5 tháng trước
13 Bài Học Cuộc Sống Từ Steve Jobs
215

4477
Lượt xem
119
Lượt chia sẻ
7
Lượt bình luận

Chúng ta học các bài học cuộc sống dễ hơn khi noi gương người khác, đặc biệt là noi gương những người thành công. Và gần đây, sau khi xem bộ phim "Jobs"- dựa trên cuộc đời của Steve Jobs - đồng sáng lập nên hãng Apple nổi tiếng, tôi đã rút ra được một vài bài học đơn giản.

Đừng giới hạn việc học ở các lớp học hay các chương trình bắt buộc

Hãy có kiến thức toàn diện. Hãy đi tìm những trải nghiệm khác nhau trong cuộc sống

Tôi không phủ nhận giá trị của giáo dục đại học. Tôi chỉ đơn giản nói rằng nó đến cùng với "chi phí kinh nghiệm".

Theo như Joshua Michael Stern, đạo diễn phim Jobs, Steve Jobs cảm thấy rằng kinh nghiệm sống cực kỳ quan trọng trong việc sáng tạo. Stern lồng vào những cảnh quan trọng như Steve Jobs thời trẻ tham gia vào khóa học thư pháp và đến thăm Daniel Kottke - một người bạn ở Ấn Độ. "Hấp thu văn hóa, nghệ thuật, lịch sử luôn quan trọng đối với Jobs. Anh ấy luôn trải nghiệm và áp dụng những trải nghiệm sống đó vào các sản phẩm", Stern cho biết. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà chúng ta có thể học từ Steve Jobs: Kinh nghiệm sống là điều kiện cần để sáng tạo thăng hoa.

Đừng sợ phải thách thức người khác

Đầu phim, chúng ta có thể thấy Jobs thời trẻ không ngại đẩy giới hạn của bản thân và của cả người khác lên cao hơn. Steve không hề bận tâm đến cảm xúc, mà chỉ quan tâm đến mục tiêu mà những người thiết kế game đang hướng đến. Steve cũng chẳng bận tâm đến việc chơi đẹp với những người mang lại kết quả mong đợi. Đỉnh điểm là việc Steve thách thức đội Macintosh, hồi sinh lại cả dự án. Nếu có gì đó không đúng xung quanh bạn, hãy khiến nó được biết đến và thực hiện những thay đổi cần thiết. Nếu như có người đang làm sai hoặc không hoàn thành nhiệm vụ như đã hứa, một nhà lãnh đạo giỏi cần phải thách thức họ và khiến họ làm điều đó một cách đúng đắn.

Học cách thương lượng

Đàm phán xảy ra hằng ngày trong cuộc sống, cho dù bạn có nhận ra hay không. Biết cách đàm phán là một kỹ năng tối quan trọng, giúp bạn tránh bị "hớ", nhưng lại không được dạy thường xuyên. Tạo ra tình thế cả hai bên cùng có lợi khi kết thúc đàm phán sẽ tạo ấn tượng tuyệt vời trong mắt đối phương, từ đó tăng cơ hội hợp tác trong tương lai.

Hãy làm những việc khó!

Trong phim, khi thách thức thái độ và đạo đức làm việc của Daniel Kottke, Jobs đã thể hiện quyết tâm bằng cách thực hiện hơn 200 cuộc điện thoại, phần lớn không thành công. 200 cuộc gọi! Đây là ví dụ cho thấy một người thành công như Steve Jobs sẵn sàng làm những việc nhàm chán như vậy để đi đến thành công trong cuộc sống.

Hãy kiên định!

Thỉnh thoảng cuộc sống sẽ giáng vào đầu bạn viên gạch. Đừng đánh mất niềm tin.

Điều quan trọng là nhận ra thành công trong cuộc sống không phải là điểm đến, mà là một hành trình mệt mỏi, bao gồm những công việc nhàm chán. Bạn có thể phải gọi 200 cuộc điện thoại và bị từ chối chỉ để tìm điều cần tìm trong cuộc gọi thứ 201. Nhưng đừng bỏ cuộc! Bạn sẽ học được những bài học vô giá trong hành trình đó, và sẽ trở nên tốt hơn cuối hành trình. Hãy nhớ Thomas Edison đã thất bại 10,000 lần để tạo được bóng đèn dây tóc!

Học cách tiếp thị bản thân hiệu quả

Biết giá trị bản thân và đừng ngồi yên

Nếu bạn chưa tìm thấy, hãy tiếp tục tìm kiếm cho đến khi trái tim bạn còn mách bảo điều đó.

Điều quan trọng sống còn là phải biết chính xác mình muốn gì và thể hiện một cách đúng đắn điều đó. Bí quyết này áp dụng cho cả công việc và đời sống riêng tư, từ việc xin việc hay lần hẹn hò đầu tiên. Đánh giá thấp bản thân sẽ hạn chế tiềm năng của bạn, ngược lại, ảo tưởng về giá trị của bản thân lại khiến bạn ám ảnh.

Hãy yêu cầu sự vĩ đại từ những người xung quanh bạn

Hãy là một thước đo về chất lượng. Một số người không quen với một môi trường đòi hỏi sự hoàn hảo.

Trong hành trình cá nhân đi đến sự thành công, bạn sẽ bắt gặp những người không cùng chung chí hướng. Hãy loại bỏ những người không phù hợp với bạn và yêu cầu những người xung quanh bạn đừng tự mãn. Luôn đưa ra những yêu cầu về sự hoàn hảo luôn là cách hiệu quả để giúp người khác chạm mốc giới hạn.

Giao việc

Hãy là một nhà lãnh đạo, đừng là chuyên gia

Sáng kiến giúp chúng ta phân biệt một nhà lãnh đạo và một người đi theo.

Ngay cả khi trong giai đoạn khởi nghiệp của Apple, Steve Jobs đã nhận ra rằng ngay cả khi ông có ý tưởng lớn và tầm nhìn, ông cũng không thể hoàn thành bất cứ việc gì một mình. Steve với tâm nhìn của mình đã tuyển dụng những nhân tài trong từng lĩnh vực cụ thể, những người mong muốn được cống hiến. Bằng cách này, số lượng công việc hoàn thành lớn hơn nhiều lần so với việc ông tự làm, và dĩ nhiên, ông có nhiều thời gian hơn cho những ý tưởng mới, hoàn thiện những sản phẩm cũ. Những nhà thiết kế, giám đốc truyền thông, CEO có thể làm tốt hơn ở lĩnh vực của họ, nhưng chỉ có Steve Jobs mới có tầm nhìn chiến lược, là nguyên nhân cũng như động lực để cho họ đi làm mỗi ngày. Trong cuộc sống, với cương vị là nhà lãnh đạo, điều quan trọng cần làm là luôn nhìn được bức tranh toàn cảnh, tránh sa đà vào tiểu tiết.

Hãy làm việc với ĐAM MÊ

Bạn phải có đam mê với việc mình đã chọn, nếu không thì bạn sẽ không đủ kiên nhẫn để hoàn thành nó. Bạn phải tìm được điều bạn yêu thích... Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc sống bạn, và cách duy nhất để hài lòng là làm những việc mà bạn cho là vĩ đại. Và nếu bạn chưa tìm ra, hãy tiếp tục tìm kiếm cho đến khi trái tim còn mách bảo bạn.

Bạn đã học được bài học nào khác từ bộ phim về cuộc đời của Steve Jobs? Cùng chia sẻ nhé.