9 tháng trước
Tại Sao Tôi Có Thể Trở Thành 8% Số Người Hoàn Thành Mục Tiêu Của Mình Mỗi Ngày?
329

3860
Lượt xem
185
Lượt chia sẻ
68
Lượt bình luận

Giảm cân, tiết kiệm, rèn luyện thân thể, cai thuốc … Đã bao giờ bạn cảm thấy không còn hào hứng với những mục tiêu cho năm mới của mình rồi?

Bạn không cô đơn đâu. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, phần lớn sự quyết tâm không vượt qua được giai đoạn mơ tưởng hão huyền. Thật đáng kinh ngạc bởi cứ 100 người thì đến 92 người thất bại trong việc hoàn thành mục tiêu trong năm mới.[1]

Khi “hiệu ứng khởi đầu mới” (Fresh start effect) biến mất thì động lực cũng giảm dần và những hòn đá đầu tiên xuất hiện trên chặng đường chính là tín hiệu cho sự kết thúc của cuộc hành trình. Như một vòng quẩn quanh, chúng ta lại biến những mục tiêu của năm trước thành những mục tiêu cho năm sau.

Có nhiều lý do để người ta từ bỏ những mục tiêu đã đề ra của mình. Dưới đây là một số lý do phổ biến nhất:

  • Triển khai mục tiêu sai cách
  • Vạch ra mục tiêu chưa phù hợp với bản thân
  • Đặt ra mục tiêu vượt quá khả năng bản thân và khiến bản thân bị áp lực
  • Không được chỉ dẫn và hỗ trợ
  • Chưa chuẩn bị kế hoạch đối phó với những trở ngại, v.v…

Nhưng còn một điều quan trọng khác, một điều vô cùng rõ ràng mà phần lớn mọi người đều quên béng mất là: Nếu muốn đạt được mục tiêu, chúng ta phải làm nó tới cùng. Biết đặt ra những mục tiêu là một khởi đầu tốt – tuy nhiên, đó mới chỉ là sự khởi đầu của chuyến hành trình.

Khi xây dựng ra những mục tiêu cho mình, nhiều người đã nhận thức sai lầm về việc họ sẽ làm được những điều đó. Thật là thiếu sót. Chúng ta chẳng thể trông chờ sự thành công khi chúng ta không chịu theo đuổi nó tới cùng.

Tính ra cũng đã 20 năm trôi qua khi tôi bắt đầu lập ra các mục tiêu của mình và vẫn theo dõi chúng cho tới nay. Lý do tôi trở nên như vậy là từ sau cuộc khủng hoảng tuổi vị thành niên, thời điểm mà cuộc sống tôi bị đảo lộn hoàn toàn. Xây dựng cho bản thân những mục tiêu là cách tôi vực dậy chính mình, nhìn về một chân trời mới tốt đẹp hơn và tiến lên phía trước. Các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện của tôi qua một bài báo khác tôi đã từng viết: Tôi Vực dậy sau Thất bại như thế nào

Kể từ ngày đó, tôi luôn mang theo những mục tiêu bên cạnh mình. Khi tôi bắt đầu làm việc tại một ngân hàng đầu tư vài năm trước, việc đề ra những mục tiêu đã giúp tôi duy trì được sự cân bằng trong cuộc sống và giữ sức khỏe trong môi trường sống đầy ắp những áp lực.

Việc hoàn thành những mục tiêu của tôi phát triển theo từng ngày. Ban đầu chỉ là một chiếc bút với một mảnh giấy trắng nhỏ; sau đó là một trang tính Excel; và cuối cùng, tôi đã sáng tạo ra một ứng dụng giúp đặt ra các mục tiêu mang tên GOALMAP.

