2 tuần trước
Né Tránh Bất Hạnh Rốt Cục Sẽ Khiến Bạn Bất Hạnh Hơn
364

4391
Lượt xem
57
Lượt chia sẻ
11
Lượt bình luận

Không ai muốn mình là người bất hạnh. Hầu hết chúng ta chấp nhận điều này như một chân lý. Chúng ta thường chủ động né tránh bất hạnh cho dù nó xảy ra với tất cả chúng ta: sự đổ vỡ, học hành thất bại, thất vọng trong các mối quan hệ cá nhân, chán nản trong công việc.

Đặc biệt, trong khoảng 5 đến 10 năm trở về trước, đã bùng nổ những cuộc thảo luận về hạnh phúc, về tầm quan trọng của hạnh phúc, về cách tìm kiếm hạnh phúc, về nơi có hạnh phúc và bất cứ điều gì khác mà bạn có thể nghĩ tới. Ngành công nghiệp tư vấn ồ ạt phát triển - thu được khoảng 11 tỉ đô chỉ tính riêng ở Mỹ.[1] Khi Disney hiện đại hóa những công viên theo chủ đề một vài năm trước, họ thậm chí còn gọi dự án với cái tên là "tái tạo hạnh phúc".[2] Nó nằm trong tâm trí của rất nhiều người và bạn có thể tìm thấy chủ đề này trong hàng tá Các Bài Diễn Thuyết của TED (Các Bài Diễn Thuyết của TED là những bài diễn thuyết mang tính truyền cảm hứng được ghi lại tại các sự kiện của tổ chức phi lợi nhuận TED).

Cách tiếp cận này có vấn đề.

Nhà văn Emily Esfahani Smith đã chỉ ra trong một bài diễn thuyết của TED rằng bạn nên bớt tập trung nói về hạnh phúc mà hãy tập trung hơn vào việc tìm những điều ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Những điều có ý nghĩa là tổng hợp của mục đích và hành vi có chủ đích; nó giống như việc bạn đi tìm đam mê của bạn và chính bản thân bạn.​​​​​​​

Một trong những vấn đề gặp phải trong suốt buổi thảo luận này là tương tác qua lại giữa bất hạnh và hạnh phúc. Trong thế giới mà không có bất hạnh thì cũng không thể có hạnh phúc. Cảm xúc chỉ là một sợi dây thẳng tuột. Làm thế nào để bạn biết mình đang hạnh phúc nếu mà bất hạnh bạn lại chưa từng trải qua?

Hạnh phúc chỉ là tương đối. Hãy nghĩ về nó ở khía cạnh của những đỉnh núi:


Tại sao nó là một đỉnh núi? Chỉ bởi vì có sự khác nhau về độ cao giữa ngọn núi này với những thứ xung quanh. Mặt đất bằng phẳng thì không phải là đỉnh núi, đúng không?

Hạnh phúc và bất hạnh vận hành theo cách tương tự. Không có cái này thì sẽ không thể định nghĩa được cái kia. 

Khi bạn né tránh bất hạnh thì hạnh phúc trong cuộc sống của bạn cũng bị thuyên giảm. Cuộc sống cuối cùng cũng là những trải nghiệm các khía cạnh và các địa điểm khác nhau. Né tránh bất hạnh thường đồng nghĩa với việc né tránh trải nghiệm. Một khi né tránh được bất hạnh thì điều nghịch lý là bạn cũng né tránh hạnh phúc - và bạn sẽ nhấn chìm suy nghĩ của mình vào những thứ mà nó không thực sự xảy ra.

Cách tiếp cận tốt hơn là hãy suy nghĩ về cuộc đời theo cách này…


Sự hoàn hảo về cơ bản là thứ không thể đạt được, giống như bất kì hình thức "hạnh phúc thực sự hoàn hảo" nào.

Toàn bộ khái niệm này được gọi là "Nguyên tắc Tiến Bộ". Kỷ niệm những thành quả nhỏ giúp bạn tạo ra hệ thống hài lòng tức thì của riêng mình. Bộ não của bạn cần cảm nhận hạnh phúc. Và nó cần cảm nhận hạnh phúc thường xuyên hơn. Bằng cách xem cuộc sống như một hành trình thay vì một mục tiêu ngắn hạn, bạn sẽ thấy bức tranh lớn hơn và coi những thăng trầm là một phần của sự tiến bộ.

Những thăng trầm là một phần của cuộc hành trình

Không ai có một cuộc sống hoàn hảo. Mọi người đều có những thách thức và những vấn đề của riêng mình.

Khi bạn cảm thấy tiêu cực, bạn sẽ chăm chăm vào mức độ hiện tại trong khi mức cao nhất vẫn chưa đến. Bạn cần phải giữ tầm nhìn của mình trên một đường cong rộng.

Kiểm soát cảm xúc và dành chiến thắng dọc đường đi

Khi bạn thấy thất vọng trong cuộc sống, có khả năng bạn coi đó như một biến động lớn. Nhưng về lâu dài, nó chỉ là một chỗ trũng nhỏ trên con đường có xu hướng đi lên.

Hãy ý thức được cảm xúc của mình mỗi ngày, rồi bạn sẽ nhận ra rằng một số ngày bạn hạnh phúc hơn, một số ngày khác bạn lại buồn hơn. Một ngày tồi tệ chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra. Thay vì tập trung vào những thời khắc không vui, ngay bây giờ hãy hồi tưởng lại tới khi nào bạn cảm thấy vui hơn. Kí ức này sẽ giúp bạn vững vàng trong suốt khoảng thời gian bạn có tâm trạng đi xuống.

Khởi động với nguyên tắc tiến bộ

Bạn có thể bắt đầu bằng cách theo dõi cảm xúc của mình. Điều này sẽ giúp tăng sự tự nhận thức. Tìm hiểu thêm về cách để làm được điều đó ở đây: Phép Thuật của Việc Đánh Dấu Tâm Trạng Của Bạn Mỗi Ngày.

Bạn cũng có thể viết lại những thành quả của mình mỗi ngày hoặc lập mô hình "3-1", viết 3 điều tích cực và 1 điều tiêu cực mang tính xây dựng. Vào mỗi cuối tuần, bạn sẽ có 21 điều tích cực và 7 điều tiêu cực cần phải xem xét. Nó sẽ cho bạn cơ sở để bạn cải thiện vào tuần tới.

Nếu bạn muốn duy trì động lực cho dù thi thoảng có những lúc tâm trạng đi xuống, hãy đọc bài Làm Thế Nào để Duy Trì Động Lực Cho Dù Bạn Không Nhìn Thấy Mình Tiến Lên Phía Trước

Tài liệu tham khảo