5 tháng trước
Làm Thế Nào Để Rèn Kỷ Luật Cho Trẻ?
375

5289
Lượt xem
41
Lượt chia sẻ
12
Lượt bình luận

Một trong những khía cạnh khó khăn nhất của công việc làm cha mẹ là rèn luyện kỷ luật. Chúng ta đều muốn mình có mối quan hệ tốt với bọn trẻ. Kỷ luật có thể khiến chúng ta cảm thấy mình giống như một người độc ác.

Đặt ra hậu quả cho những hành vi hư đốn không hề vui vẻ một chút nào. Thông thường bọn trẻ sẽ cảm thấy khó chịu khi phải gánh chịu hậu quả do hành vi của mình gây ra. Sau đó chúng sẽ giận dỗi chúng ta vì đã áp đặt hậu quả lên chúng. Làm người giữ nghiêm kỷ luật cho bọn trẻ không phải là một công việc dễ dàng. Sẽ thật tuyệt vời nếu một hệ thống ban thưởng gồm biểu đồ và phần thưởng đủ để khiến bọn trẻ trở nên ngoan ngoãn mà không cần đến kỷ luật. Hệ thống ban thưởng là điều tuyệt vời, tuy nhiên chỉ bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ.

Trẻ em cần sự kỷ luật phù hợp với lứa tuổi. Đó là một thực tế đơn giản của cuộc sống và nuôi dạy con cái. Nếu bạn đang lúng túng không biết kỉ luật con của bạn như thế nào thì tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên hữu ích về những việc có thể làm cho con bạn. 

Tôi có ba con và cả ba đứa con của tôi đòi hỏi những phương pháp kỉ luật khác nhau. Không một đứa trẻ nào giống nhau, chúng cũng không hưởng ứng sự kỉ luật giống với những đứa trẻ khác. 

Linh hoạt, công bằng, kiên định và tình yêu thương là chìa khóa để làm sự kỷ luật có hiệu quả mà không phá vỡ sự ràng buộc của niềm tin với một đứa trẻ. Sử dụng kỷ luật quá khắc nghiệt hoặc không có sự cảnh cáo sẽ làm phá vỡ niềm tin giữa bố mẹ và đứa trẻ. Chúng cần cảm thấy chúng đang được đối xử công bằng để kết quả không gây hại đến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. 

Điều này không có nghĩa là tất cả các hình thức kỷ luật đều giống nhau với tất cả trẻ em. Bạn cần thực hiện phương pháp phù hợp với từng trẻ trong từng hộ gia đình. Kỷ luật không phải là một chuẩn mực phù hợp với tất cả. 

Trẻ em cần kỷ luật bởi vì nó sẽ giúp chúng bây giờ và trong cả tương lai khi đã trưởng thành. Chúng sẽ phát triển ý thức đúng sai, với sự kỷ luật tại nhà sẽ đóng vai trò chính trong sự phát triển và hình thành đạo đức của chúng.

Kỷ luật giúp chúng hiểu được hành vi này có được chấp nhận hay không. Chúng cũng sẽ học được cách tôn trọng người lớn hơn khi kỷ luật được thực hiện công bằng và xuất phát từ tình yêu của cha mẹ. Nếu chúng không thể học được cách tôn trọng người lớn hơn khi ở nhà thì điều đó hẳn là gây bất lợi cho tương lai của chúng.

Liệu chúng sẽ lắng nghe sếp của chúng hay tôn trọng người lớn hơn không? Phần lớn sự phát triển của chúng về sự tôn trọng với các nhân vật có thẩm quyền có sự tương quan trực tiếp với cách kỷ luật chúng khi ở nhà. 

Có hay không sự kỷ luật và sự trừng trị trong nhà hay các quy tắc lỏng lẻo và những điều không biết? Chúng sẽ phát triển một nhân cách tốt với sự tôn trọng dành cho nhừng người lớn hơn khi sự kỷ luật được thực hiện chính xác trong nhà với các quy tắc và kết quả rõ ràng. 

