6 tháng trước
11 Bí Mật Của Những Diễn Giả Có Tài Thuyết Phục Cao
211

3598
Lượt xem
506
Lượt chia sẻ
84
Lượt bình luận

Những diễn giả có tài thuyết phục cao nhắm đến việc lái người nghe để đạt được một hành động rõ ràng nào đó, hoặc biến đổi khán giả để họ chấp nhận một kết luận hay ý kiến của diễn giả.

Cũng như một ông trùm tư bản, việc nắm được nghệ thuật thuyết phục là một tài năng quý giá. Dù bạn đang trình bày bán hàng, ở trong phòng họp ban giám đốc, trong một hội thảo hay trong một hội nghị công ty, thu hút được khán giả là một cảm giác thành công.

Sau một cuộc thăm dò và nghiên cứu lớn, có vài điểm xuất hiện ở những diễn giả có tính thuyết phục cao, dù là trong hội nghị rộng rãi, hội thảo hay buổi chuyên đề.

1. Họ xuất hiện tự tin

Dáng vẻ tự tin là một trong những phần quan trọng của tính thuyết phục. Nếu diễn giả không nắm chắc vấn đề, vậy thì tại sao người nghe phải chắc chắn? Những diễn giả có tài thuyết phục cao luôn trông tự tin, giao tiếp bằng mắt, cười, và giữ cho giọng nói trôi chảy và sôi nổi.

2. Tăng cường giới thiệu bản thân

Tại hầu hết các hội nghị, cách mà một diễn giả có tài thuyết phục được giới thiệu khiến cho khán giả mong được nghe câu chuyện của anh ta. Một hay hai câu giới thiệu diễn giả sẽ biến diễn giả thành một người hoàn hảo để chia sẻ những gì anh ta định nói.

3. Ngôn ngữ hình thể mạnh

Công cụ quan trọng nhất để tối đa hóa sự giao tiếp giữa diễn giả và người nghe là ngôn ngữ hình thể của diễn giả hoặc người trình bày. Để hiểu được tại sao điều này quan trọng, hãy xem nền văn hóa nghe nhìn của chúng ta đã trở nên mạnh mẽ như thế nào. iPad, máy tính bảng, TV thông minh, phim ảnh, trò chơi điện tử, điện thoại thông minh - danh sách này đầy những nguyên nhân về nghe nhìn đang thống trị sự phản ứng thông thường của chúng ta.

Những diễn giả có tài thuyết phục và tính ảnh hưởng luôn trông tươm tất cũng như truyền đạt những thông tin quan trọng. Để trở thành một diễn giả giỏi, bạn không nên quên cân nhắc công cụ giao tiếp quan trọng là ngôn ngữ hình thể.

4. Họ giao tiếp bằng mắt

Từ thời học đại học, chúng ta đã được nói rằng giao tiếp bằng mắt là không thể thiếu cho một bài thuyết trình thành công trước người nghe. Mọi người thường mong diễn giả nhìn vào mình khi họ nói, việc đó sẽ xây dựng thêm niềm tin giữa diễn giả và người nghe.

5. Họ dùng "cú đấm" về mặt tinh thần

Diễn giả có tài thuyết phục bắt đầu phần trình bày hay bài nói với một "cú đấm" về tinh thần, hay sử dụng một "người bị bắt lên sân khấu". Mở rộng sự chú ý vào phần trình bày với một lời tuyên bố, biểu tượng, hình ảnh, số liệu hay một công cụ khác sẽ ngay lập tức "bắt được" sự chú ý của người nghe.

Những diễn giả có tài thuyết phục dùng cảm xúc không chỉ để thu hút sự chú ý của người nghe, mà còn tạo ra phản ứng tích cực từ người nghe, và sẽ hỗ trợ thêm cho thông điệp của diễn giả.

6. Họ luôn có câu trả lời cho câu hỏi "Tại sao?"

Nhiều diễn giả có tài thuyết phục cao không sợ phải bắt đầu một chủ đề với người bị bắt lên sân khấu. Để mọi người thích thú với chủ đề, các diễn giả giỏi luôn bắt đầu bằng việc đưa ra câu trả lời cho câu hỏi "Tại sao" - tại sao lại cần thiết bàn về việc này ngay lúc này?

Đưa ra câu trả lời là một cách khác để thể hiện những kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ, hiệu quả. Những diễn giả có tài thuyết phục xuất sắc dùng công cụ chiến lược này để thuyết phục và tạo ảnh hưởng.

7. Họ luôn tìm thấy niềm đam mê trong chủ đề họ nói

Để trở thành một diễn giả có tài thuyết phục, bạn phải có lòng tin vào chủ đề bạn đang nói, rằng bất kỳ thứ gì bạn sẽ nói hoặc kể có thể thay đổi cuộc sống của người nghe, bằng cách để lại cảm giác biết ơn khi chấp nhận nó vì điều tốt cho chính họ.

8. Họ trò chuyện chứ không phải đọc diễn văn

Các diễn giả giỏi thường kết hợp hiệu quả giọng nói chân thật của họ với việc trình diễn bằng cách duy trì trò chuyện. Trò chuyện với người nghe thay vì đọc một bài diễn văn, việc đó sẽ tạo ra nhận thức thật và đáng tin về người trình bày trong tâm trí của mọi người.

9. Họ xây dựng cảm giác chân thật với người nghe

Để tạo ra niềm tin và cảm giác chân thật trong tâm trí mọi người, các diễn viên phải hoàn toàn nhập vai về thể chất, tinh thần và cảm xúc vào trong vai diễn họ đang đóng hay những lời họ nói.

Trong phòng họp hay trong hội nghị, trạng thái của người diễn giả cũng giống như người diễn viên. Diễn giả càng tự nhiên khi tin tưởng và truyền thông điệp như một sự thật thì người nghe càng tin.

10. Họ không ngại lặp lại

Để đảm bảo người nghe chú ý đến mọi thứ mình nói, các diễn giả có tài thuyết phục luôn cố tóm tắt lại cuộc thảo luận vài lần. Cuối phần nói, việc nhắc lại những điểm khác nhau trong phần thảo luận sẽ ảnh hưởng lớn hơn đến người nghe.

11. Họ chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân

Để kết thúc, một diễn giả giỏi và có tài thuyết phục sẽ chia sẻ những liên quan, kinh nghiệm và góc nhìn cá nhân khi họ thực hiện phần trình bày. Đưa nó vào cuộc sống thực, làm cho nó dễ chịu và để thắng được tâm trí và trái tim của người nghe.

Nguồn ảnh bìa: flickr từ flickr