5 tháng trước
7 Điểm Chung Ở Những Người Không Thành Công
189

2464
Lượt xem
52
Lượt chia sẻ
11
Lượt bình luận

Trong các hiệu sách đầy ắp những cuốn sách dạy cách thành công. Mỗi ngày, Internet hứa hẹn những chiêu trò và mánh khóe để "thành công trong bất cứ việc gì". Ngay cả trên meosonghiendai.com cũng có rất nhiều bài viết về làm thế nào để thành công trong cuộc sốngphát triển một tư duy thành công cao.

Lời khuyên về cách để thành công có ở khắp nơi. Ở một phương diện nhất định, vì phần lớn những lời khuyên đó chứa các hướng dẫn cơ bản gần như giống nhau, nên nó có thể tạo cảm giác như thừa thãi. Có bao nhiêu cuốn sách dạy bạn làm thế nào để ngược lại - không thành công? Hãy tưởng tượng nếu bạn biết chúng là gì, khi đó bạn có thể tránh các bước này để tăng cơ hội thành công. Vâng, đây là 7 điều đảm bảo khiến bạn không thành công.

1. Dành thời gian để thảo luận về các vấn đề thay vì các giải pháp

Thảo luận về các vấn đề có xu hướng tạo ra thêm những cảm xúc tiêu cực. Vì con người ta trải qua một lượng lớn suy nghĩ tiêu cực trong một ngày thông qua thói quen, nên tạo ra con đường để khuấy động thêm những tiêu cực sẽ không có ích cho ai. Phân tích một vấn đề và đề xuất giải pháp sẽ cải thiện nó. Còn liên tục chỉ ra các vấn đề và tại sao chúng không bao giờ có thể được giải quyết? Không làm được gì nhiều.

Tôi từng biết một người bạn đang trong quá trình ly hôn. Anh không thể chấp nhận sự thật và bắt đầu rơi vào trầm cảm và tức giận. Cuối cùng anh chuyển sang đổ lỗi cho các con của mình và tập trung vào việc anh đã bất hạnh như thế nào. Cơ hội tốt nhất của anh là bắt đầu suy nghĩ về các bước anh có thể thực hiện để cải thiện bản thân và làm cho gia đình hiện tại (và các mối quan hệ khác) tốt đẹp hơn lên. Nếu từ đầu đến cuối chỉ tập trung vào các vấn đề thì anh sẽ không thể làm được điều đó.

2. Quá kiêu hãnh không muốn học hỏi thêm gì ngoài vùng thoải mái

Trở nên thoải mái với những ý tưởng đối lập với những ý tưởng của chính bạn là điều tối quan trọng cho sự phát triển của cuộc sống (và kinh doanh). [1] Những người tin rằng họ đã đủ tốt hoặc biết đã đủ đầy có khả năng bị bỏ lại phía sau. Hãy nhớ rằng: 90% "dữ liệu lớn" của Viking được tạo ra hai năm một lần.[2] Thông tin truyền tải rất nhanh trong thời đại này, và mọi người cần nắm lấy những gì nằm bên ngoài kiến ​​thức đã có từ trước để theo kịp cuộc sống thay đổi.

Một ví dụ hay từ truyền thông hiện đại là bộ phim Doctor Strange. Strange là một bác sĩ rất kiêu hãnh và tin rằng anh ta là người giỏi nhất trong phẫu thuật cho đến khi anh ta bị tai nạn và bị thương nặng ở tay. Cái tôi mạnh mẽ ngăn anh vượt qua chấn thương. Nhưng cuối cùng anh phải vứt bỏ cái tôi của mình và học lại mọi thứ từ đầu để sống một cuộc sống tốt hơn.

3. Không thể tận hưởng sự cô độc

Một số người không thể cảm thấy trọn vẹn khi không có người khác bên cạnh. Dù là đồng nghiệp, vợ/chồng hay những người quan trọng khác, con cái, bạn bè hoặc thậm chí là người lạ ngẫu nhiên tại quán bar, họ cần sự hiện diện của người khác để cảm thấy được hỗ trợ.

Ở một mình thực sự là một giai đoạn trong đời để phát triển bản thân. Thực tế là mỗi người đang trên hành trình của riêng mình và không phải ai cũng có một người bầu bạn mọi lúc. Ngay cả trong hôn nhân, dành thời gian riêng cho bản thân là lời khuyên về việc quý trọng thời gian để thành công.

Thời gian ở một mình có thể rất hữu ích cho suy ngẫm: bạn có thể hiểu rõ hơn những gì bạn muốn và không muốn, những điểm mạnh và điểm yếu của bạn, và những gì bạn đã tìm kiếm trong cuộc sống nói chung.

