6 tháng trước
10 Sai Lầm Thường Gặp Khi Bạn Lập Hạn Chót - Deadline

Đề ra thời hạn hoàn thành và thực hiện chúng là một nghệ thuật, việc mà bạn có thể học với sự kiên nhẫn và thực hành. Sai lầm phổ biến thường xảy ra với việc lập deadline, và đôi khi chúng giống như việc "thử và sai". Khi bạn tiếp tục theo đuổi thành công hay sự chuyên nghiệp, hãy nghiêm túc sửa những sai lầm khi lập hạn chót. Điều đó hoàn toàn không khó, nhưng lại mang đến những hiệu quả vượt ngoài tầm mong đợi.

1. Không viết ra các deadline

Hãy chọn một tờ lịch hoặc một bảng giấy lớn mà bạn có thể nhìn thấy nó mỗi ngày để ghi những deadline lên đó. Đó cũng chẳng phải là một bí quyết gì to tát là nếu bạn không nhìn thấy, bạn thường quên. Nếu bạn có nhiều deadline, một tờ lịch lớn sẽ là một trợ thủ đắt lực. Đơn giản chỉ là, ghi những deadline của ngày hôm đó lên bảng, và chắc chắn rằng bạn nhìn tấm lịch đó hằng ngày.

2. Sai lầm khi nghiên cứu các lựa chọn

Nếu bạn có một deadline, hãy chắc chắn đã nghiên cứu tất cả các lựa chọn trước khi hoàn tất thời hạn đó. Ví dụ, nếu bạn cần phải có một bài thuyết trình quan trọng tại công ty, hãy chắc chắn rằng bạn hoàn thành nghiên cứu trước khi bạn báo cáo với sếp bạn đã sẵn sàng. Ban đầu bạn có thể nghĩ rằng nó sẽ cần cả một tuần lễ, nhưng nếu bạn nghiên cứu nó, bạn có thể thấy phải mất gần hai tuần để mọi thứ thực sự sẵn sàng.

3. Thiếu động lực

Hãy tưởng tượng bạn có một dự án trong sáu tháng, vì vậy mà bạn lơ đễnh và đặt nó ra khỏi tâm trí cho đến khi đến tuần sát nút. Thông thường sự trì hoãn này là do thiếu động lực để hoàn thành dự án. Chắc chắn, một số dự án có thể sẽ không gây hứng thú cho bạn, nhưng để có thể hoàn thành dự án trước thời hạn là việc luôn được đánh giá cao. Có lẽ bạn nên cho mình một phần thưởng để khích lệ mình về chuyện làm việc điều độ hoặc khi bạn hoàn tất nó.

4. Tạo ra deadline không thực tế

Có động lực là rất tốt, nhưng nếu bạn thiết lập deadline không thực tế, bạn đang bị ràng buộc để phải làm kiệt sức. Nếu bạn có nhiều thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, không cần phải vội vàng. Ví dụ, nếu bạn phải học một kỹ thuật mới để bổ sung cho công việc chuyên môn, hãy cho mình nhiều thời gian thay vì cảm thấy áp lực phải vội vàng bởi người khác đã hoàn thành chỉ trong một tuần. Vội vã không phải là cách để hoàn tất nhiệm vụ.

5. Có quá nhiều deadline

Bạn làm việc có hiệu quả, nhưng bạn không phải siêu nhân hay người ngoài hành tinh. Nếu bạn đang căng thẳng và thiếu thời gian, có lẽ bạn đã có quá nhiều deadline. Nếu đúng là như vậy, hãy xem xét từng deadline và chọn ra một deadline khác cho nó hoặc xem bạn có thể uỷ thác nó cho người khác được không. Chúng ta đang sống trong một xã hội có rất nhiều áp lực về cống hiến và thành tựu. Hãy nhớ việc trở muốn trở thành người như vậy là điều khó khả thi vì đơn giản là nó quá stress. Hãy giữ mục tiêu của bạn cân bằng và tạo ra deadline có tính khả thi đối với khả năng của mình.

