9 tháng trước
Công Thức Dọn Dẹp Giúp Bạn Vứt Bỏ Mọi Thứ Mà Không Hề Hối Tiếc
161

1955
Lượt xem
194
Lượt chia sẻ
58
Lượt bình luận

Trung bình một gia đình ở Mỹ có trên 300,000 đồ vật trong nhà.[1] Điều này đúng đấy, mặc dù cứ trong 10 người Mỹ lại có 1 người (và tỉ lệ này đang tăng lên) thuê kho chứa đồ ở bên ngoài[3] và [kích cỡ] của một ngôi nhà ở Mỹ đã tăng gấp ba lần trong vòng 50 năm trở lại đây.[2] Hãy làm vài phép toán nhé: thời gian sở hữu một ngôi nhà ở Mỹ trung bình khoảng 9-10 năm, tức là người ta đang tích trữ hơn 30,000 đồ vật mỗi năm để đạt tới con số tổng cộng 300,000 trên kia.[4]

Tất cả những thứ này là gì vậy? Chúng có rất nhiều dạng: những đồng xu lẻ chúng ta đang tích trữ, đồ chơi cũ của bọn trẻ, những bộ quần áo không còn mặc vừa nữa hoặc cổ lỗ sĩ lắm rồi, đinh ốc, đồ văn phòng phẩm, hoặc những đồ vật mà ta có một sự gắn bó về cảm xúc, như là một tờ chương trình hoà nhạc hoặc một chiếc máy hát.

Người ta thường có xu hướng giữ lại nhiều thứ vì họ tin rằng một ngày nào đó trong tương lai, những thứ này sẽ có ích hoặc sẽ đem lại giá trị. Điều này đúng tới một mức độ nào đó mà thôi. Những đồ vật này, đặc biệt những thứ gắn với kỷ niệm xúc động, không phải là rác, nhưng liệu chúng có ích cho chủ của chúng hay không thì lại là một câu hỏi đấy.

Không dễ dàng chút nào để bắt đầu dọn dẹp và xử lý hơn 300,000 đồ vật, phần lớn mọi người gặp rắc rối với ba vấn đề sau khi họ cố gắng xác định sự hữu dụng của một đồ vật:

  • Phóng đại hoặc nhấn mạnh quá mức sự cần thiết của chúng trong tương lai.
  • Đánh giá thấp chi phí và không gian dành cho chúng.
  • Bỏ qua chi phí cất giữ chúng.

Nhưng dưới đây là một cách để không bị rơi vào trường hợp này.

Công thức dọn dẹp

Cách tốt nhất để vượt qua tình trạng này là sử dụng phương pháp RFASR :

  • Recency — Gần đây: “Lần cuối mình dùng nó là bao giờ nhỉ?”
  • Frequency — Tần suất: “Mình dùng nó có thường xuyên không?”
  • Acquisition Cost — Chi phí mua vào: “Mình đã phải vất vả thế nào để có được món đồ này/Nó đắt đến mức nào?”
  • Storage Cost — Chi phí cất giữ: “Món đồ này cần bao nhiêu không gian và chi phí bảo dưỡng?”
  • Retrieve Cost — Chi phí khôi phục: “Những chi phí cần thiết để khôi phục lại nó hoặc khi nó trở nên lỗi thời là gì?”

Khi bạn tự hỏi bản thân những câu hỏi này, hãy thay chúng vào phương trình sau:

R (Thấp) + F (Thấp) + AC (Thấp) + SC (Cao) + RC (Cao) = Không Đáng Đâu

Ví dụ, một cảnh điển hình ở rất nhiều gia đình khi dọn dẹp quần áo thường diễn ra như sau:

  • Recency — Gần đây: “Lần cuối mình mặc nó là hơn hai năm trước.”
  • Frequency — Tần suất: “Thậm chí lúc đó mình cũng chẳng mặc nó nhiều lắm.”
  • Acquisition Cost — Chi phí mua vào: “Mình có thể mua một cái giống vậy trên mạng trong vòng năm phút.”
  • Storage Cost — Chi phí cất giữ: “Cái này và những thứ tương tự đang chiếm mất 3/4 tủ quần áo của mình.”
  • Retrieve Cost — Chi phí khôi phục: “Cũng đã từ hai năm trước rồi...”

Trong trường hợp như thế này, bạn sẽ bỏ món đồ đó đi. Nó sẽ chẳng mang lại giá trị hoặc tác dụng nào trong tương lai cả. 

Nếu có một sự gắn bó về cảm xúc (ví dụ một món quà từ người bạn quan tâm) thì hãy nhớ rằng: khi nó được trao tặng như một món quà, nó đã hoàn thành mục tiêu chính của mình rồi. Hai năm sau hoặc hơn, nó chỉ là quần áo chiếm mất không gian. Nó không hề thay đổi sự kết nối với món quà hoặc với người tặng bạn món quà đó. 

Tuy cách thức dọn dẹp này có thể giúp bạn loại bỏ những thứ bạn đã sưu tầm hoặc giúp bạn quyết định có nên sưu tầm hoặc mua đồ hay không, nhưng luôn có sự tiến thoái lưỡng nan khi bạn muốn thứ gì đó nhiều hơn bạn cần nó.

Để giải quyết việc này, hãy xem xét và chờ đợi một tuần trước khi mua. Trong tuần đó, hãy nghĩ về phương trình trên kia và nghĩ về mức độ bạn muốn và cần. Nếu bạn quyết định mua món đồ mới, hãy bỏ đi một món đồ khác trong nhà. Một thứ vào và một thứ ra là một nguyên tắc khá đơn giản ở đây.

Lợi ích ngầm của việc dọn dẹp

Giá trị thực của cách thức dọn dẹp này còn nhiều hơn tiết kiệm tiền bạc và thời gian. Nó cũng tiết kiệm năng lượng tinh thần cho bạn nữa.

Có một lượng lớn năng lượng tinh thần tham gia vào việc sắp xếp và dọn dẹp quần áo và đồ đạc cũ, hoặc thậm chí chuẩn bị để làm những việc đó. Cũng có một lượng lớn năng lượng tinh thần tham gia vào việc phớt lờ những gì bạn cần làm, việc này là một mẹo phổ biến của những người lộn xộn. Hãy nghĩ về điều này: nếu tôi đưa bạn một tờ giấy trắng với một chấm đen to đùng và nói rằng "Đừng nghĩ về cái chấm này", bạn sẽ phải rất cố gắng để không nghĩ về nó. Rất nhiều năng lượng đã được dùng để cố gắng không nghĩ về chấm đen đó.

Dọn dẹp ngôi nhà của bạn cũng vậy. Bạn biết tất cả các đống lộn xộn đang ở đó. Bạn biết bạn cần dọn dẹp. Nhưng bạn luôn tìm cách để phớt lờ hoặc trì hoãn việc này, và làm như vậy thật ra sẽ giảm sự chú ý và ưu tiên của bạn cho những thứ đáng được ưu tiên. 

Cách tốt nhất để tập trung lại vào những việc quan trọng với bạn và giảm thiểu sự phân tán là hãy áp dụng cách thức này lặp đi lặp lại, bạn sẽ có một ngôi nhà đầy (a) những thứ bạn thích và (b) những thứ có giá trị đối với bạn. Đó là chiến thắng to lớn trong trò chơi dọn dẹp này.

Tài liệu tham khảo