6 ngày trước
17 Kỹ Năng Sống Sẽ Dạy Cho Con Bạn Trở Thành Người Có Trách Nhiệm
428

4832
Lượt xem
179
Lượt chia sẻ
42
Lượt bình luận

Là những bậc cha mẹ, một trong những trách nhiệm chính của bạn là phải đảm bảo rằng con bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt trước khi bước vào cuộc sống bên ngoài, và chúng sẽ trở thành những người lớn có trách nhiệm. Ngày nay, điều này khó khăn hơn bao giờ hết, nhưng chắc chắn không phải là không thể.

Trên thực tế, có rất nhiều kỹ năng sống bạn có thể dạy cho con bạn để chúng trở thành một công dân có trách nhiệm cho xã hội, chưa kể đến chúng sẽ là những người lớn hạnh phúc và chăm chỉ làm việc. Dưới đây là một số lời khuyên sẽ giúp dạy con bạn trở thành người lớn có trách nhiệm và làm việc chăm chỉ. 

1. Dạy con bạn kĩ năng định hướng

Một người có giấy phép lái xe thì không có nghĩa là có kỹ năng lái xe. Ngoài việc dạy cho con bạn học cách lái xe, hãy dạy chúng cách lưu thông trên đường.

Chúng cần hiểu cách sử dụng hệ thống GPS cũng như bản đồ, làm thế nào để lái xe vào giờ cao điểm, trong thành phố và trên đường cao tốc, và các kỹ năng khác mà chúng không được học trong Driver’s Ed. Tất nhiên, chúng cũng cần học cách kiên nhẫn khi tham gia giao thông và kỹ năng phòng vệ lái xe ô tô.

2. Khuyến khích chúng có một công việc

Con bạn học giỏi ở trường không có nghĩa là chúng đã sẵn sàng lao động. Trường học chỉ dạy cho chúng kiến thức và lý thuyết suông.

Bạn cần chắc chắn rằng chúng biết cách làm thế nào để nắm giữ một công việc. 

Hãy khuyến khích chúng nhận những công việc vào mùa hè và sau giờ học. Nhờ đó, chúng sẽ học cách chịu trách nhiệm khi làm một công việc được trả lương, học cách giao tiếp với người khác, giải quyết xung đột và tự mình xử lý mọi tình huống một cách phù hợp. 

3. Dạy chúng cách đặt ra mục tiêu

Mọi người đều có mục tiêu, nhưng không phải tất cả các mục tiêu đều thực tế. Thanh thiếu niên thường có xu hướng có những mục tiêu không thực tế - như trở nên nổi tiếng, giàu có hay được nhiều người biết đến, đặc biệt là với những gì chúng nhìn thấy trên mạng xã hội ngày nay - công việc của bạn là chỉ cho chúng cách đặt ra những mục tiêu thực tế và cách đạt được chúng.

Nói chuyện với con bạn về những gì mà chúng muốn đạt được, cả những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đặt ra những mục tiêu có thể giúp bạn trở nên hạnh phúc. Mỗi khi bạn đạt được mục tiêu đặt ra, dopamine sẽ giải phóng và khiến bạn cảm thấy mình có thêm động lực. 

4. Giúp chúng kiểm soát cảm xúc

Tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc khó kiểm soát những cảm xúc của mình. Đó có thể là một cuộc xung đột ở nơi làm việc, các vấn đề trong mối quan hệ, hoặc các tình huống khác đòi hỏi sự khéo léo. Tuy nhiên, cuối cùng, chúng ta học cách kiểm soát phần lớn mọi thứ. Đây là điều mà nhiều thanh thiếu niên gặp khó khăn, vì họ phải đối phó với việc học ở trường, giáo viên, áp lực xã hội, và cuộc sống gia đình, nhưng bạn có thể giúp con mình.

Hãy dạy chúng cách đối phó với cảm xúc của mình theo cách lành mạnh, như thông qua thể thao, âm nhạc, nghệ thuật và thủ công. Điều này giúp chúng trở nên kiên nhẫn. Thậm chí các huấn luyện viên cá nhân hàng đầu cho các vận động viên cũng sẽ nói rằng việc kiểm soát cảm xúc rất quan trọng. Con bạn càng có khả năng kiểm soát cảm xúc, chúng sẽ càng tự tin hơn (và bạn cũng vậy) khi phải đối mặt với một tình huống khó khăn hơn. 

5. Dạy kỹ năng đối phó với các tình huống khẩn cấp

Một khi con bạn phải tự lập, chúng sẽ cần các kỹ năng sống giúp chúng đối phó với những tình huống khẩn cấp. Nó có thể đơn giản như cháy trong chảo rán, một sự cố ô tô, hay thậm chí đường ống bị rò rỉ trong nhà bếp.