Điều này lại một lần nữa chứng minh sự kỷ luật không quá khắc nghiệt (ví dụ như thét lên và la hét), không bao gồm sự lợi dụng và không bao giờ được thực hiện khi cha mẹ đang trong cơn thịnh nộ. 

Có bốn phương pháp nuôi dạy con chính như đã được nêu trong tờ báo Psychology Today:[1]

  1. Sự độc đoán 
  2. Sự sao lãng
  3. Sự nuông chiều
  4. Sự quyết đoán 

Là cha mẹ, chúng ta cần cố gắng để trở thành những bậc cha mẹ quyết đoán để có hiệu quả trong việc kỷ luật con cái giúp chúng phát triển tốt nhất. 

Với phương pháp nuôi dạy con quyết đoán, đứa trẻ sẽ tôn trọng người lớn hơn và kỷ luật. Bài báo từ Psychology Today nêu ra những điều sau đây liên quan đến việc nuôi dạy con quyết đoán: 

Thông thường, những bậc cha mẹ quyết đoán tăng mức độ độc lập của con cái họ và điều này làm chúng trưởng thành và có tiềm năng lãnh đạo hơn. Kỹ năng xã hội, kiểm soát bản thân và tự lực được phát triển cao hơn. Và đây là những phẩm chất để tạo nên những nhân viên, những người lãnh đạo và bạn đời lí tưởng. 

Khi phương pháp nuôi dạy con quyết đoán được thực hiện, những đứa trẻ sẽ phát triển sự tôn trọng dành cho người lớn hơn, điều đó sẽ theo chúng đến tuổi trưởng thành. Những gì chúng ta đang dạy lũ trẻ bây giờ sẽ khiến chúng phát triển không chỉ về nhân cách đạo đức, về chuyện phải trái mà còn về sự tôn trọng với những người lớn hơn. 

Các phương pháp nuôi dạy con khác (độc đoán, sao lãng và nuông chiều) là thiếu sót và kéo theo đó là những hậu quả ảnh hưởng đến sự trưởng thành của những đứa trẻ. Mục tiêu chính là nuôi dạy chúng - những đứa trẻ chuẩn bị rời khỏi tổ ấm của chính chúng một ngày nào đó và chuẩn bị đầy đủ để bước ra thế giới ngoài kia. 

Kỷ luật và các phương pháp nuôi dạy con bắt nguồn từ các khía cạnh phát triển của lũ trẻ. Nuôi dạy con cái chặt chẽ là thiết lập các quy tắc và ranh giới công bằng cho trẻ và độ tuổi của chúng. Đó cũng là kỷ luật giúp trẻ hiểu được cư xử đúng sai và kết quả của việc thực hiện chúng trong nhà. 

Việc chúng ta sử dụng phương pháp kỷ luật thích hợp và có kết quả hay không sẽ quyết định liệu con cái của chúng ta sẽ phát triển nhân cách đạo đức mạnh mẽ (bạn đã dạy chúng) và tôn trọng người lớn hơn hay không?

Dưới đây là một số hướng dẫn chung về nuôi dạy con cái liên quan đến kỷ luật: 

