2 tuần trước
Hướng Dẫn Thiền Cho Trẻ Giúp Nâng Cao Kĩ Năng Học Tập Và Xã Hội
410

4551
Lượt xem
197
Lượt chia sẻ
35
Lượt bình luận

Bạn có muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con mình không? Dĩ nhiên là có rồi!

Kích hoạt năng lực học tập và kĩ năng xã hội cho con bạn chỉ với chưa đầy 20 phút mỗi ngày? Đây là lúc cần đến sự hướng dẫn tập thiền định dành cho trẻ nhỏ.

Có lẽ bạn đã nghe nói rất nhiều về thiền định trong vài năm trở lại đây. Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực thiền định, rất nhiều người rốt cuộc đã bắt đầu nhận thấy những lợi ích của nó.

Một chủ đề mà mọi người thường hay bỏ lỡ, đó là việc thiền định cũng có thể giúp trẻ em phát triển vượt bậc về năng lực học tập và kĩ năng xã hội.

Tập thiền cho trẻ đang ngày càng trở nên phổ biến bởi các bậc cha mẹ muốn con mình cũng nhận thấy các lợi ích của nó.

Vấn đề quan trọng trước nhất là, chính xác thì việc tập thiền có hướng dẫn cho trẻ được nói đến trong bài viết này là gì?

Chúng ta có thể định nghĩa thiền định theo như ứng dụng chuyên về thiền định Headspace:[1]

Thiền định là việc tập luyện về ý thức và hình thành một cảm giác lành mạnh về quan điểm sống. Không phải là bạn cố gắng dập tắt những suy nghĩ hay cảm giác của mình. Bạn học cách quan sát chúng mà không phán xét. Và cuối cùng, bạn sẽ có thể bắt đầu thấu hiểu chúng rõ hơn.

Và theo ứng dụng GuidedMind, tập thiền có hướng dẫn là:[2]

Tập thiền có hướng dẫn là khi bạn được chỉ dẫn bởi một người giảng viên để khơi gợi một sự thay đổi cụ thể trong cuộc sống của bạn. Đầu tiên bạn được hướng dẫn để thư giãn cơ thể và tâm trí, để giúp mình đạt tới trạng thái thiền định sâu trước khi bước chân vào chuyến hành trình bên trong tâm trí để chạm tới một mục tiêu cụ thể nhất định.

Nếu bạn muốn bắt đầu tập thiền có hướng dẫn, hãy đọc bài này:

Có thể bạn cũng đã biết, có rất nhiều biến thể của thiền định. Chúng bao gồm:

  • Tĩnh tại, là việc tập trung vào hơi thở trong lúc chấp nhận mọi thứ đang xảy ra (những suy nghĩ, âm thanh, v.v.).
  • Hình dung (Có hướng dẫn), là việc hình dung ra một sự kiện, bối cảnh, cảm giác, v.v. nhất định.
  • Thiền định cho Nhịp tim (Heart Rhythm Meditation -HRM), là việc tập trung vào hơi thở và trái tim trong lúc cảm giác bản thân hòa nhập với mọi thứ xung quanh. Đó là sự tập trung vào dòng chảy năng lượng hướng xuống dưới bên trong cơ thể.
  • Thiền định Siêu việt (Transcendental Meditation -TM), kĩ thuật này, theo đúng nghĩa đen, là việc áp đảo những thứ tiêu cực thông qua những câu thần chú nội tại trong tâm trí.
  • Khí công, đây là một hình thức thiền định được thực hiện thông qua những hình mẫu động tác cụ thể trong lúc tập trung vào hơi thở.
  • Thiền Luân xa (Kundalini) tập trung vào dòng năng lượng đi lên bên trong cơ thể. Việc tập trung vào năng lượng đó cùng với hơi thở cho bạn một cảm giác về ý thức của mình ở cảnh giới cao hơn.
  • Tọa thiền (Zazen), là việc ngồi thẳng lưng trong lúc tập trung hít thở sâu.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về các hình thức thiền khác nhau trong bài viết sau:

Tất cả các hình thức thiền này đều có thể được thực hiện một mình hoặc dưới sự hướng dẫn. Tập thiền có hướng dẫn cho trẻ em là sự lựa chọn tốt nhất vì nó sẽ làm thiền định trở nên dễ hiểu và dễ làm theo hơn đối với trẻ.

Có rất nhiều lợi ích của tập thiền cần phải nêu ra, nhưng cái lợi quan trọng nhất là nó giúp giảm căng thẳng. Trong thời đại và thời điểm hiện nay, điều này lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thế hệ những người ở (sau) thiên niên kỉ mới ((post-)millennials - thế hệ Y) đang phải đối phó với rất nhiều căng thẳng đến từ áp lực công việc nặng nề, các cơ hội trong cuộc sống (đòi hỏi ra quyết định), và nợ vay học phí (dẫn đến mong muốn sớm được thành đạt về mặt tài chính).[3]

Việc đảm bảo cho trẻ có khả năng chống chịu với căng thẳng là rất quan trọng đối với tương lai của cuộc đời chúng.