Bạn cần dành thời gian để dạy chúng một số tình huống khẩn cấp có thể xảy ra, và cách đối phó với những tình huống này một cách phù hợp. Chúng cũng cần học cách làm thế nào khi không có điện thoại di động.[1] Những thứ này không phải lúc nào cũng có khi chúng cần đến. 

6. Tham gia vào việc nhà

Nếu con bạn có một căn phòng bừa bộn, điều đó không có nghĩa là chúng sẽ trở thành những người luộm thuộm trong chính ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy chúng cần phải học các kỹ năng làm việc nhà như lập ngân sách, dọn dẹp, sắp xếp các cuộc hẹn, vân vân. 

Chúng sẽ có thể có bạn cùng phòng, trong ký túc xá hoặc trong một căn hộ, và nếu chúng không có những kỹ năng này, chúng sẽ gặp rắc rối với những người chúng sống chung.  

7. Đóng ví của bạn lại

Ngừng cho tiền con bạn mỗi khi chúng yêu cầu. Bạn càng cho chúng nhiều tiền, bạn càng ít dạy được chúng hơn. 

Một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất đối với bất cứ ai là làm cách nào quản lý tài chính của họ. Nếu con bạn đang đi làm một việc gì đó, hãy để cho chúng tiết kiệm một phần tiền lương vào mỗi tuần và bỏ vào trong tài khoản tiết kiệm. 

Thậm chí tốt hơn, hãy khuyến khích chúng đầu tư ngay từ bây giờ vào một kế hoạch tiết kiệm hưu trí. Không bao giờ là quá sớm để lên kế hoạch cho tương lai. Điều này không chỉ dạy cho chúng cách quản lý tài chính một cách có trách nhiệm mà còn giúp chúng có thêm một khoản tiền khi chúng thực sự cần đến. 

8. Khuyến khích chúng có thói quen ăn uống lành mạnh

Rất nhiều thanh thiếu niên ngày nay không có thói quen ăn uống lành mạnh. Chúng ngồi sử dụng điện thoại di động cả ngày mà không tập thể dục, và không ăn uống một cách lành mạnh. [2]

Bất kể bạn đang nấu gì ở nhà, chúng chắc chắn sẽ ăn đồ ăn vặt khi bạn không có mặt. Một huấn luyện viên cá nhân từng nói với tôi rằng, "Các bậc cha mẹ nên đưa con mình tới gặp chuyên gia dinh dưỡng, đó là người có thể giúp chúng ăn uống đúng cách, và dạy chúng thói quen ăn uống lành mạnh nào phù hợp với thể trạng của chúng." Điều quan trọng ở đây là có được một thực đơn ăn uống lành mạnh phù hợp với thể trạng sức khỏe và các hoạt động hàng ngày của con bạn. 

9. Dạy con bạn tư tưởng "Con đã làm điều đó thì con phải có trách nhiệm sửa chữa sai lầm"

Rất nhiều phụ huynh mắc sai lầm khi cố gắng giải quyết tất cả các vấn đề của con cái họ. Mặc dù điều này có thể ổn khi chúng còn bé nhưng chúng cần phải học cách giải quyết những vấn đề của mình, đặc biệt là các vấn đề mà chúng tạo ra. 

Nếu con bạn đang ở trong tình huống mà chúng có thể giải quyết, như việc tranh cãi với một người bạn hoặc mâu thuẫn với giáo viên, thì đừng giúp đỡ chúng. Thay vào đó, hãy để chúng tự giải quyết và dạy chúng các kỹ năng giải quyết vấn đề, hướng dẫn chúng để chúng có thể học hỏi từ kinh nghiệm. 

10. Đừng giải cứu chúng

Điều này đi đôi với việc dạy con bạn chịu trách nhiệm. Nếu con bạn đang gặp rắc rối, có thể là một cuộc xung đột ở trường học hay với anh chị em, đừng tới giải cứu chúng, ít nhất là không phải ngay lập tức.

Vâng, cuối cùng chúng có thể cần sự giúp đỡ của bạn, nhưng hãy để chúng cố gắng và tìm ra cách chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Bạn không thể luôn ở bên cạnh để giải cứu chúng. 

11. Đưa cho chúng những vấn đề để chúng giải quyết

Công việc của bạn không phải là khiến cuộc sống của con bạn trở nên dễ dàng. Công việc của bạn là dạy chúng cách hòa nhập với thế giới bên ngoài khi chúng trưởng thành. Vì vậy, đừng giải quyết vấn đề cho chúng.

Đưa cho chúng những tình huống mà chúng sẽ phải tự suy nghĩ và xem chúng có thể làm gì. Chúng có thể làm bạn ngạc nhiên, và chính chúng, có thể tự mình giải quyết vấn đề. 