  • Các quy tắc và các lý do đằng sau chúng phải được giải thích rõ ràng
  • Cha mẹ sẽ cố gắng giúp đỡ con cái khi chúng sợ hãi và buồn bã
  • Sự tôn trọng dành cho ý kiến của con cái là cần thiết, ngay cả khi ý kiến đó khác với ý kiến của cha mẹ
  • Đứa trẻ được khuyến khích nói về cảm xúc của mình
  • Trước khi các quy tắc bị phá vỡ hãy nêu hậu quả rõ ràng với lũ trẻ
  • Sau khi các quy tắc bị phá vỡ nên giao tiếp và trò chuyện với lũ trẻ để giúp trẻ và cha mẹ xử lý những gì đang diễn ra. Cuộc trò chuyện được thực hiện bởi sự đồng cảm từ phía phụ huynh
  • Trẻ em bị kỷ luật khi chúng phá vỡ các quy tắc. Điều này được thực hiện một cách nhất quán (tức là nếu điện thoại thông minh của chúng bị thu hồi do phòng ngủ không sạch sẽ thì điện thoại vẫn bị thu hồi nếu quy tắc tương tự bị phá vỡ)
  • Cha mẹ thảo luận với con cái về kết quả của những hành vi tốt xấu, vì vậy có một sự hiểu biết rõ ràng về kết quả và kỷ luật trong nhà 
  • Cha mẹ tuân theo kỷ luật và không lỏng lẻo về việc các quy tắc bị phá vỡ mà không có hậu quả. Khi các quy tắc bị phá vỡ có nghĩa là sẽ có hậu quả. Không phải đôi khi mà là luôn luôn
  • Hậu quả không bao gồm những hình phạt khắc nghiệt, sự xấu hổ, la hét, xúc phạm hay ngăn cản tình yêu
  • Hậu quả đi kèm với những lời khích lệ và tình yêu để đảm bảo với đứa trẻ rằng, mặc dù chúng đang bị kỷ luật nhưng chúng vẫn được yêu thương rất nhiều. Ví dụ: sau khi hết buổi học, cha mẹ sẽ ôm con của họ vào lòng và nói rằng họ yêu chúng vô điều kiện
  • Cha mẹ khuyến khích trẻ tự lập trong ranh giới cho phép
  • Những lý do cho các quy tắc được nhấn mạnh rõ ràng khi kỷ luật diễn ra để đứa trẻ hiểu tại sao lại như vậy. Ví dụ như, khi trẻ chạy ra đường theo quả bóng của chúng, chúng được đưa vào trong lề và được giải thích rõ ràng rằng chúng không được phép đi ra đường vì có nhiều xe chạy trên đường rất nguy hiểm cho chúng (đó là vì sự an toàn của chính chúng)

Chúng biết các quy tắc và ranh giới của gia đình cùng với các hậu quả xảy ra sau đó là những yếu tố đầu tiên cho một hệ thống kỷ luật tốt. 

Yếu tố chính tiếp theo cần xem xét là hậu quả. Hành vi công bằng sẽ nhận được kết quả ra sao? Độ tuổi có phù hợp với trẻ không? Dưới đây là một hướng dẫn chung cho phương pháp kỷ luật phù hợp với lứa tuổi của trẻ. 

Phương pháp kỷ luật cần phải thay đổi khi trẻ lớn. Những thứ hiệu quả cho con bạn lúc 2 tuổi có thể không hiệu quả khi chúng 7 tuổi. Bạn cần nhận ra và sửa đổi khi phương pháp kỷ luật của bạn khi không còn hiệu quả. 

Nên biết tuổi tác đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng khuôn phép. Dưới đây là một số nhóm tuổi và phương pháp kỷ luật có hiệu quả đối với các độ tuổi này:

Trẻ sơ sinh nói chung không cần kỷ luật. Chúng chỉ đang tìm hiểu về thế giới và chúng không nắm bắt được hành vi nào là tốt hay xấu. Điều này sẽ không kéo dài bao lâu, cho đến khi đứa trẻ chập chững biết đi. Tuy nhiên, không có nghĩa là các bé không làm những việc không tốt. Ví dụ, chúng ta không muốn đứa trẻ 9 tháng tuổi của mình bò đến ổ cắm điện và đặt ngón tay của chúng vào đó.

Điều quan trọng là tạo ra một môi trường để bé có thể khám phá thế giới của chúng một cách an toàn. Nếu chúng phát triển các hành vi khám phá hay đụng chạm vào những thứ nguy hiểm, ta phải tìm cách khắc phục.

Chuyển hướng sự chú ý của trẻ

Cho trẻ chơi với những vật an toàn. Dạy chúng sự khác biệt giữa cái gì nên chạm và không nên chạm là cần thiết. Nếu chúng không thể tuân theo chế độ "không chạm" cho những vật cụ thể. Chẳng hạn như nhổ lông mèo, sau đó loại bỏ vật khỏi tầm nhìn và khả năng chạm vào. Một đứa trẻ 9 tháng tuổi không thế hiểu hết khái niệm về thời gian sắp hết.  