Về tổng thể, tôi đã vạch ra hàng trăm mục tiêu và đã trải qua hàng nghìn bước để chạm tới chúng. Nếu như tôi học được một bí mật mà tôi chia sẻ với các bạn, thì đó là điều này: Sự đeo đuổi chính là chìa khóa. Vì vậy, hãy để tôi giải thích cách bạn có thể mở khóa sức mạnh của sự theo đuổi mục tiêu để xây dựng cuộc sống mơ ước của bạn:

1. Hãy trở thành một “ngôi sao” (S.T.A.R)

Có rất nhiều căng thẳng khi đặt ra mục tiêu, nhưng đó mới chỉ là một trong những giai đoạn của vòng quay thành công. Nếu bạn muốn đạt được những mục tiêu của mình và tiếp tục quá trình phát triển bản thân đầy ý nghĩa, thì bạn cần tìm ra phương pháp tiếp cận rõ ràng hơn.

Tôi có một cái tên cho điều đó. Tôi gọi đó là phương pháp “ngôi sao” (STAR): Đặt ra mục tiêu (Set goal); Theo dõi quá trình thực hiện (Track progress); Phân tích kết quả (Analyze results); Đặt lại, điều chỉnh mục tiêu (Reset your goals). Nó là một vòng tuần hoàn, một quá trình diễn ra sôi động.

2. Làm cho mục tiêu của bạn trở nên dễ dàng theo dõi

Trước hết, phần lớn các mục tiêu được cho là thất bại vì chúng không được xác định một cách rõ ràng. Nếu sự quyết tâm vẫn còn quá mơ hồ, bạn không thể đo lường trước được sự thành công và không thể lập ra một kế hoạch hành động thích hợp. Nó giống như việc bạn nói với chiếc GPS rằng: “Tôi muốn tới nơi nào đó thật đẹp”, và có lẽ, chiếc GPS sẽ không giúp bạn được đâu.

Hãy đặt mục tiêu đúng cách bằng việc sử dụng kỹ thuật SMART:

  • Cụ thể (Specific): Những mục tiêu của bạn phải được xác định một cách chính xác. Bạn không thể chạm được mục tiêu nếu bạn không có gì. Đừng nói “Tôi muốn giảm cân” mà hãy nói “Tôi muốn giảm 4kg trong năm nay”.
  • Đo lường được (Measurable): Mục tiêu của bạn nên được định lương để bạn biết rằng mình có đang đi đúng hướng không dù ở bất kỳ thời điểm nào. Điều này sẽ cho phép bạn theo sát được quá trình của mình một cách thường xuyên.
  • Có thể làm được (Achievable): Đừng quá mơ mộng, hãy thực tế hơn, mục tiêu của bạn phải là những gì nằm trong tầm với của chính bạn. Nếu nó quá lớn lao, thì hãy thử chia nó thành các mục tiêu nhỏ hơn mà bạn có thể đạt được qua từng bước.
  • Có liên quan (Relevant): Mục tiêu của bạn phải phù hợp với bạn, phù hợp với những khát vọng sâu thẳm nhất và các giá trị cá nhân của bạn.
  • Giới hạn thời gian (Time-bound): Bạn nên đặt ra thời hạn hay số lần lặp lại trong ngày, trong tuần cho những mục tiêu của mình.

Mục tiêu là ước mơ có thời hạn” Napoleon Hill

Để biết thêm mẹo về cách đặt mục tiêu SMART, hãy đọc: Bí quyết Thiết lập Mục tiêu Khát vọng và Khả thi để đạt được Thành công

3. Tập trung vào thói quen

Một ngày nọ, tôi đã kiểm tra những mục tiêu của mình và thử xác định sự khác nhau giữa những điều mà tôi dễ dàng hoàn thành với những điều khiến tôi đã, đang phải chật vật. Và tôi đã tìm ra được một khuôn mẫu nhất định.

Tôi có một vài mục tiêu dài hạn, như duy trì cân nặng ổn định, hoặc có một tấm bằng mới trước 40 tuổi. Tôi làm điều đầu tiên rất dễ dàng, đến điều thứ hai thì khó hơn một chút. 