Tất nhiên còn có rất nhiều lợi ích khác nữa của tập thiền. Vậy nên để thuyết phục bạn hơn nữa, sau đây hãy dõi theo những lợi ích khác của tập thiền.

Có ít nhất là 76 ích lợi của thiền định đã được khoa học chứng minh.[4] Nhưng những lợi ích chủ yếu trong số đó là:

Ngay bây giờ đây tôi sẽ xem xét một vài lợi ích của tập thiền mà các bậc cha mẹ quan tâm nhất:

Câu hỏi đặt ra là: "Làm cách nào thiền định có thể cải thiện năng lực học tập?"

Tất nhiên sẽ có nhiều câu trả lời, nhưng có một câu trả lời đơn giản, đó là nhờ sự tập trung. Như bạn đã đọc trong phần trên của bài viết này, thiền định cải thiện khả năng tập trung.

Nếu khả năng tập trung tăng lên, nó sẽ dẫn tới làm tăng khoảng thời gian duy trì sự chú ý vốn là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến học tập.

Bằng cách bổ sung việc tập thiền có hướng dẫn vào cuộc sống của con bạn, chúng sẽ trở thành một học sinh giỏi hơn.

Một lí do khác để tăng khoảng thời gian duy trì sự chú ý của con bạn bên cạnh mục đích học tập là vì khoảng thời gian duy trì chú ý trung bình của mỗi người chúng ta đang giảm xuống theo hàm mũ bởi tất cả những yếu tố làm phân tâm vây quanh mình.

Càng để sự phân tâm len vào trong tâm trí, sẽ càng khó để thật sự tập trung vào một việc gì đó. Đó là bởi chúng ta phải cần tới 23 phút để tập trung sau khi đã bị phân tâm.[10]

Cách thức mà việc tập thiền giúp cải thiện các kĩ năng xã hội của trẻ là thông qua cảm giác về thực tại mà thiền tạo ra.[11] Ý thức về thực tại khi nói chuyện thực sự quan trọng hơn là bạn nghĩ đấy.

Bạn có quen biết những người mà đầu óc lúc nào cũng để đâu đâu khiến chúng ta khó có thể đối thoại với họ một cách rõ ràng chi tiết không?

Có lẽ là họ không tập thiền.

Bằng cách ý thức về thực tại trong lúc đối thoại, bạn có thể thấu hiểu người đang nói chuyện với mình rõ hơn. Việc không bị cuốn theo những suy nghĩ của bản thân mình giúp bạn dễ xử lí những thông tin mà người kia đang cung cấp hơn. Trong đó bao gồm cả những dấu hiệu không phải lời nói mà bạn có thể sẽ chẳng bao giờ chú ý đến nếu không ý thức về thực tại.

Tập thiền cho trẻ cũng giúp cải thiện sức thu hút mọi người nhờ vào bản tính dễ thương được phát triển từ việc thiền định. Đặc biệt là ở những hình thức thiền cho trẻ có tập trung vào lòng tốt bụng và biết ơn. Bằng cách trở nên tốt bụng và biết ơn hơn, con bạn sẽ được mọi người tin yêu hơn và cảm giác được hòa đồng hơn, điều này sẽ giúp cải thiện các kĩ năng xã hội.

Cuối cùng song không kém phần quan trọng, đó là việc tiến hành tập thiền có hướng dẫn cho trẻ với người hướng dẫn chính là bạn (cha hoặc mẹ) sẽ dễ dàng cải thiện mối quan hệ giữa bạn với con.

Điều này tạo ra cơ hội để giáo dục cho con bạn về những kĩ năng xã hội nhất định mà bạn mong muốn và ngược lại. Trẻ con cũng rất phụ thuộc vào môi trường sống của chúng.

Bằng việc tự mình nâng cao kĩ năng xã hội của bản thân, bạn sẽ nâng cao kĩ năng xã hội của con mình.

Phần mô tả dưới đây đi theo một quá trình từng bước một về cách tích hợp tập thiền có hướng dẫn cho trẻ vào cuộc sống của con bạn.

Bước 1: Hãy tự mình làm trước

Đã bao giờ bạn thử học tiếng Tây Ban Nha từ một người không biết nói tiếng Tây Ban Nha chưa? Không, bởi điều đó quá vô lí!

Tương tự đối với việc tập thiền cho trẻ. Nếu bạn muốn dạy con tập thiền, bạn sẽ phải tự mình làm trước đã.

Hãy chọn một hình thức thiền cho trẻ mà bạn nghĩ sẽ có hiệu quả nhất và hãy tập nó cho thuần thục. Hãy làm theo các video dạy thiền có hướng dẫn trên YouTube hay bất kì nền tảng ứng dụng (platform) nào mà bạn thích.

