1 tuần trước
Sự Khác Nhau Giữa Thuần Chay Và Ăn Chay
1172

15.2K
Lượt xem
164
Lượt chia sẻ
4
Lượt bình luận

Gần đây tôi có hẹn hò với một cô gái. Khi tôi nói tôi không ăn thịt động vật, cô ấy tò mò hỏi tôi: "Anh ăn theo chế độ ăn chay hay thuần chay?

"Khoan đã, em có biết chúng khác nhau thế nào không? - Tôi hỏi. Và cô ấy trả lời rằng: "Em nghĩ rằng người ăn chay thuần hoàn toàn nói không với tất cả các sản phẩm có thành phần từ động vật, trong khi những người ăn chay thỉnh thoảng ăn trứng và sữa". Cách định nghĩa đơn giản nhưng chính xác. Không cần phải nói tôi đã rất ấn tượng về điều đó.

Nhiều người không phân biệt được chế độ thuần chay và ăn chay khác nhau như thế nào. Trong bài viết này tôi sẽ nêu ra sự khác biệt giữa thuần chay và ăn chay để bạn có thể hiểu rõ và chọn cho mình một chế độ phù hợp.

Chế độ thuần chay được định nghĩa như sau:

"Việc thực hành kiêng khem tất cả các sản phẩm từ động vật, đặc biệt là trong chế độ ăn uống. Đây là một triết lý liên quan đến việc bác bỏ hình thức thương mại hoá động vật."

Nói một cách đơn giản: "Người ăn chay thuần không tiêu thụ hay mua bất cứ thứ gì có nguồn gốc từ động vật".


Mặc dù hầu hết những người ăn chay thuần thực hiện theo cách này vì lý do đạo đức, nhưng lý do quan trọng không quan trọng - mà hành động mới nói lên tất cả. Chủ nghĩa thuần chay có rất nhiều người sùng bái.

Chủ trương chính của thuần chay là khả năng chữa lành các vết thương của lòng trắc ẩn, biểu hiện cao nhất của tình thương mà con người có được. Đó là một hành động cho đi và không nghĩ đến chuyện nhận lại. Bởi vì khi con người giải phóng bản thân khỏi bản chất tầm thường trong họ thì sẽ mang về những lợi ích tuyệt vời.
- Diễn đàn Thế giới chay

Donald Watson là người tạo ra thuật ngữ thuần chay vào năm 1944 (gần một trăm năm từ khi thuật ngữ ăn chay được tạo ra). Đầu tiên, ông cho biết ý nghĩa của thuần chay là ăn chay không sữa, cho đến khi Hiệp hội Thuần chay định nghĩa như sau:

"Một học thuyết là con người nên sống mà không khai thác động vật".

Sự quan tâm đến chế độ thuần chay bùng nổ trong thập niên 2010.

Chủ nghĩa ăn chay được định nghĩa là: 

"Việc kiêng tiêu thụ thịt và có thể bao gồm các sản phẩm liên quan đến giết mổ động vật."

Nói một cách đơn giản: Ăn chay là không tiêu thụ hay mua bất kỳ sản phẩm nào liên quan trực tiếp đến việc giết mổ động vật. Cụ thể là nói không với thịt và các sản phẩm liên quan đến việc giết mổ động vật như: gelatin, những sản phẩm từ da động vật, gân hoặc dây chằng của bò hoặc lợn.​​​​​​​[2]


Thuật ngữ ăn chay sử dụng lần đầu vào năm 1839 và được gọi là chế độ ăn toàn rau. Nó được biết là một sự kết hợp giữa các loại rau củ với nhau.

Những phát hiện sớm nhất của chế độ ăn chay có từ thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên.​​​​​​​[3] Người ta nói rằng giáo viên người Hy Lạp Pythagoras đã từng ủng hộ chế độ ăn chay.[4]

Ăn chay là một thuật ngữ chung của chế độ thuần chay. Nói một cách khác: Thuần chay là một phiên bản khó khăn hơn ăn chay.

Ban đầu khi bắt đầu cuộc hành trình giảm thiểu các sản phẩm từ động vật, tôi đã theo đuổi chế độ ăn chay trong vài tháng, để làm quen với chế độ ăn chay cũng như xây dựng kiến thức cần thiết cho việc theo đuổi chế độ thuần chay. Trên thực tế có rất nhiều người ăn chay thuần bắt đầu từ việc ăn chay sau đó họ giảm dần các sản phẩm từ động vật cho đến khi đạt được mức độ thuần chay.