Tại sao tôi có động lực để hoàn thành cả 2 việc? Nỗ lực của tôi giảm dần khi thực hiện mục tiêu thứ hai. Tôi nhận ra mình chả có lý do gì để bắt tay vào làm, mặt khác, mục tiêu về cân nặng của tôi lại liên quan tới thói quen ăn uống thường ngày, ví dụ như ăn trái cây hoặc rau củ 5 lần một ngày, ăn cá 2 bữa một tuần, tập thể dục ít nhất 4 lần một tuần, …

Những thói quen hàng ngày và hàng tuần đã giúp tôi đạt được những mục tiêu dài hạn. Chúng giúp tôi dễ dàng theo kịp tiến trình. Tôi không có những thói quen tương ứng, thích hợp với mục tiêu học vấn. Và tôi cũng sẽ chẳng đạt được nó bằng cách đứng nhìn.

Đừng đánh giá mỗi ngày bằng kết quả thu hoạch mà bằng những hạt giống bạn đã gieo.”  Robert Louis Stevenson

Hãy có một tầm nhìn lâu dài về việc bạn muốn trở thành người như thế nào và tập trung vào những thói quen nhỏ nhặt hàng ngày, điều mà sẽ đưa bạn đến đó. Chúng ta có xu hướng đánh giá thấp bản thân có thể đi bao xa vì thực hiện lặp lại các bước nhỏ theo cách giống nhau từ ngày này qua ngày khác. Hãy trở nên tuyệt vời trong những điều nhỏ nhặt. Hãy nhớ rằng “Rome đã không được xây dựng trong một ngày”.

4. Duy trì sự theo dõi

Một mục tiêu chính xác là đã thành công một nửa” Abraham Lincoln.

Nửa thứ hai là tất cả về sự theo dõi. Được rồi, bạn đã nhập một địa chỉ thích hợp trong GPS của bạn thay vì “ở đâu đó tốt đẹp”, nhưng đâu là điểm đến nếu bạn tắt nó đi?

Theo dõi tiến trình của bạn một cách nhất quán và có cấu trúc; tức là không chỉ trong đầu bạn. Sử dụng một ứng dụng, viết trong nhật ký của bạn, v.v. Làm sao để bạn có thể dễ dàng theo dõi sự tiến bộ của mình và so sánh với các giai đoạn trước.

Một nghiên cứu với gần 1.700 người tham gia chương trình giảm cân cho thấy những người ghi chép lại các bữa ăn của họ, giảm cân gấp đôi so với những người không làm như thế.[2] Theo dõi phát triển sự tự nhận thức. Khi bạn hiểu bản thân mình hơn, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn để thay đổi.

Theo dõi cũng là động lực. Nó cung cấp cho bạn thông tin phản hồi ngay lập tức về cách bạn đang thực hiện. Nó mang lại thành quả cho bạn. Thay vì một danh sách những việc cần làm không hồi kết mà đôi khi làm mất tinh thần bạn, bạn hãy hình dung những điều bạn đã làm trong danh sách công việc đã hoàn thành và có thêm động lực. Tìm hiểu thêm về lợi ích của danh sách đã hoàn thành tại đây: Tại sao Danh sách những Điều cần làm Không Hiệu quả bằng Danh sách những Điều đã Hoàn thành

5. Tự thưởng cho bản thân

Một lợi ích khác của việc theo dõi là nó cho phép bạn xác định các mốc quan trọng, tách nhỏ tiến trình và củng cố vòng lặp thói quen bằng cách tự thưởng cho mình khi đạt được các thành quả nhất định.

Chúng ta đều biết rằng chúng ta có nhiều động lực hơn để làm điều gì đó khi có phần thưởng ở trước mắt. Niềm vui do một phần thưởng đem lại thúc đẩy cho hoạt động cần làm để nhận được phần thưởng. Và được người ta gọi là động lực khách quan. Nó có thể hữu ích để khởi động quá trình khi động lực nội tại hơi thấp.

Một cách đơn giản để nhận thưởng là tự lên kế hoạch nhận thưởng. Bạn cần đặt tiêu chuẩn một cách phù hợp. Để làm được điều đó, bạn cần có một nỗ lực nhất định. Không nên quá khó, bởi khi ấy bạn sẽ cảm thấy nản lòng. Không thể quá dễ dàng, bởi bạn sẽ nhận được phần thưởng mà không cần động lực.

