bắt buộc phải làm vì cô ấy không thể hoàn thành nó một mình.
  • Trở thành phe trung lập - khi bạn đang tập trung suy nghĩ một điều gì đó, đặc biệt là các mối quan hệ, thì lời khuyên chính là hãy im lặng hoặc là trở thành người trung lập. Khi bạn chỉ đứng ngoài và nhìn nhận mọi thứ như người ngoài, bạn sẽ có cái nhìn hoàn toàn khách quan. Thử làm vậy với một số thứ trong cuộc sống của chính bạn khi bạn đang có một quãng thời gian không mấy suôn sẻ. Chỉ đứng ngoài cuộc và nhìn nhận tình huống tựa như một người qua đường, hoặc giống như thể bạn chỉ đang xem toàn bộ phân cảnh qua một màn ảnh nhỏ. Chú ý tới những gì bạn nghe thấy, nhìn thấy và cảm thấy về những gì bạn “quan sát”. Đây có thể là viễn cảnh mà bạn chưa bao giờ thấy trước đây!
  • Tập thiền – Hàng trăm nghiên cứu chỉ ra rằng thiền rất hữu ích. Có một loại sức mạnh tiềm ẩn bên trong khi bạn không “nghĩ suy” về mọi thứ. Tự nó sẽ bốc hơi. Bạn có một loại sức mạnh tiềm ẩn bên trong và tập thiền sẽ giúp nó thoát ra ngoài. Nhấn mạnh lần nữa, bạn cần dành thời gian và không gian để thực sự tĩnh tâm. Đây là vài bước đơn giản để bạn tập thiền: Hướng dẫn 5 phút tập thiền ở bất kì nơi đâu và bất kì lúc nào

Nếu tự nhìn nhận về bản thân không phải là việc thường làm hiện tại, thì đây chính là lời cảnh tỉnh cho bạn. Đã đến lúc phải bước chậm lại. Đã đến lúc phải thoát ra khỏi vòng xoáy của cuộc sống. Đây là lúc cần phải tự suy ngẫm.

Bất kì bước tiến nào sau đó đều là những bước tiến tuyệt hảo. Không có “đúng” hoặc “sai” khi thực hiện việc này. Tất cả đều là vì bạn.

Nếu tôi học được gì từ việc tiếp xúc với hàng nghìn khách hàng mỗi năm, chính là mỗi phương thức khác nhau sẽ có hiệu quả với những người khác nhau. Không có bất kì khuôn mẫu nào để áp dụng việc tự phản chiếu bản thân, tương tự như việc không phải ai cũng tiếp cận cuộc đời giống nhau.

Vậy nên, bạn định sẽ bắt đầu thực hành việc này ra sao?

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com