5 tháng trước
Làm Thế Nào Để Vượt Qua Thiên Kiến Và Không Bao Giờ Bị Mờ Mắt Bởi Số Liệu Nữa
117

1399
Lượt xem
1046
Lượt chia sẻ
255
Lượt bình luận

“Nói dối, nói dối thậm tệ và thống kê!” Bạn đã từng nghe cụm từ này chưa? Nó cho thấy cách mọi người có thể sử dụng số liệu thống kê để củng cố lập luận, cụ thể là các lập luận yếu kém.


Hình minh họa trên đây cho thấy một ngụy biện logic mà chúng ta thường vấp phải. Tất cả chúng ta đều đã từng nhường cho một chuyên gia hoặc một vị trí quyền lực trước đây phát biểu, nhưng làm sao ta biết họ nói đúng? Đây được gọi là Thiên kiến Thẩm quyền. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nó nhé:[1]

  1. Người X là người có thẩm quyền trong một lĩnh vực cụ thể.
  2. Người X phát biểu về một chủ đề trong lĩnh vực tương ứng của họ.
  3. Người X có lẽ đúng vì họ là một chuyên gia.

Một dạng thiên kiến khác mà chúng ta thường mắc phải là Thiên kiến Xác nhận. Điều này xảy ra do ảnh hưởng trực tiếp của mong muốn lên niềm tin của ta. Nếu chúng ta muốn một ý tưởng hoặc khái niệm nào đó đúng, chúng ta sẽ tin rằng nó là đúng. Hệ quả là ta hoàn toàn bỏ qua hoặc không chấp nhận thực tế vì ta đã hình thành và chấp nhận một niềm tin cụ thể.[2]

Chúng ta không bao giờ có thể tự tin 100%


Tâm trí hoài nghi là một điều tốt. Chúng ta có thể tự tin 100% rằng ta không bao giờ có thể tự tin 100%!

Hãy để tôi giải thích cho bạn điều tôi muốn nói bằng cách ứng dụng thử nghiệm giả thuyết này. Bạn nghĩ gì khi quan tòa quyết định ai đó “không có tội”? Bạn có nghĩ rằng có khả năng nào mà người đó thực sự phạm tội không? Một phán quyết “không có tội” có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, nó có thể đồng nghĩa với việc bồi thẩm đoàn hoàn toàn chắc chắn rằng người đó đã không phạm tội (chúng ta vẫn không bao giờ chắc chắn được 100%) hoặc là họ khá chắc chắn rằng người đó đã không phạm tội và có cơ sở cho nghi ngờ đó.


Nếu bồi thẩm đoàn kết án một người vô tội, đây sẽ là Lỗi loại I. Trong khi đó, nếu không kết án một người có tội, đây sẽ là Lỗi Loại II. Thử nghiệm giả thuyết gợi tôi nhớ đến một câu nói của Benjamin Franklin,

“Thà để một kẻ có tội được tự do còn hơn kết án một người vô tội.”


Vậy, ta có thể làm gì để vượt qua thiên kiến? Chúng ta sẽ cùng xem qua một vài kỹ thuật… nhưng trước tiên, hãy cho phép tôi hỏi bạn một câu đơn giản nhé.

Với ý thức rằng chúng ta không bao giờ có thể tự tin 100%, vậy Einstein có thể sai không? Câu trả lời là có đấy. Trên thực tế, đứng sau lý thuyết cho rằng tốc độ ánh sáng có thể thay đổi, chứ không cố định như Einstein đề xuất, các nhà khoa học đã đưa ra một dự đoán mà họ dự định kiểm nghiệm.[3] Vậy, nếu một trong những người thông minh nhất lịch sử có thể sai, điều này chứng tỏ rằng bất kỳ ai cũng có thể sai lầm.

