1 tháng trước
Làm Thế Nào Để Giúp Đỡ Một Người Bạn Thoát Khỏi Trầm Cảm Và Trở Nên Yêu Đời
443

5063
Lượt xem
127
Lượt chia sẻ
90
Lượt bình luận

Dường như có rất nhiều bài báo và lời khuyên được viết ra dành cho những người đang phải vật lộn với bệnh trầm cảm, nhưng lại không có nhiều bài báo viết cho những người có bạn đang bị trầm cảm. Tuy nhiên, giúp đỡ một người bạn vượt qua những thời điểm khó khăn cũng quan trọng không kém!

Dưới đây là định nghĩa về bệnh trầm cảm dành cho những người không quen với khái niệm này. Trầm cảm là một bệnh tâm thần với tính chất từ nhẹ đến nặng. Người bệnh luôn có tâm trạng buồn bã, thiếu hứng thú hay sôi nổi trong cuộc sống và các hoạt động. 

Về mặt lâm sàng, bệnh trầm cảm có thể biểu hiện bằng các triệu chứng nhẹ, trung bình hay nặng. Để chẩn đoán Hội chứng Trầm cảm Chính (Major Depressive Disorder), theo DSM-5, người bệnh phải tham khảo ý kiến và nhận điều trị từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, nhiều người cũng phải hứng chịu các triệu chứng trầm cảm dù họ có được chẩn đoán hay không. 

Nếu bạn biết ai đó thân thiết với bạn đang phải đối phó với bệnh trầm cảm và cần thêm sự giúp đỡ để vượt qua các triệu chứng trầm cảm, những lời khuyên dưới đây sẽ giúp người bạn đó vượt qua trầm cảm và học cách yêu lại cuộc sống!

1. Nhắc họ rằng họ là người quan trọng và được yêu thương

Trầm cảm có thể khiến người bệnh cảm thấy như thể họ không phải là người quan trọng và không được yêu thương. Nó hoàn toàn sai sự thật! Tuy nhiên, những người đang đối phó với bệnh trầm cảm có lẽ không thể nhìn thấy điều này. 

Điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm cho bạn mình là cho họ biết bạn đang ở đây, và bạn rất quan tâm tới họ. Mặc dù, điều này có thể không giải quyết vấn đề của người bạn đó ngay lập tức nhưng nó nhắc họ rằng những đóng góp của họ rất quan trọng và nó sẽ giúp họ có động lực tìm cách bình phục.

Thậm chí quan trọng hơn, bạn phải khích lệ họ, giúp đỡ họ bằng những hành động. Nếu bạn của bạn cần giúp đỡ điều gì, hãy sẵn sàng bước ra và chứng minh rằng họ có thể dựa vào bạn những lúc họ cần.

Khi bạn của bạn bắt đầu nhìn thấy họ có được sự giúp đỡ của người khác, họ sẽ bắt đầu nhận ra họ xứng đáng có được tình yêu và hạnh phúc, đó là những thứ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình bình phục của họ. 

2. Gợi nhớ cho họ các hoạt động họ từng yêu thích

Như đã nói ở trên, bệnh trầm cảm thường khiến người bệnh không có hứng thú với các hoạt động mà họ từng yêu thích.

Một trong những lời khuyên tốt nhất của các trang web về sức khỏe dành cho những người đang phải đối phó với bệnh trầm cảm, là tiếp tục làm các hoạt động mà họ trước đây rất thích làm, ngay cả khi nó không còn chút hứng thú nào.

Khi bạn có thời gian, hãy cố gắng liên lạc với họ và lên kế hoạch cho một sự kiện mà bạn có thể làm cùng họ trong một thời gian nào đó trong tuần. Hỏi họ trước đây khi họ không bị trầm cảm họ thích làm gì và ghi chú lại các hoạt động này. Nhờ đó, bạn có thể lên lịch cho nhiều kế hoạch hơn trong tương lai. 

Những kế hoạch này sẽ giúp họ ra khỏi nhà, trở lại với cuộc sống cũ trước đây, và khiến họ dần nhận ra họ không đơn độc bởi họ có những người mà họ có thể dựa vào. 

3. Cho họ một nơi an toàn và tin cậy để họ trút bỏ những cảm xúc của chính mình

Không phải ai cũng hiểu về bệnh trầm cảm và sự thiếu hiểu biết này đôi khi khiến mọi người cảm thấy nản lòng với những người bị trầm cảm và những người đang phải cố gắng vật lộn để trở nên tích cực và tìm thấy ánh sáng. 

Tuy nhiên, kiên nhẫn là một đức tính tốt và việc duy trì sự kiên nhẫn của bạn là điều quan trọng. Bạn không nên phán xét khi bạn của bạn đang phải trải qua một khoảng thời gian khó khăn.

Cho họ một nơi an toàn để họ trút bỏ những cảm xúc của chính mình và lắng nghe họ mà không đưa ra lời khuyên họ không cần. Người đang phải đối phó với trầm cảm chỉ cần một ai đó có thể kết nối và chuyện trò với họ. Điều này có thể làm nên một thế giới khác biệt rồi!