4. Không muốn phạm sai lầm

Ở đây thường nói đến nỗi sợ hãi. Những người sợ phạm sai lầm dành rất nhiều nỗ lực để tránh hoặc che giấu sai lầm.

Vì những sai lầm (và thất bại nói chung) là không thể tránh khỏi, nên những nỗ lực dành cho việc tránh phạm sai lầm cuối cùng cũng bị lãng phí.

Thay vào đó, có thể dành sự nỗ lực cho việc nỗ lực nhiều hơn và trên thực tế, có thể sẽ phạm sai lầm nhiều hơn. FAIL (thất bại) được tạo thành từ "First Attempt In Learning" (nỗ lực đầu tiên trong học tập). Nó có một chút sáo rỗng, chắc chắn rồi, nhưng nó đúng. Nếu bạn thất bại nhưng học hỏi được từ đó, thì đó không phải là thất bại, đó là phát triển.

Những người dành quá nhiều thời gian để tránh phạm sai lầm sẽ ngăn cản bản thân đạt được những cơ hội giúp họ phát triển.

5. Nô lệ cho niềm vui tức thì

Điều này đã được thừa nhận là trở nên phức tạp hơn cùng với sự phát triển của truyền thông xã hội, nhưng việc tìm kiếm phần thưởng ngay lập tức (như làm giàu nhanh chóng, các khóa học hứa hẹn sẽ giúp bạn trở thành tỷ phú) và đánh giá thấp những nỗ lực cần thiết để thành công thực sự là rất thiển cận.

Niềm vui tức thì hầu như luôn luôn phải trả giá bằng những cơ hội trong tương lai.

Hãy tưởng tượng tôi có hai lời đề nghị cho bạn, lời đề nghị đầu tiên mang lại cho bạn 100 đô la ngay hôm nay và lời đề nghị thứ hai mang lại cho bạn 1000 đô la nhưng sau 1 năm. Hầu hết mọi người có khả năng nhận lời đề nghị đầu tiên mặc dù họ biết rằng họ có thể nhận được nhiều hơn nếu họ chờ đợi.

Kết quả là, gần như không thể đạt được mục tiêu - điều luôn liên quan đến một số mức độ hy sinh lâu dài.

6. Sống trong quá khứ hoặc tương lai

Những người sống trong quá khứ tập trung vào những gì họ đã làm hoặc có thể đã làm được trong quá khứ. Họ đổ lỗi cho những lỗi lầm trước đây của họ trong quá khứ. Họ ngồi quanh thảo luận về sự vĩ đại của một cái gì đó từ nhiều năm về trước.

Những người sống trong tương lai dựa vào tương lai của họ để tốt hơn. Họ nói về những gì họ có thể đạt được trong tương lai nếu họ có đúng thời gian hoặc đúng cơ hội.

Họ không nhận ra rằng những gì họ làm bây giờ - được định hình một phần bởi quá khứ - sẽ trở thành tương lai của họ.

7. Thích cạnh tranh với người khác

Cạnh tranh là lành mạnh nếu đúng liều lượng, như trong thi đấu thể thao. Nhưng trong xây dựng mối quan hệ cá nhân và công việc, cạnh tranh không nhất thiết biểu hiện ra bên ngoài, như là tập trung vào cách đánh bại người khác hoặc trở thành họ.

Như Theodore Roosevelt đã nói:

“Sự so sánh là kẻ đánh cắp niềm vui.”

So sánh quá mức cũng làm mất tinh thần của các cá nhân bởi thay vì nhìn thấy những điểm mạnh đặc biệt của họ, thì họ nhìn nhận bản thân thông qua lăng kính của người khác. Nguồn động lực này không ổn định, khiến cho việc gặt hái thành quả trở nên khó khăn.

Đó là những gì nằm trong danh sách đen của sự thành công

Mọi người nên hướng đến một mức độ thành công, hài lòng và hạnh phúc xung quanh cuộc sống và những ưu tiên của chính họ. Tất cả chúng ta đều xứng đáng với cơ hội đó.

Có hàng triệu danh sách trắng về cách để trở nên thành công. Một số rõ ràng là khả thi và có tính cộng hưởng hơn những thứ khác. Còn đây là một danh sách đen về những gì cần tránh.

Mục tiêu vẫn vậy. Hãy tránh các hành vi trên và thành công sẽ theo sau, hoặc ít nhất là một cảm giác hạnh phúc hơn và có động lực hơn. Đôi khi bạn đi về phía bắc bằng cách bắt đầu đi về phía nam, và đó là cách mà danh sách đen các hành vi không thành công này có thể hướng dẫn bạn.

Tài liệu tham khảo