Parenting.com có một số lời khuyên hữu ích trong việc xử lý hành vi trẻ con ngoài ranh giới của hình phạt. Họ nêu những điều sau đây về kỷ luật và em bé:[2]

Kỷ luật bắt đầu bằng niềm tin. Đứa trẻ tin tưởng mẹ hoặc bố khi họ cho chúng thức ăn và sự thoải mái khi chúng cần, chúng cũng sẽ tin tưởng khi họ nói: "Đừng chạm vào!" 

Chìa khóa với trẻ sơ sinh là chúng cần tình yêu, sự thoải mái và sự chuyển hướng hơn là hình phạt như thời gian nghỉ. Chúng chỉ đang phát triển ý thức về bản thân và khám phá thế giới xung quanh. Chúng sẽ sớm chập chững biết đi và kết quả có thể trở thành một phần của thói quen. Cho đến lúc đó, công việc của cha mẹ là giữ cho bé tránh xa những tình huống và sự việc không an toàn.

Cha mẹ có thể đánh lạc hướng hoặc chuyển hướng con mình khi hành vi cần được sửa đổi.

Ví dụ, khi tôi bắt đầu đánh răng cho những đứa trẻ của mình khi chúng mới mọc răng lúc nhỏ, chúng không thích có bàn chải đánh răng trong miệng. Một trong những đứa con của tôi sẽ đá, la hét và khóc khi nhìn thấy bàn chải đánh răng.

Tôi đã viết ra một bài hát ngớ ngẩn để làm cho việc đánh răng trở nên giải trí và đánh lạc hướng cô bé khỏi những gì đang xảy ra. Tôi làm những khuôn mặt ngớ ngẩn và hát bài hát rất hào hứng mỗi khi đến đánh răng, để nó bị phân tâm bởi bài hát và điệu nhảy của tôi, và tôi có thể dễ dàng đánh răng hơn mà không bị tức điên lên. Nó như một bùa mê và trong vài tuần, cô bé rất hào hứng khi thấy bàn chải đánh răng vì điều đó có nghĩa là tôi sẽ trở thành sự tiêu khiển.

Tìm những cách sáng tạo để đánh lạc hướng con bạn hoặc lôi kéo chúng vào các hoạt động khác để khiến chúng phân tán sự bất bình vì chúng cảm thấy khó chịu. Chúng không cần bị trừng phạt vì đã lấy điều khiển từ xa của TV. Thay vào đó, cha mẹ chỉ cần thay thế điều khiển bằng một món đồ chơi và làm cho món đồ chơi đó trở nên thú vị và vui hơn nhiều so với một chiếc điều khiển từ xa nhàm chán.

Chuyển hướng hành vi cũng đem lại lợi ích cho trẻ mới biết đi. Bạn sẽ thấy mình nói "Không/Đừng" lặp đi lặp lại nhiều lần khi bạn có một đứa trẻ mới biết đi. Bạn phải quyết định hành vi nào đang bước qua ranh giới và nêu ra hậu quả. Những hành vi khác có thể được chuyển hướng đơn giản giống như bạn làm với chúng trong giai đoạn sơ sinh. 

Sửa chữa bằng lời nói đơn giản hữu ích ở giai đoạn này. Khi điều chỉnh bằng lời nói thất bại thì sau đó bạn cần phải hành động. Đôi khi trẻ mới biết đi chỉ đang thử "nước" để xem những gì chúng có thể thoát khỏi.

Biết giới hạn của bạn, để bạn nhận ra khi hành vi đã đi quá xa và điều chỉnh bằng lời nói đơn giản không đủ. Bằng cách đó, bạn có thể chuyển sang các phương pháp khác như "time out", lấy đi đồ chơi hoặc loại bỏ các đặc quyền (những điều đơn giản cho trẻ mới biết đi như không có kem).

Trẻ kích động và giận dữ là bình thường. Nếu bạn có một đứa trẻ không phải trải qua giai đoạn giận dữ bao gồm la hét và đánh nhau, thì bạn thật may mắn và con bạn là "một chú kỳ lân". Đối với phần còn lại của chúng ta, chúng ta cần sự kiên nhẫn đủ lớn, hít thở sâu, sự bình tĩnh của tâm trí và cảm xúc của chúng ta khi cơn giận dữ bắt đầu.