Bạn cũng cần lựa chọn phần thưởng hợp lý. Ăn đồ ăn vặt trong một tuần khi bạn giảm được 3kg có lẽ không phải là lựa chọn tốt nhất! Lý tưởng nhất, phần thưởng và nỗ lực nên được sắp xếp theo cách nào đó tự nhiên. Điều này sẽ giúp tạo ra một vòng tròn hoàn thiện.

Mua một chiếc váy cỡ nhỏ hơn khi bạn giảm được vài cân hoặc đi mát-xa sau vài tuần tập luyện thể chất là những ví dụ điển hình. Những phần thưởng này giúp bạn xây dựng các mốc quan trọng để bạn trở nên tuyệt hơn. Chúng trở thành biểu tượng cho sự thay đổi hành vi tích cực của bạn.

6. Phân tích kết quả của bạn và điều chỉnh mục tiêu của bạn

Mục tiêu không có nghĩa là được khắc trên đá. Chúng có sức sống và phải được đánh giá thường xuyên. Sự đơn điệu là một vũ khí có động cơ giết người rất lớn, vì vậy việc theo dõi mang đến cho bạn mọi thứ bạn cần để duy trì động lực một cách thông minh.

Khi bạn theo dõi quá trình của mình, bạn có thể dễ dàng so sánh kết quả thực tế của mình với các mục tiêu bạn đã đặt ra. Khi đó chính là lúc bạn lùi lại một bước và thiết lập lại mục tiêu. Đây là vài ví dụ:

  • Điều chỉnh xuống: “Đi tập gym ba lần một tuần là quá tham vọng. Tôi sẽ đến đó một lần một tuần, thi thoảng sẽ là hai lần. Tôi sẽ thay đổi mục tiêu của mình thành hai lần một tuần và bắt đầu từ đó”
  • Điều chỉnh lên: “Tôi đã liên tục đạt được mục tiêu là đọc sách hai giờ mỗi tuần. Tôi rất thích đọc và học được rất nhiều. Hãy tăng mục tiêu lên hai tiếng rưỡi.”
  • Ngừng theo dõi: “Một vài ngày trước, tôi không ngủ đủ giấc vì đã uống quá nhiều quá cà phê nhưng theo thời gian, tôi đã cố gắng tập thói quen mới. Tôi không uống nhiều hơn hai cốc một ngày nữa. Có lẽ bây giờ tôi có thể ngừng theo dõi mục tiêu này.”
  • Từ bỏ: "Tôi thích luyện tập võ thuật nhưng tôi đã không hoàn thành mục tiêu này nhiều tuần. Tôi nhận ra rằng tôi không thích việc luyện tập này nhiều như tôi từng nghĩ đó. Đã đến lúc chuyển sang một môn thể thao khác.”

Mỗi tháng một lần, hoặc mỗi hai tháng một lần, hãy thử sắp xếp “một cuộc hẹn với chính mình” và xem xét các mục tiêu của bạn. Đánh giá những gì hoạt động tốt, những gì hoạt động kém, cập nhật các mục tiêu, thêm, loại bỏ, tinh chỉnh, v.v. Điều này sẽ giúp trong việc duy trì cảm hứng và hứng thú cho bạn.

Theo dõi mục tiêu cho đến khi bạn hoàn thành nó

Một mục tiêu thiếu sự theo dõi sẽ thất bại. Vạch ra nó là không đủ. Trên thực tế, thiết lập mục tiêu chỉ là làm cho chúng có thể theo dõi và hành động.

Bằng cách theo dõi các mục tiêu của mình, bạn sẽ tham gia vào một vòng tròn phát triển cá nhân. Nó sẽ cho phép bạn phân tích kết quả của mình, có động lực, cải thiện, đặt mục tiêu tốt hơn, v.v.

Hãy sẵn sàng, thiết lập mục tiêu và theo đuổi chúng!

Nguồn ảnh bìa: Stocksnap từ stocksnap.io

Tài liệu tham khảo