Các hình thức thiền được đề xuất: Thiền qua hình dung, thiền rà soát cơ thể (body scan meditation) hoặc tập tĩnh tại đơn giản.

Đây là một bản hướng dẫn đơn giản về thiền định mà bạn có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi:

Bước 2: Cho con tiếp xúc với việc thực tập

Bằng cách cho con bạn bắt đầu tiếp xúc với việc thực tập thiền mà chúng không hề hay biết, thắc mắc về mục đích của thiền sẽ làm trỗi dậy tính tò mò của chúng. Điều đó giúp việc thuyết phục chúng tiếp tục sau này dễ dàng hơn.

Hãy tập thiền khi có mặt chúng, hãy dùng nút bịt lỗ tai và bắt đầu tập khi chúng đang ở loanh quanh đó. Khi con nói chuyện với bạn hoặc chạm vào người bạn trong lúc bạn đang thiền, hãy cứ tiếp tục tập cho đến khi chúng đi khỏi.

Khi đã tập xong, bạn có thể giải thích mình vừa mới làm gì cùng lí do mình làm vậy và đề nghị con tập cùng. Hãy giải thích theo cách mà chúng có thể hiểu được.

Đây là một bài viết giúp bạn giải thích sự tĩnh tại cho con mình:

Mẹo nhỏ: Hãy làm ra vẻ nó rất đặc biệt (đúng là vậy mà) nhờ đó trẻ sẽ càng tò mò và phấn khích hơn nữa.

Bước 3: Tập cùng nhau

Bây giờ khi bạn đã nhận được sự quan tâm của con và đã biết những điều cốt lõi của thiền định, bạn và con có thể tập cùng nhau. Hãy hướng dẫn chúng trong suốt quá trình tập hoặc làm làm mẫu cho chúng xem cách thiền mà bạn đã theo từ trước.

Hãy làm cho việc tập thiền trước mắt là trở thành một trải nghiệm vui vẻ và đầy thích thú cho con bạn, trong khi vẫn luôn ghi nhớ những điều cốt lõi của thiền định.

Khi bạn và con dần dần tiến bộ theo thời gian, có thể bạn sẽ muốn việc tập thiền trở nên nghiêm túc hơn.

Bước 4: Hãy để con bạn biểu lộ bản thân hoàn toàn

Bạn sẽ thấu hiểu rất rõ những suy nghĩ và cảm giác của mình thông qua tập thiền. Con bạn cũng sẽ trải nghiệm những điều này và có thể sẽ muốn biểu lộ chúng.

Hãy hỏi con đã cảm thấy hay trải nghiệm được điều gì sau buổi tập thiền. Hãy để chúng trút bỏ hết những điều làm chúng bận tâm.

Bước 5: Hãy kiên trì

Khi bạn tập thường xuyên hơn, bạn sẽ xây dựng cho mình và con một thói quen mang lại những lợi ích cho cả hai. Hãy thưởng cho chúng sau mỗi buổi tập.

Hãy làm việc tập thiền trở thành một trải nghiệm vui vẻ chứ không phải một việc mà con buộc phải làm. Đừng thúc ép chúng.

Bước 6: Hãy bình tĩnh và để mọi việc được tự nhiên

Xin nhắc lại, đừng thúc ép và đừng kì vọng bất cứ điều gì. Bạn muốn con bước vào việc tập thiền dành cho trẻ em để chúng có thể nhận được những lợi ích về lâu dài. Song bạn không thể quyết định việc con có thích tập hay không.

Bạn sẽ phải giáo dục tư tưởng cho chính mình trước khi bạn huấn luyện được cho con. Hãy đọc sách báo viết về thiền cho trẻ em và hãy cố gắng hết sức mình.

Sau đây là bản tóm tắt những điểm then chốt mà bạn đã học được sau khi đọc bài này:

  • Giờ bạn đã biết tập thiền (có hướng dẫn) cho trẻ em là gì.
  • Bạn biết tại sao việc kết hợp tập thiền (có hướng dẫn) vào cuộc sống của bạn và con lại quan trọng đến thế.
  • Bạn biết bằng cách nào mà tập thiền (có hướng dẫn) cho trẻ em giúp cải thiện năng lực học tập cho con bạn.
  • Bạn biết bằng cách nào mà tập thiền (có hướng dẫn) cho trẻ em giúp cải thiện các kĩ năng xã hội cho con bạn.
  • Bạn đã nắm được các bước có thể làm theo để tích hợp thiền cho trẻ em vào cuộc sống của con bạn.

Vậy thì chúc bạn may mắn và hãy bắt đầu tập thiền cùng con ngay thôi!

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com

Tài liệu tham khảo

Không tìm thấy nội dung