Luôn cố gắng để chứng minh mình sai

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta luôn cố gắng chứng minh mình sai? Thông thường, chúng ta thường chấp nhận giả thuyết. Khi cố gắng tìm kiếm bằng chứng, lẽ tự nhiên chúng ta sẽ đi tìm bằng chứng xác nhận giả thuyết. Tuy nhiên, khi đó, ta bỏ qua thực tế là bằng chứng có thể mang lai một lời giải thích khác biệt.[4]

“Hãy cố gắng chứng minh mình sai càng nhanh càng tốt, bởi vì chỉ bằng cách đó chúng ta mới có thể tìm thấy sự tiến bộ.” – Richard Feynman

Sử dụng Quy tắc 3 giả thuyết

Một kỹ thuật mạnh mẽ khác là Quy tắc 3 giả thuyết. Ở đây, bạn xác định ba nguyên nhân tiềm năng cho mỗi vấn đề. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Kế toán đã tiết lộ rằng các kiểm toán viên phát triển ba giả thuyết thực sự đạt được hiệu quả cao hơn trong việc xác định sai sót thông qua việc sử dụng các quy trình phân tích.[5]

Chúng ta cùng xem cách Andy Snyder khuyên bạn nên sử dụng chiến thuật Quy tắc 3 giả thuyết như thế nào nhé.[6]

  • Hãy rèn luyện bản thân để hiểu rằng những gì bạn tin tưởng lúc ban đầu không nhất thiết phải đúng hay sai. Khả năng là nó nầm đâu đó khoảng giữa.
  • Xây dựng 3 giả thuyết riêng biệt khi bạn làm việc để khám phá sự thật. Bằng cách theo dõi 3 ý tưởng riêng biệt, chúng ta bị buộc phải vượt lên trên ý niệm về đúng hay sai. Ta bắt buộc phải tìm hiểu các lĩnh vực không rõ rệt.
  • Phấn đấu để cập nhật niềm tin của bạn và tự thưởng cho mình mỗi khi thực hành như vậy. Snyder tin rằng đây là dấu hiệu của một tâm trí tinh tế.

Tôi cũng có một cách độc đáo khác để tiếp cận vấn đề này. Ta hãy cùng xem qua nhé.

Bị mù quáng bởi Số liệu + Thiên kiến = Giả thuyết

Giả thuyết của bạn trở thành kết quả.

Đây là giả thuyết của tôi với sự thiên vị (sử dụng lý luận suy diễn)

  • Tiền đề số 1: Mọi người dễ dàng bị thuyết phục bởi các số liệu thống kê.
  • Tiền đề số 2: Số liệu thống kê rất khó hiểu, vì vậy mọi người không thắc mắc về chúng.
  • Tiền đề số 3: Mọi người không đặt câu hỏi cho các chuyên gia.

Kết luận: Do đó, mọi người tin tưởng mù quáng vào các chuyên gia.

Vậy, bạn có thể làm gì? Hãy thực hiện theo công thức chiến thắng của tôi Giải pháp - Giả thuyết = Kết quả mới​​​​​​​.

Giải pháp của tôi để khắc phục thiên kiến​​​​​​​:


  • Bước 1: Nhận thức được thiên kiến của bạn.
  • Bước 2: Ghi nhớ mục đích hoặc mục tiêu của bạn. Số chỉ là chỉ số, vì vậy hãy coi vai trò của chúng chỉ dừng lại ở đó chứ không phải kết luận của bạn.
  • Bước 3: Sử dụng một kỹ thuật để phát triển giả thuyết của bạn (tức là Chứng minh bản thân sai hoặc Quy tắc 3 giả thuyết)
  • Bước 4: Sử dụng Sơ đồ đối số.


Cuối cùng, hãy kết thúc bằng cách xem qua một câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng – Thầy bói xem voi. Đây là câu chuyện về một nhóm thầy bói mù và cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ với một con voi. Họ hình dung con voi bằng cách chạm vào nó. Mỗi người đều cảm thấy các bộ phận khác nhau của cơ thể voi (mỗi người chỉ cảm thấy một phần). Sau đó, họ mô tả con voi với nhau dựa trên trải nghiệm không đầy đủ của họ. Họ tranh luận vì mô tả của mỗi người hoàn toàn bất đồng với nhau.[7]

Bài học của câu chuyện là như sau: Tất cả chúng ta đều có xu hướng phóng chiếu những trải nghiệm của chính mình; tuy nhiên, chúng ta trình bày nó như toàn bộ sự thật. Chúng ta nên cố gắng xem xét rằng ta có thể đúng một phần, nhưng đó chỉ có một phần nhỏ của toàn bộ câu chuyện. Chúng ta phải nhận thức được bức tranh lớn hơn, chứ không chỉ là khối thông tin ta có được.

Nguồn ảnh bìa: Stocksnap từ stocksnap.io

Tài liệu tham khảo