Người ta có thể trở thành người ăn chay vì nhiều lý do như nhân đạo, sức khoẻ hay đơn giản là muốn ăn chế độ như vậy. Nguyên tắc vẫn là thay đổi phù hợp với cá nhân mỗi người. Dù vậy thuần chay vẫn là một nguyên tắc là con người không được phép khai thác các loại sinh vật khác vì mục đích cá nhân.
- Diễn đàn Thế giới chay

Chế độ thuần chay giảm thiểu tối đa việc khai thác động vật trong khi ăn chay chỉ làm giảm thiểu việc giết mổ trực tiếp. Để giảm thiểu tối đa việc bóc lột tàn bạo động vật, người ta thường chọn chế độ thuần chay.

Người ta có thể không trực tiếp giết chết động vật bằng cách mua trứng gà chẳng hạn, nhưng bản chất cạnh tranh của ngành công nghiệp thực phẩm khiến cho gà trống con phải bị loại bỏ ngay lúc vừa mới sinh ra. Hơn 3 triệu con gà trống con bị giết như thế này (Cảnh báo hình ảnh có thể gây ám ảnh)


Điều đó cũng bắt nguồn cho sự phẫn nộ giữa cộng đồng người ăn chay thuần với người ăn chay. Người ăn chay thuần cho rằng những người ăn chay đã nhắm mắt trước những nổi đau rõ ràng đó. Tôi có đọc được một nhãn dán trong một nhà hàng thuần chay là: "Ăn chay vẫn chưa đủ!"

Đây là lý do tôi ủng hộ chủ nghĩa thuần chay và đó luôn là lựa chọn duy nhất của tôi.

Video này là tất cả lý do tại sao bạn nên theo đuổi chế độ thuần chay:

Cách tốt nhất để trở thành một người ăn chay là bạn nên tìm hiểu kỹ về nó. Đọc bài viết này là khởi đầu tốt nhất: Làm cách nào để trở thành người ăn chay (Điều đó có khó như bạn nghĩ!)

Sau đó bạn bắt đầu thực hiện từ từ. Mục tiêu là bạn giảm tối thiểu lượng thịt có trong bữa ăn của bạn.

Nhưng thay vì loại bỏ hoàn toàn các loại thịt khỏi bữa ăn của bạn, hãy loại bỏ cụ thể một con vật vào một thời điểm.

Ví dụ như bắt đầu với thịt bò. Bạn không ăn thịt bò trong 30 ngày. Sau đó loại bỏ thịt lợn cùng với thịt bò. Cứ như vậy tiếp tục loại bỏ một loại thịt khác sau 30 ngày.

Cuối cùng bạn sẽ loại bỏ tất cả các loại thịt và hải sản, nhưng vì áp dụng loại bỏ từ từ nên việc đó không quá mất kiểm soát.

Điều quan trọng là phải giữ nó bền vững. 

Một điều đáng chú ý là bạn sẽ dễ dàng gặp những câu hỏi vì sao trở thành người ăn chay, đặc biệt là từ bạn thân, gia đình hay những người không muốn thay đổi. Hãy trả lời tử tế và đừng thuyết giảng về những lợi ích của việc ăn chay.

Hãy là người tiên phong và người khác sẽ làm theo bạn.

Tôi đã ăn thịt trong suốt cuộc đời mình. Có thể là tôi đã ăn rất nhiều. Tôi theo đuổi chế độ ăn phát triển cơ thể với cơm và gà gần như trong tất cả các bữa ăn. Đôi khi dẫn đến việc tiêu thụ hơn 1kg gà trong ngày.

Sau hơn 3 năm tôi theo chế độ ăn thuần chay và tôi chưa bao giờ quay lại. Trong khi những bước đầu tiên chuyển từ người ăn thịt sang người ăn chay cũng giống như việc trở thành người ăn chay thuần, chỉ là thuần chay đi xa hơn một chút.

Tôi đã viết ra 8 bước để trở thành người ăn chay thuần:

Tôi đặc biệt khuyên bạn nên đọc bước 7 và 8 vì đó là sự khác biệt chính của thuần chay và ăn chay.

Nói một cách đơn giản là thuần chay là một phiển bản khó khăn hơn ăn chay.

Thuần chay theo đuổi mục đích làm giảm thiểu tối đa sự khai thác động vật thì ăn chay chỉ đơn thuần là làm giảm sự bạo lực trực tiếp lên động vật (ví dụ như giết mổ).

Lý do thuần chay được xem như một giáo phái là vì thuần chay hướng đến một lối sống từ bi hơn là một thói quen ăn uống.

Tài liệu tham khảo

[1]^The Vegetarian World Forum: Định nghĩa thuần chay
[2]^Wikimedia: What is Vegetarianism: Có lợi hay có hại cho sức khoẻ
[3]^Source: Olivelle, transl. from the original Sanskrit by Patrick (1998). Upaniṣads (Reissued ed.). Oxford [u.a.]: Oxford Univ. Press. ISBN 978-0192835765.
[4]^Borlik, Todd A. (2011) Ecocriticism and Early Modern English Literature: Green Pastures. New York City, New York and London, England: Routledge. pp. 189–192. ISBN 978-0-203-81924-1.