6. Đề ra deadline quá xa trong tương lai

Nếu bạn đặt ra deadline ba năm kể từ hôm nay,  bạn có thể không tìm thấy động lực để làm việc liên tục để hoàn thành deadline đó. Ví dụ, hãy nói rằng bạn muốn đạt một cấp độ kiến thức trong một vài năm. Đừng chọn nó mà hãy chia nhỏ thành từng học kỳ khác nhau. Khi bạn thay đổi deadline của bạn thành những phần nhỏ hơn, bạn sẽ cảm thấy có động lực hơn để làm việc hướng tới những mục tiêu xác định.

7. Không chia giai đoạn cho deadline

Chia dự án của bạn thành các bước và đánh dấu deadline từng giai đoạn cho đến khi giai đoạn cuối cùng hoàn thành. Chẳng hạn, hãy nói rằng bạn muốn học tiếng Tây Ban Nha, do đó bạn có thể nói viết song ngữ cho công việc của bạn. Chia nhỏ thành các bước như một tháng để học các danh từ, động từ, một tháng để tìm hiểu các quy tắc ngữ pháp, và hai tháng để thực hành tiếng Tây Ban Nha thông qua bài học Skype từ một gia sư. Phân chia nhiệm vụ thành từng phần vừa sức sẽ hữu ích hơn là liên tục đi một con đường dài.

8. Tạo ra deadline khi bạn thật sự cần kiên nhẫn

Bạn có bao giờ cố gắng đánh rơi 20 bảng Anh trong một tháng và sau đó nhận được thất vọng khi nó không có kết quả? Điều này là do bạn đề ra một deadline mà nó thực sự chỉ cần kiên nhẫn và một số tính nhất quán. Giảm cân có thể xảy ra, nhưng bạn không phải luôn luôn kiểm soát được bao nhiêu và khi nào nó đến. Tập trung vào việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục sẽ hợp lý hơn, để giảm cân xảy ra một cách tự nhiên, chứ không phải là ép buộc mình với mục tiêu cao ngất như là giảm 9 kg một tháng.

9. Không xem xét từng chi tiết

Điều quan trọng là dành thời gian để chiêm nghiệm những gì bạn muốn đạt được trong deadline của bạn. Chắc chắn, ban đầu nó có thể có vẻ tuyệt vời, nhưng nếu bạn có một hoặc hai ngày để thực sự nghĩ về deadline, đưa tất cả mọi thứ vào xem xét, bạn có thể ngạc nhiên với những gì bạn nhận ra. Bạn có thể đã quên một cái gì đó quan trọng nếu bạn chỉ hối hả vào việc đề ra deadline. Mất một vài ngày để làm nghiên cứu, suy ngẩm nhiệm vụ sẽ giúp bạn hoàn thành nó tốt hơn.

10. Bắt chước người khác

Nếu bạn đặt ra deadline tương tự như những người khác, thì bạn đang chôn thân mình vào sự thất bại. Tuyệt đối không để bản thân rơi vào trạng thái áp lực bởi bắt chước người khác. Nếu đồng nghiệp của bạn gặp hoàn thành công việc của họ trong ba tháng, thì điều đó không có nghĩa là bạn cũng phải làm như vậy. Nếu người bạn thân nhất của bạn đã ổn định với công việc trong mơ của mình trong một năm, điều đó cũng không phải là thời gian để bạn tìm được công việc ưa thích. Hãy làm những gì có ích cho chính bản thân bạn. Hãy tự tin rằng bạn có thể và sẽ đề ra được deadline phù hợp với bản thân và hoàn thành nó.

Đề ra deadline là công việc rất quan trọng trong cuộc sống. Nếu không có chúng, chúng ta sẽ có xu hướng trì hoãn và cho phép bản thân lười biếng. Hãy giữ ý nghĩ này và hiểu rằng đề ra deadline,  tạo ra nhiệm vụ bắt buộc hoàn thành có thể đòi hỏi một chút kiến ​​thức và hiểu biết để tránh khỏi sai lầm.

Nguồn ảnh bìa: Deadlines via photopin.com