Tránh các tác nhân gây nên cơn giận dữ

Cố gắng tránh các yếu tố có thể gây ra cơn giận dữ (như bỏ qua thời gian ngủ trưa của chúng hoặc quên đồ ăn nhẹ và bạn phải chịu đựng với một đứa trẻ giận dữ). Khi bạn ở nơi công cộng, hãy loại bỏ bản thân khỏi tình huống công khai.

Đã hơn một lần tôi rời khỏi cửa hàng với một đứa trẻ đầy giận dữ trong vòng tay. Tôi đưa chúng ra xe và chúng tôi chờ đợi cơn thịnh nộ qua đi. Tôi không hét lên hay trừng phạt bằng mọi cách.

Thời gian yên tĩnh 

Kết quả tốt nhất cho cơn giận dữ của trẻ mới biết đi là thời gian yên tĩnh. Điều này khác với phương pháp "time out". Thời gian chờ thường bằng số phút tương đương với độ tuổi của trẻ (nếu trẻ 3 tuổi thì chúng được nghỉ 3 phút). Cơn giận dữ đòi hỏi thêm thời gian để trẻ bình tĩnh và hồi phục.

Tôi luôn đặt con mình trên giường trong phòng của chúng và nói với chúng rằng tôi sẽ vào thăm chúng sau khi chúng bình tĩnh lại và im lặng một lúc. Đôi khi, chúng sẽ ngủ thiếp đi vì cơn giận dữ làm chúng mệt mỏi. Lần khác, chúng sẽ ra khỏi phòng và nói rằng "Con đã bình tĩnh rồi" trong giọng nói chập chững sau khi chúng hồi phục.

Thường thì tôi sẽ đến phòng của chúng sau khi tất cả yên lặng và tôi biết rằng chúng đã bình tĩnh lại và cơn giận dữ đã qua. Chúng tôi sẽ nói về những điều và sau đó tôi sẽ yêu cầu chúng hòa đồng với gia đình ngay bây giờ khi chúng đã bình tĩnh và cam kết hành xử tốt.

Chìa khóa với trẻ mới biết đi là giữ bình tĩnh. Bạn cần phải giữ "hòn đá" của chúng, chứ không phải là người mất bình tĩnh khi chúng đánh mất nó. Empowering Parents thảo luận về một số lời khuyên hữu ích hơn trong việc đối phó với những cơn giận dữ ở trẻ mới biết đi bao gồm những điều sau đây:[3]

Hãy rõ ràng và kiên quyết với con của bạn. Chúng muốn thấy rằng bạn có trách nhiệm và ai đó đang kiểm soát chúng. Giữ trọng tâm của bạn và kiên quyết. Bạn có thể nói: "Chúng ta không ở đây. Chúng ta có thể quay lại khi con có thể kéo chúng ta lại với nhau. Chúng ta sẽ rời đi ngay bây giờ."

"Time out" có thể bắt đầu trong giai đoạn trẻ mới biết đi. Một chiếc ghế đặc biệt được chỉ định là ghế "time out" là hữu ích để làm cho phương pháp này phù hợp và dễ hiểu cho trẻ mới biết đi. Bạn có thể sử dụng một bộ đếm thời gian được chỉ định là bộ đếm thời gian "time out".

Một hướng dẫn chung về phương pháp "time out" là số tuổi của trẻ em bằng một số phút cho thời gian nghỉ (tức là 2 phút cho trẻ 2 tuổi, 3 phút cho trẻ 3 tuổi, v.v...). Nếu trẻ tiếp tục đứng dậy khỏi ghế khi chưa hết giờ thì cha mẹ cần tiếp tục đưa trẻ trở lại ghế cho đến khi hết giờ.

Tôi đã đưa ra một quy định trong nhà của tôi rằng nếu chúng đứng dậy khi chưa hết giờ thì thời gian sẽ bắt đầu lại. Chúng đã học được từ rất sớm để không rời khỏi chỗ cho đến khi hết giờ.