Tất nhiên, nếu họ cần lời khuyên của bạn và bạn nghĩ bạn có thể cho họ thì hãy làm thôi! Tuy nhiên, nếu bạn không biết phải nói gì thì đôi khi không đưa ra lời khuyên gì cả sẽ tốt hơn là nói gì đó sai. 

Bạn thậm chí có thể đề nghị họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần nếu bạn cảm thấy bạn không có đủ khả năng để đưa ra những lời khuyên mà họ cần. 

4. Nói với họ những lời tích cực và mang tính khích lệ

Khi có tâm trạng tồi tệ, không có gì tốt hơn là nghe những lời tốt đẹp và mang tính khích lệ tinh thần từ bạn mình. 

Nếu bạn thấy bạn của bạn đang bắt đầu nghi ngờ bản thân và coi thường chính mình khi họ ở bên cạnh bạn, hãy nói với họ những lời tốt đẹp và nhắc họ là ai. 

Trầm cảm thường khiến người bệnh nhìn bản thân thông qua một ống kính bị bóp méo. Để chữa bệnh trầm cảm đòi hỏi việc đấu tranh chống lại những suy nghĩ tiêu cực, điều này có thể khó khăn nếu bạn phải tự mình đối mặt và không có ai nhắc bạn từng là người như thế nào. 

Giúp người bạn của bạn vực dậy tinh thần khi có thể và cho họ thấy lại con người của họ trước đây. Nhờ đó, họ có thể bắt đầu đấu tranh lại những suy nghĩ tiêu cực của họ.

Một lưu ý quan trọng là bạn không nên làm quá khi muốn những lời bạn nói mang tính khích lệ và tích cực. Không phải ai đang bị trầm cảm cũng có thể chịu được những điều này và bắt ai đó phải suy nghĩ tích cực có thể có kết quả không mong muốn. 

5. Chọc họ cười để quên đi những nỗi lo

Người ta nói rằng tiếng cười là liều thuốc bổ tốt nhất. Điều này đặc biệt đúng khi nói về bệnh trầm cảm.

Thực tế, theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Sapienza ở Rome, tiếng cười thực sự có thể cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm. 

Bất cứ khi nào bạn ở bên người bạn của mình, hãy cố gắng khiến họ cười. Bất kể cái gì làm họ cảm thấy buồn cười, dù cho nó thường có chút không phù hợp, hãy sử dụng những trò cười đó và lấy chúng làm lợi thế của bạn.

Chỉ cần một tiếng cười khúc khích đơn giản cũng có thể tạo ra ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc của người bạn đó. Ngay cả khi bạn chỉ cố gắng làm họ cảm thấy khá hơn trong giây lát, nhưng điều đó thực sự có thể cải thiện cái nhìn của họ về tương lai. 

6. Cho họ thấy bạn quan tâm đến họ ngay cả những điều nhỏ nhặt

Đúng là những ôm ấp, tiếp xúc cơ thể chắc chắn sẽ cho họ thấy bạn quan tâm tới họ. Tuy nhiên, thường những hành động nhỏ nhặt thực sự có thể làm họ cảm thấy được khai sáng và hạnh phúc hơn về bản thân và trong cuộc sống.

Hãy cố gắng để cho bạn của bạn thấy bạn quan tâm tới họ và hạnh phúc của họ bằng những việc nhỏ nhặt nhưng quan trọng với họ.

Ví dụ, bạn có thể làm một việc gì đó đơn giản như giấu một tờ giấy nhỏ ghi lại những lời khích lệ ở trong nhà họ và trong đồ đạc của họ hay cho họ ăn một vài món họ thích mỗi ngày.

Bất cứ hành động nào nói với người bạn đó rằng "Tôi quan tâm tới bạn", hãy bước ra và làm những điều đó​​​​​, và xem chúng có tác dụng thế nào nhé.

7. Giúp họ tạo ra một hệ thống hỗ trợ vững chắc

Đây là sự thật: Bạn sẽ không thể tự mình giúp bạn của bạn giải quyết mọi vấn đề. Họ sẽ cần những người khác trong cuộc sống của họ và bạn cũng phải có thời gian cho chính mình.

Những người đang phải đối phó với trầm cảm cần một hệ thống những sự trợ giúp vững chắc để giúp họ bình phục và có lại hạnh phúc.

Hãy cố gắng liên lạc với những người khác trong nhóm bạn bè của bạn hay của người bạn đó và xem họ có thể làm gì để giúp bạn ấy yêu lại cuộc sống.

Bằng cách tạo ra một hệ thống những sự trợ giúp vững chắc, bạn sẽ có thể giúp đỡ bạn của bạn và đưa họ trở lại cuộc sống một cách dễ dàng hơn.

Cuộc sống thực sự rất tươi đẹp, và ai đang phải đối mặt với trầm cảm cũng cần được nhắc nhở về điều đó. Sử dụng 7 lời khuyên trên, bạn sẽ không gặp vấn đề gì trong việc giúp đỡ người bạn của bạn tìm lại hạnh phúc của họ!

Bạn có câu hỏi nào mà bạn không thể tự trả lời sau khi đọc xong bài này hoặc cần thêm thông tin về chứng trầm cảm hay không? Hay xem thêm nội dung liên quan đến bệnh trầm cảm đăng trong mục Sức Mạnh Tinh Thần

Nguồn ảnh bìa: Helena Lopes từ unsplash.com