9 tháng trước
Tế Bào Mỡ Đã Từng Là Bạn Của Chúng Ta, Nhưng Giờ Đây Chúng Lại Là Kẻ Thù
420

4805
Lượt xem
476
Lượt chia sẻ
93
Lượt bình luận

Các tế bào mỡ và các tế bào cơ có thể trông khá giống nhau nếu chỉ nhìn bên ngoài. Chúng đều là các thành phần tạo nên cơ thể bạn, và nằm ngay dưới da thôi. Thậm chí chúng đều có thể được véo lên bằng các ngón tay của bạn. Các cơ có thể sẽ hơi khó véo hơn một chút - nhưng đó cũng chẳng phải là sự khác biệt gì quá lớn, đúng không nhỉ?

Không đâu, chúng khác nhau nhiều lắm đấy. Tôi nhớ lại lúc mình bắt đầu tập thể lực với một quả tạ cũ rích và han rỉ ở chỗ của bạn mình. Lúc đó tôi mười sáu tuổi, và tôi đã nói với bạn mình rằng: "Tớ không muốn còm nhom thêm chút nào nữa đâu. Tớ chỉ muốn biến các tế bào mỡ của mình thành tế bào cơ thôi!" Tôi đã nói nghiêm túc. Cả tôi và người bạn kia đều nghĩ đó là một mục tiêu hợp lí có thể đạt được. Nhưng thực ra không phải vậy.

Tôi đã lãng phí không biết bao nhiêu giờ đồng hồ để cố gắng xây dựng khối cơ song song cùng lúc với việc giảm mỡ. Việc đó thực sự không đáng. Sau đây là lí do xác đáng nhất cho điều đó.

Tế bào Mỡ: Bạn cũ - Thù mới


Các tế bào mỡ đã từng là bạn của chúng ta. Vào thời xa xưa của tổ tiên ta, khi thức ăn còn khan hiếm, chúng ta buộc phải có khả năng dự trữ thật nhiều năng lượng. Không ai trong bộ lạc thời đó có thể biết trước được khi nào thì chúng ta sẽ phải trải qua hàng tuần liền không có thức ăn. Đó là lí do tại sao cơ thể chúng ta có xu hướng dự trữ mỡ và giảm sự tăng trưởng cơ bắp đến mức tối thiểu. Cơ thể chúng ta được thiết kế để trở thành một cỗ máy dự trữ năng lượng chứ không phải một thứ tiêu phí năng lượng.

Ngày nay các tế bào mỡ lại là kẻ thù của ta. Hầu hết mọi người đều muốn giảm được vài cân mỡ trên người mình. Không chỉ vì sợ chứng béo phì do lối sống tĩnh tại ít vận động và cách lựa chọn đồ ăn thức uống của chúng ta gây ra và đang góp phần dẫn tới các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và xơ vữa động mạch, mà còn bởi sự thừa cân tạo tiếng xấu đối với hình mẫu vẻ đẹp lí tưởng của cả nam giới lẫn phụ nữ.

Hướng dẫn: về tế bào Mỡ


Tế bào mỡ được chia thành nhiều phần, gồm có nhân tế bào màu tím, ti thể màu xanh lục, bộ máy Golgi màu xanh lam, và phần được gọi là đơn vị dự trữ mỡ khổng lồ màu vàng. Phần cuối cùng này chính là thứ làm cho những tế bào chứa đầy chất béo này trở nên đặc biệt. Các tế bào mỡ là kho dự trữ năng lượng của cơ thể bạn.

Các tế bào mỡ tham gia vào quá trình phì đại, nghĩa là chúng tăng thêm kho dự trữ mỡ của mình cho đến khi bản thân chúng không thể to hơn được nữa về mặt kích thước vật lí. Khi đó cơ thể bạn sẽ tạo ra thêm các tế bào mỡ mới. Bạn sẽ muốn giữ khối lượng của các tế bào mỡ gần với mức tối ưu cho cơ thể mình, bởi vì các tế bào mỡ trong cơ thể sẽ luôn tồn tại cùng bạn suốt đời. Kho dự trữ bên trong các tế bào mỡ có thể bị làm mất đi. Nhưng sau khi đã được sinh ra, các tế bào mỡ cũng sẽ ngay lập tức được thay thế sau khi chúng chết đi.