Nó có thể là một trận chiến của ý chí vì phải liên tục đặt một đứa trẻ mới biết đi lại trên ghế nhiều lần. Nhưng làm như vậy sẽ dạy chúng biết rằng bạn sẽ không từ bỏ và chúng được yêu cầu phải hoàn thành toàn bộ cho đến khi hết thời gian.

Cuối cùng, chúng sẽ nắm bắt được và nhận ra rằng "time out" sẽ nhanh hơn nhiều nếu họ chỉ đơn giản là đi đến ghế và ngồi cho đến khi hết thời gian. Có thể mất hàng tá thời gian để nhận ra điều đó, nhưng cuối cùng nó sẽ xảy ra.

Nếu nó tạo ra cơn giận dữ, hãy sử dụng quy định giận dữ và đưa trẻ đến khu vực an toàn, chẳng hạn như phòng ngủ hoặc giường cho đến khi cơn giận dịu xuống và chúng bình tĩnh trở lại.

Có một số trẻ làm tốt với phương pháp "time out" khi chúng có thể ngồi với mẹ hoặc bố. Chúng cần cha mẹ ở đó vì đó là một sự trấn an rằng chúng vẫn được yêu thương mặc dù chúng đang bị kỷ luật. Điều đó hoạt động quá dài miễn là chúng bị loại khỏi giờ chơi và đồ chơi của chúng, kết quả của phương pháp "time out" ngồi trên ghế gần với mẹ hoặc bố chúng là ổn.

Loại bỏ đồ chơi 

Phương pháp loại bỏ đồ chơi trẻ mới biết đi là đồ chơi bị lấy đi nếu nó được sử dụng để gây hại cho người khác hoặc hai hay nhiều trẻ em đang chiến đấu với đồ chơi.

"Toy time out" là những gì chúng tôi gọi nó trong nhà của chúng tôi. Đồ chơi để trên một cái tủ mà bọn trẻ không thể với tới. Hãy chắc chắn rằng để những đồ chơi này ở một nơi mà trẻ sẽ không cố trèo lên để lấy và bị thương trong quá trình này.

Tủ của chúng tôi được bắt vít vào tường vì vấn đề an toàn này. Các con tôi đều là những người leo núi và bạn không biết rằng con bạn có phải là người leo núi hay không cho đến khi bạn bắt chúng làm điều đó và đến lúc đó có thể là quá muộn để tránh một tai nạn khủng khiếp.

Hãy chắc chắn để phân biệt giữa hành vi trẻ bình thường và bất thường trực tiếp. Tôi đã có một đứa trẻ sử dụng bút màu tô màu để vẽ trên các bức tường. Con gái tôi lớn hơn hai đứa anh em sinh đôi của nó nói rằng chúng không còn những trang tô màu nữa nên nó phải vẽ trên tường. Chắc chắn rằng tôi đã bảo chúng vào bếp và tô màu. Tôi chưa bao giờ nói với những đứa trẻ mới biết đi của tôi không vẽ trên tường.

Thay vì la mắng cậu bé và khiến nó "time out", tôi nhờ bé giúp tôi dọn tường và chúng tôi đã nói về việc bút chì màu chỉ dành cho giấy. Tôi cho thằng bé biết rằng lần tới sẽ có hậu quả nghiêm trọng hơn nếu nó viết lên tường bằng bút chì màu.

Trẻ mới biết đi làm những điều kỳ lạ, vì vậy hãy chuẩn bị cho phản ứng của bạn (hoặc cần phải ngừng phản ứng với những trò hề của chúng) bởi vì đôi khi đó chỉ là một thử nghiệm của trẻ mới biết đi và không phải chúng cố gắng không vâng lời hoặc hành động theo bất kỳ cách nào tệ hại.

Phương pháp "time out" cũng hữu ích cho trẻ em ở tuổi mẫu giáo. Độ tuổi mẫu giáo là khi bạn có thể bắt đầu thấy rằng một số phương pháp kỷ luật có hiệu quả với một đứa trẻ nhưng chúng có thể không hiệu quả với một đứa trẻ khác.