12. Dạy chúng đứng dậy vì chính mình

Rõ ràng, bạn không dạy con mình trở thành những chiến binh. Nhưng, bạn nên giúp chúng học cách thương lượng trong một cuộc xung đột. Nổi cáu hay giận dữ sẽ không giúp ích gì cả, và tôi chắc chắn rằng chúng ta đã học được điều này một cách khó khăn khi chúng ta làm cha mẹ. 

Hãy dạy chúng những kỹ năng chúng cần để giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, chẳng hạn như đếm đến 10 trước khi mất bình tĩnh, học cách tránh xa xung đột và giúp chúng nhận ra cảm xúc của mình và có thể kiểm soát những cảm xúc này trong các cuộc xung đột. 

13. Dạy chúng cách cho đi 

Chúng ta không chỉ cần chăm sóc bản thân mà còn cần phải có lòng trắc ẩn đối với thế giới xung quanh chúng ta.

Có một số cách mà bạn có thể dạy cho con bạn cách đóng góp vào thế giới này.[3] Đưa chúng đi tình nguyện ở một trung tâm bảo vệ động vật hay ngân hàng thực phẩm tại địa phương.

Bạn không bao giờ biết. Chúng có thể yêu thích những việc này và muốn làm những công việc giúp đỡ người khác trong sự nghiệp sau này.

14. Khuyến khích chúng tin tưởng bản thân

Trường học dạy con bạn cách tuân theo các quy tắc, nhưng không dạy các kỹ năng sống thực tế. Bạn cần dạy chúng rằng trong khi chúng cần hướng dẫn, chúng cũng cần phải là những người suy nghĩ độc lập. 

Giúp bọn trẻ đang trong độ tuổi thanh thiếu niên học cách tin tưởng vào bản thân và quyết định của mình. Chắc chắn, chúng có thể sẽ đưa ra một vài quyết định tệ hại, nhưng chúng sẽ học hỏi từ những sai lầm của mình và học cách đưa ra những quyết định tốt hơn. 

15. Giải thích cho chúng về ngân sách gia đình

Bạn có thể nói chuyện với bọn trẻ về ngân sách của gia đình cho đến khi bạn mệt mỏi, nhưng nếu chúng không thực sự thấy được sự vận dụng những kỹ năng chi tiêu ngân sách này vào thực tiễn, chúng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu phải làm như thế nào. 

Hãy nói chuyện với chúng về những chi phí trong gia đình, như tiền điện và các hóa đơn tiện ích khác, chi phí mua sắm, và chi phí bảo dưỡng xe. Chỉ cho chúng thu nhập của gia đình và cách chi tiêu. Hãy để chúng giúp bạn lên kế hoạch chi tiêu trong gia đình để chúng có thể biết phải làm như thế nào khi chúng tự lập. 

16. Đưa cho chúng thẻ tín dụng

Đưa cho con bạn thẻ tín dụng của riêng mình. 

Vâng, bạn đọc đúng rồi. 

Đây là một trong những cách tốt nhất để dạy chúng học cách kiểm soát tài chính một cách có trách nhiệm. Nếu chúng tiêu hết tiền trong thẻ và không còn tín dụng nào, thì bạn cũng đừng trả tiền hộ chúng. Để chúng tìm ra cách chi tiêu và sử dụng thẻ tín dụng một cách có trách nhiệm. Chúng càng sớm hiểu cách dùng thẻ tín dụng có trách nhiệm thì càng tốt. 

17. Hãy làm gương cho bọn trẻ

Nếu bạn không làm được những điều trên, bạn sao có thể mong chờ con mình trở thành những người lớn có trách nhiệm không?

Bạn cần làm gương cho bọn trẻ, vì vậy hãy làm những điều đó trước tiên. Nhận hóa đơn thanh toán đúng hạn. Giữ nhà ở sạch sẽ. Đi làm hàng ngày. Khi chúng nhìn thấy bạn làm gương, chúng sẽ có một sự khởi đầu tuyệt vời cho tương lai của chúng. 

Chúng ta đóng một vai trò quan trọng

Để chuẩn bị cho thanh thiếu niên đến tuổi trưởng thành, bạn, với tư cách là cha mẹ, cần phải dạy chúng những kỹ năng sống cần thiết để giúp chúng trở thành những người lớn chăm chỉ, có trách nhiệm. 

Nói chuyện cởi mở với bọn trẻ, và cho chúng biết chúng có thể tìm đến bạn khi chúng cần câu trả lời, và nếu chúng cần giúp đỡ để phát triển một kỹ năng nào đó mà bạn đang cố gắng dạy chúng. Nếu bạn và con bạn cùng nhau cố gắng, bạn có thể làm được điều đó. Nói chuyện cởi mở với bọn trẻ, và nếu chúng gặp vấn đề, hãy lắng nghe, và tìm cách cùng nhau giải quyết vấn đề đó. 

Tài liệu tham khảo