3 tháng trước
Tại Sao Một Cuộc Sống Không Có Đau Đớn Là Sự Đảm Bảo Cho Đau Khổ Thực Sự
336

3787
Lượt xem
51
Lượt chia sẻ
5
Lượt bình luận

Không ai muốn đau khổ. Theo nguyên tắc chung, mọi người đều muốn tránh tổn thương và đau đớn nhất có thể. Giống như các loài sinh vật, con người muốn một cuộc sống không đau đớn tới mức các nhà khoa học kiếm sống bằng cách tạo ra nó.

Giờ đây mọi người có thể chọn một loạt các phương pháp sinh đẻ “không gây đau đớn” cho trẻ sơ sinh, và các biện pháp chữa đau lưng, đau đầu, đau toàn thân và thậm chí là đau đớn về tinh thần. Ngoài y học, chúng ta cũng làm việc chăm chỉ để trải nghiệm nỗi đau nhỏ bé ngay cả khi bị mất mát, đôi khi chúng ta tin rằng một cuộc chia tay sẽ không gây tổn hại gì nhiều nếu chúng ta là người chủ động chia tay. 

Nhưng nếu một thế giới không có đau đớn thì thực sự sẽ không đau khổ chứ? Nó không hề giống như vậy. Trong thực tế, nó có thể sẽ gây đau đớn vì lý do chính xác nào đó.

Nếu mọi người không bao giờ trải qua tổn thương, họ sẽ không biết nó là gì. Ở cấp độ nhận thức, điều đó có vẻ như là một may mắn, nhưng hãy suy nghĩ một chút: nếu không biết đau khổ, làm sao chúng ta biết bình yên là gì? Nếu bạn không biết mình tổn thương hay bị tổn thương, làm sao bạn biết mình cần chữa lành? Hãy tưởng tượng rằng ai đó bị ung thư giai đoạn cuối và không thể cứu vãn vì họ không hề có triệu chứng rõ ràng nào xuất hiện ở giai đoạn đầu.

Không có cảm giác đau đớn, mọi người sẽ không nhận thức được những tình huống nguy hiểm - vậy điều này là cần thiết hay không cần thiết để sinh tồn.

Đau đớn là kẻ bảo vệ chúng ta

Nỗi đau phục vụ để bảo vệ con người khỏi những hành động có hại. Nó cũng là lý do mà các bậc cha mẹ dạy con mình rằng lửa rát nóng, và cái nóng đó tương đương với sự đau đớn. Nếu đứa trẻ vẫn đặt tay lên ngọn lửa trên bếp, cơn đau dữ dội sẽ khiến nó nhớ kĩ và chắc chắn không bao giờ dám lặp lại hành động đó nữa. 

Theo cách giống như vậy, nỗi đau trong cơ thể con người có thể đóng vai trò như một lời cảnh báo về cái gì đó không đúng. Bởi vì bạn biết cảm giác "tốt đẹp" là gì, bạn cũng nên biết cảm giác tồi tệ là như thế nào.[1]

Cùng với việc như một người thầy dạy bạn những điều không nên làm, nỗi đau cũng dạy cho bạn về những gì bạn tạo ra theo cách bạn có thể tự xử lý. 

Trong khi sáo ngữ “Điều gì không giết chết bạn sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn” là một thuật ngữ nhàm chán, nhưng nó thật sự hữu ích vì một lý do: nó rất đúng đắn. Nỗi đau giúp bạn học cách đối phó với cuộc sống bởi những khó khăn và nỗi buồn là điều không tránh khỏi - để phát triển, sự khắc nghiệt sẽ là động cơ thúc đẩy bạn vượt qua những chướng ngại và bước tiếp.

Cho dù đó là một nỗi đau to lớn như mất đi người thân yêu hay một tai nạn suy nhược, thì nó cũng ảnh hưởng lên mỗi người một cách khác nhau. Nhưng quan trọng là ai cũng sẽ bị nó ảnh hưởng. Lấy một cuộc chia tay làm ví dụ, bất cứ ai từng trải qua đều biết nó có thể gây đau đớn. Đặc biệt là cuộc chia tay đầu tiên. Khi còn trẻ, bạn sẽ trải qua cảm giác mất đi tình yêu duy nhất. Khi trưởng thành và học hỏi, bạn nhận ra rằng bản thân mình đã kiên cường hơn khi kết thúc một mối quan hệ. 

Không trải qua đau khổ bạn sẽ không cảm nhận được hạnh phúc

Bạn chỉ có thể cảm nhận được hương vị của hạnh phúc khi bạn nếm trải mùi vị của sự đau khổ. Liên tục nghe ý tưởng về hạnh phúc có thể tốt đẹp đấy nhưng nó hiếm khi xảy ra. Khi không có sự so sánh với hạnh phúc, thì không có lý do gì để bạn biết ơn về điều đó. Điều đó có nghĩa là nếu không bao giờ biết buồn bã hay đau khổ, bạn sẽ không có lý do gì để biết ơn hạnh phúc. 