Tôi có một đứa con sẽ cười nhạo với tôi và nói rằng: "Con không quan tâm đến time out, nó không làm con lo lắng" và tôi biết nó có nghĩa là gì. Vì vậy, "time out" không còn được sử dụng cho nó. Thay vào đó chúng tôi lấy đi đồ chơi ưa thích của nó.

Nếu con bạn bị ám ảnh bởi chiếc xe cứu hỏa mà chúng phải mang đến cửa hàng, đến nhà thờ và đến trường mầm non, thì bạn sẽ thấy rằng nó sẽ có hiệu quả trong việc lấy đi món đồ chơi này để có biện pháp kỷ luật nếu cần. Đối với những đứa trẻ của chúng tôi, nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành động. Vì đánh mà gây thương tích cho anh chị em, chúng sẽ mất đồ chơi đó cả ngày.

Bạn không muốn đứa trẻ cảm thấy bị đánh bại, vì vậy đừng đe dọa sẽ ném nó đi vì điều đó quá khắc nghiệt. Thay vào đó, time out dành cho đồ chơi đó trong một khoảng thời gian nhất định là phù hợp.

Giải thích cặn kẽ và thảo luận về các hành vi

Điều quan trọng ở giai đoạn này là phải kỹ lưỡng hơn về việc giải thích và thảo luận về hành vi và hậu quả. Bạn muốn con bạn hiểu lý do tại sao bạn lấy đi đồ chơi yêu thích của chúng hoặc cho chúng thời gian ra ngoài. Bạn cũng muốn chúng cảm nhận được sự phát triển đúng sai trong tim và tâm trí của chúng.

Khi chúng hiểu rằng sự xúc phạm của chúng hoặc đánh anh chị em dễ dẫn đến cảm giác bị tổn thương thể xác lẫn tinh thần, chúng có thể bắt đầu đồng cảm với sự tổn thương của anh chị em của chúng. Chúng sẽ cảm thấy tồi tệ với hành động đó.

Có thể không ngay lập tức, nhưng khi chúng lớn lên và bạn thích h với cả kết quả và những cuộc trò chuyện bình tĩnh, đồng cảm về hành động của chúng và hậu quả dẫn đến, bạn sẽ thấy rằng chúng sẽ phát triển cảm giác hối hận và đồng cảm lớn hơn.

Mục tiêu không chỉ đơn giản là thay đổi hành vi của lũ trẻ. Đó là thay đổi trái tim và động lực của chúng. Bạn muốn con bạn hòa đồng với người khác và tuân thủ các quy tắc. Chúng sẽ làm vậy khi chúng hiểu lý do cho những quy tắc đó, kết quả rõ ràng và cảm xúc của chúng có liên quan đến cả quá trình.

Kỷ luật là hướng dẫn trái tim của trẻ em nhiều như nó đang hướng dẫn hành động của chúng.

Khi trẻ đến tuổi đi học, nhìn chung phương pháp time out đã không còn thích hợp. Tuy nhiên, có những lúc cần có thời gian yên tĩnh trong phòng của bọn trẻ. Để điều chỉnh thái độ và thay đổi tâm trạng, thời gian trong phòng để trẻ bình tĩnh tránh xa những thứ khác (và đồ điện tử) thường rất hữu ích.

Lấy đi thời gian với những màn hình

Đây là thời đại mà điện tử đang trở nên quan trọng hơn. Cho dù đó là máy tính bảng cá nhân, điện thoại thông minh hay tivi, trẻ em ở độ tuổi đi học ngày càng gắn bó hơn với các mặt hàng này. Nó trở thành một nguồn dễ dàng cho kỷ luật hiệu quả. Chúng mất thời gian trên thiết bị điện tử do hậu quả của các quy tắc khi bị phá vỡ.

Không có chuyên gia trẻ em nào chưa nói rằng việc tước đi thời gian trên màn hình của trẻ sẽ gây hại cho chúng. Nếu bất cứ điều gì trái ngược đều đã được chứng minh. Do đó, lấy đi thời gian trên màn hình do hậu quả của hành vi của chúng có thể có lợi cho chúng theo nhiều cách.