Tệ hơn nữa là, các tế bào mỡ sản xuất ra một loại protein (chất đạm) có khả năng ức chế sự phân giải kho dự trữ mỡ của cơ thể bạn. Cơ thể bạn tạo ra một điểm ngưỡng quyết định, nghĩa là một khi đã bị thừa cân thì bạn sẽ rất dễ quay lại với những thói quen cũ không lành mạnh của mình. Đó là lí do tại sao 40% số trẻ em béo phì sẽ trở thành những người trưởng thành béo phì.[1]

Nếu áp dụng kiến thức này vào việc ăn kiêng, chúng ta sẽ thấy rằng việc giữ cho chế độ ăn của mình có thể đứng vững dài lâu là vô cùng quan trọng. Bởi nếu chế độ ăn của bạn không như vậy thì cơ thể bạn sẽ cực kì sung sướng với việc liên tục bổ sung thêm lượng mỡ đã mất vào lại cơ thể. Đó gọi là Hiệu ứng Yo-Yo, vốn đã được cho thấy là làm tăng tỉ lệ tử vong chung do mọi nguyên nhân.[2]

Các tế bào mỡ cũng có những tính chất khác nữa. Chúng chuyển nội tiết tố androgen thành estrogen. Chúng góp phần vào việc sản xuất ra nội tiết tố estradiol. Điều này không chỉ có hại cho nam giới bởi họ muốn cơ thể mình chứa đầy testosterone, mà nó cũng có hại cho nữ giới, bởi đó là một yếu tố nguy cơ chính của tình trạng vô sinh.[3]

Hướng dẫn: về tế bào Cơ


Các tế bào cơ trông khá khác biệt so với tế bào mỡ, và chúng cũng có các chức năng khác biệt nữa. Tế bào cơ là những đơn vị co rút riêng lẻ trong nội bộ một bắp cơ. Một bắp cơ trong cơ thể bạn, chẳng hạn như cơ nhị đầu, chứa hàng trăm nghìn các sợi cơ.

Sự co rút của các sợi cơ xương (sợi cơ là từ đồng nghĩa với tế bào cơ) sẽ dẫn tới sự chuyển động của các khớp. Nhiệm vụ chính của các cơ là làm cho cơ thể bạn vận động. Khi so sánh với các tế bào mỡ thì tế bào cơ không dự trữ năng lượng, mà chúng cần năng lượng để thực hiện chức năng của mình.

Khi các tế bào cơ đang co, chúng sẽ giải phóng ra chất myokine.[4] Đó là cách mà các sợi cơ liên lạc giao tiếp với các bộ phận còn lại của cơ thể. Myokine ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan, nhưng được biết đến nhiều nhất trong số đó là sự tương tác của nó với quá trình chuyển hóa đường glucose và chuyển hóa mỡ. Tức là các tế bào cơ đang giao tiếp với gan và các tế bào mỡ của bạn để giải phóng đường glucose và mỡ vào dòng máu. Đó là nguồn năng lượng để các tế bào cơ sử dụng. Hiệu ứng này của myokine giúp điều hòa sự chuyển hóa đường glucose và mỡ, từ đó chống lại phản ứng viêm. Điều này có thể giúp làm chậm sự lão hóa.[5]

Xuất phát điểm

Cấu tạo giải phẫu và hoạt động chức năng của tế bào cơ và tế bào mỡ là vô cùng khác nhau. Vì lí do đó mà chúng ta sẽ không thể tự nhiên chuyển tế bào mỡ thành tế bào cơ được.

Đừng lãng phí thời gian của bạn vào việc cải thiện cả hai vấn đề. Tin tôi đi, trước đây tôi đã từng thử rồi. Tôi đã từng theo đuổi một chế độ ăn cực kì nghiêm ngặt, tôi đã tăng lượng chất đạm ăn vào đến mức tối đa (đừng làm vậy!) và tập luyện đến 10 ngày mỗi tuần. Tôi chẳng thấy kết quả gì cả. Tính bền vững lâu dài mới là chiếc "chén thánh" thực sự. Hãy ăn uống lành mạnh hơn từng ngày một, và đừng để mình bị thiếu hụt năng lượng một cách trầm trọng.

Nếu bạn là người mới bắt đầu và đang đặt mục tiêu có một thân hình đẹp hơn, thì hãy làm việc này: Hãy ăn thêm một phần rau trong bữa tối và sau đó hãy đi bộ 10 phút. Việc này rất dễ thực hiện - và đó là một ưu điểm cực lớn. Những người đến tập tại phòng tập thể hình thường sẽ bỏ cuộc sau 3 tháng. Lí do là vì họ đã không xây dựng cho mình một nền tảng những thói quen lành mạnh.

Bạn không có đủ thời gian để nấu nướng và đi bộ ư? Đừng bao biện. Một người Mĩ bình thường dành ra hơn 4,5 giờ đồng hồ mỗi ngày để xem truyền hình.[6] Bạn phải tạo ra những thói quen lành mạnh hơn.

Nếu bạn không có 10 phút, thì bạn cũng chẳng có cuộc đời. – Tony Robbins

Một khi đã vào nếp với thói quen làm những việc như vậy, bạn có thể từ từ cố gắng tăng dần mức độ lên. Điều đó có thể khiến việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục trở thành một quyết định tự nguyện và vui vẻ. Nếu có khả năng về tài chính thì bạn có thể thuê một huấn luyện viên cá nhân có trình độ cho riêng mình hoặc một huấn luyện viên trực tuyến. Tinh thần trách nhiệm, vốn kiến thức và sự hướng dẫn của huấn luyện viên sẽ giúp bạn tăng tốc cực nhanh quá trình tập luyện của mình.

Tài liệu tham khảo