Thực tế, bạn luôn cảm thấy thiếu cái gì đó hoặc có gì đó gây khó chịu nhưng chỉ khi trải qua những hiện thực đó thì bạn mới biết cách để biết ơn lúc bạn cảm thấy mình đang có tất cả. Đọc thêm để biết lý do tại sao hạnh phúc và nỗi đau đều phải tồn tại cùng nhau: Theo đuổi hạnh phúc không hề làm cho bạn vui vẻ

Trong một phát hiện gần đây có phần phản trực giác, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một trong những điều mang lại hạnh phúc nhất là thử thách. Khi mọi người được trải nghiệm, họ trải nghiệm cảm giác thành tựu và hạnh phúc lớn hơn khi họ thành công. Lý do này càng đúng hơn với những người có thu nhập thấp thường có thể cảm thấy hạnh phúc hơn với những người đã có cảm nhận về sự giàu có.[2]

Đây là một điều để nhớ vào lần tới khi bạn cảm thấy hạnh phúc hơn mặc dù chỉ có một ít tiền. 

Trốn tránh đau khổ chỉ dẫn đến đau đớn nhiều hơn

Đau khổ là một điều không thể tránh khỏi vì thế hãy đồng hành cùng nó một cách tích cực. Bất cứ ai phấn đấu cho một cuộc sống không đau khổ chính là phấn đấu cho sự hoàn hảo, và chủ nghĩa hoàn hảo đảm bảo cho nỗi đau bởi trên thế giới này, không có gì là hoàn hảo cả.

Đây không phải là một viễn cảnh ảm đạm mà là một sự thật. Những khoảng khắc lộn xộn trong cuộc sống có xu hướng tạo ra những kỉ niệm và lòng biết ơn tốt nhất. Hãy đối mặt với nỗi đau như một lời nhắc nhở về một bài học kinh nghiệm hay như một vết sẹo hằn trên cơ thể.

Nỗi đau sẽ luôn luôn gây ra đau đớn nhưng chính cảm giác đau đớn ấy sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.

Hãy chấp nhận những điều không thể tránh khỏi

Học cách chịu đựng nỗi đau, đặc biệt loại cảm xúc này là một bài học quý giá.

Chấp nhận và cảm thấy đau đớn làm bạn trưởng thành. Không có khuyết điểm gì trong đó. Sự yếu đuối chỉ xuất hiện khi bạn cố đổ lỗi cho nỗi đau của mình cho người khác để mong nó sẽ giảm bớt sự tổn thương của bạn. Có một câu nói,

“Giữ cơn giận giống như uống thuốc độc và hy vọng kẻ thù của bạn sẽ chết.”

Nghĩ lại xem lần cuối cùng bạn thực sự tức giận ai đó. Có lẽ bạn bị tổn thương vì bị sa thải. Bạn cảm thấy tức giận và nó gây ra rất nhiều đau khổ mà bạn có thể cảm nhận bằng nỗi đau thể xác. Bạn tức giận và đổ lỗi cho người sếp cũ nhưng nó không ảnh hưởng đến họ, chỉ có bạn bị mất ngủ khi suy nghĩ đến điều đó. 

Điều lành mạnh hơn để làm trong một tình huống như vậy là thừa nhận nỗi đau và sự tức giận với nó. Chấp nhận và khám phá nó từ nội tâm. Làm thế nào bạn có thể học hỏi và phát triển? Gốc rễ của nỗi đau là gì? Bạn có thực sự đau đớn và tức giận vì bị sa thải hay nỗi đau đó khiến bạn cảm thấy nó có mối tương quan với sự thất bại?

Mặc dù không hề thoải mái nhưng khám phá nỗi đau của bạn là cách để nâng cao nhận thức của bạn về bản thân. Bằng cách hiểu thêm về bản thân, bạn biết cách xử lý các tình huống tương tự trong tương lai. Bạn không bao giờ có thể bị động trước các tình huống khó khăn, bạn sẽ học cách chuẩn bị tốt hơn về tài chính khi mất việc và biết ơn về thu nhập bạn đang có vì bây giờ bạn không hứa hẹn được điều gì (dù bạn có làm việc nhiều hay cảm thấy xứng đáng).

Tê liệt còn tồi tệ hơn đau đớn

Đau đớn không phải một cảm giác tốt nhưng cảm giác tồi tệ của nó sẽ giúp bạn học hỏi và phát triển. Nó làm cho những khoảnh khắc ngọt ngào của cuộc sống trở nên ngọt ngào hơn và biết ơn chân thành hơn.

Để có một cuộc sống hạnh phúc và thành công hơn, bạn nên học hỏi từ những nỗi đau và thất bại thay vì sự thành công hay thành tựu. Vì đó là những khoảnh khắc mà bạn học được cách làm tốt hơn trong tương lai hoặc ít nhất là đối phó với nó dễ dàng hơn một chút. 

Hôm nay bạn là người mạnh mẽ vì những khó khăn mà cuộc sống đã mang đến cho bạn. Mặc dù bạn có thể cảm thấy mất kiểm soát khi gặp những thời điểm khó khăn đó nhưng điều mà bạn luôn kiểm soát được là cách bạn lựa chọn để phản ứng với mọi thứ. Lần tới khi đau đớn, tức giận hay buồn bã, hãy thừa nhận và để bản thân mình lăn lộn trong nó. Sau đó hãy hít một hơi thật sâu và bắt đầu học hỏi từ nỗi đau đó. Bạn đã học được điều đó.

Nguồn ảnh bìa: Stocksnap từ stocksnap.io

Tài liệu tham khảo

[1]^Đại học Calgary: Tại sao nỗi đau lại quan trọng?
[2]^Tạp chí Greater Good: Tầm quan trọng của nỗi đau

Không tìm thấy nội dung