Hãy chắc chắn rằng khung thời gian công bằng với mức độ nghiêm trọng của hành vi. Nếu chúng không nằm trên giường sáng hôm đó, có lẽ hạn chế một giờ là ổn. Đối với mục đích gây thiệt hại tài sản cho anh chị em của chúng hoặc làm hại một đứa trẻ khác, thiết bị có thể bị hạn chế trong cả ngày hoặc hơn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Một lần nữa, điều quan trọng nhất đối với đứa trẻ là hiểu được lý do tại sao các quy tắc được đặt ra, vì vậy chúng hiểu tại sao hậu quả là cần thiết khi các quy tắc bị phá vỡ.

Xóa bỏ hoặc hạn chế các đặc quyền

Điều này cũng có hiệu quả đối với trẻ em ở độ tuổi đi học. Hiểu con bạn và mong muốn của chúng để làm cho điều này có hiệu quả. Ví dụ, bạn có thể có một đứa trẻ thích đi xe đạp xung quanh với những đứa trẻ hàng xóm sau giờ học. Chúng có thể đã gặp rắc rối ở trường vì điều gì đó mà bạn cho là xứng đáng để hạn chế việc họ đạp xe sau giờ học một hoặc hai ngày.

Hãy chắc chắn rằng con bạn hiểu lý do tại sao chúng bị xử lý hậu quả và cố gắng làm cho thời gian có hiệu quả - chẳng hạn như viết một lời xin lỗi đến giáo viên hoặc đứa trẻ mà chúng xúc phạm ở trường.

Tuổi đi học là khi bạn bè ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với trẻ em. Xã hội hóa là một phần quan trọng của sự phát triển. Tuy nhiên, khi hành vi sai trái đủ nghiêm trọng, thì thời gian với bạn bè có thể bị hạn chế. "Grounding" là những gì cha mẹ tôi gọi nó.

Khi trẻ ở độ tuổi đi học, có thể chỉ đơn giản là không cho phép chúng tham dự bữa tiệc sinh nhật bạn bè sắp tới. Một lần nữa, hãy chắc chắn rằng hình phạt của bạn không quá khắc nghiệt. Nếu chúng tin rằng bạn quá khắc nghiệt và nghiêm khắc trong các hình phạt của bạn, thì sự phẫn nộ sẽ hình thành.

Nói chuyện với trẻ em ở độ tuổi đi học về những hình phạt mà chúng cho là công bằng hoặc không công bằng và về những vi phạm cụ thể. Có những cuộc trò chuyện cởi mở này có thể giúp bạn phát triển các phương pháp kỷ luật công bằng cũng có hiệu quả đối với đứa trẻ cụ thể của bạn.

Xác định loại hình phạt nào có hiệu quả đối với con bạn không phải là một chính sách được thực hiện. Những gì có hiệu quả trong tuần này có thể không hiệu quả cho hành vi của bọn trẻ vào tuần tới. Hãy chuẩn bị cho các cuộc trò chuyện với đứa trẻ đang lớn của bạn để bạn có thể hiểu nhau trong quá trình kỷ luật và quy tắc sau đây.

Càng rõ ràng bạn có thể làm cho quá trình cho trẻ, bạn càng có nhiều khả năng để làm cho mọi thứ công bằng. Việc lôi kéo chúng vào các cuộc trò chuyện về những gì chúng tin là kết quả công bằng cũng có hiệu quả trong việc thiết lập các biện pháp kỷ luật đối với hành vi của chúng.

Hãy cho chúng cảm nhận được tình yêu và sự yên tâm về tình yêu đó theo kỷ luật bởi vì trên hết mục tiêu là cho chúng thấy tình yêu thông qua điều tốt và điều xấu, để chúng cảm thấy rằng chúng được yêu vô điều kiện.

Kỷ luật là một phần của việc yêu thương đứa trẻ đó. Nếu bạn yêu con của bạn, bạn muốn chúng phát triển thành người lớn khỏe mạnh về mặt cảm xúc. Và kỷ luật là một phần của quá trình đó.

Nguồn ảnh bìa: Bing từ bing.com

Tài liệu tham khảo