3 tháng trước
5 Cách Để Tăng Tốc Quá Trình Học Tập
436

9875
Lượt xem
81
Lượt chia sẻ
2
Lượt bình luận

Khả năng học hỏi nhanh là một tài sản vô cùng quý giá mà bạn cần phải quý trọng. Những người có thể nhanh chóng nắm bắt được các khái niệm mới, học hỏi và áp dụng những kỹ năng mới một cách có hiệu quả, hay xử lý thông tin chỉ trong một thời gian ngắn sẽ có lợi thế hơn hẳn so với những người khác phải khó khăn để có thể học được khả năng này.

Có phải việc tiếp thu nhanh chóng chỉ chiếm số ít, và đó là những gì mà người ta gọi là tài năng được trời phú? Có phải điều đó chỉ dành cho những người gọi là "thiên tài" trong chúng ta hay không? Câu trả lời là "Không". Mỗi người trong chúng ta đề có thể học cách tiếp thu nhanh hơn, và có nhiều các công cụ đơn giản có thể giúp bạn làm điều đó. Nếu chúng ta áp dụng được những phương pháp này như một thói quen thì nó sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời giúp chúng ta có khả năng học những khái niệm nhanh hơn, xử lý thông tin mới nhanh hơn và mở rộng những khả năng cũng như kiến thức của chúng ta rất nhiều. 

Vậy nên, không chần chừ nữa, hãy bắt tay vào thực hiện 5 điều sau để tăng tốc quá trình học tập:

1. Tập trung vào số lần lặp lại chứ không phải thời lượng chúng ta luyện tập

Khi chúng ta nói rằng chúng ta "sẽ học tiếp trong 5 tiếng nữa", thường có nghĩa là ta đang lừa dối bản thân mình. Liệu bao nhiêu thời gian trong số 5 tiếng đó chúng ta thực sự tập trung vào việc học? Bao nhiêu thời gian chúng ta bị xao nhãng, như kiểm tra email, xem Facebook hay Twitter? Vấn đề cốt lõi không nằm ở thời gian chúng ta bỏ ra để học. Sự lặp lại là một trong số những đòn bẩy tốt nhất mà chúng ta có bởi nó kích thích não bộ của chúng ta. Sức mạnh của sự lặp lại được thể hiện rõ nhất qua những người biểu diễn, vận động viên, nhạc sĩ và nhà quân sự hàng đầu. Thời gian tập luyện không quan trọng bằng số lần bạn lặp lại hành động đó.

Vậy nên bước đầu tiên chính là bạn phải gạt chiếc đồng hồ sang một bên, và thay vào đó là tập trung vào việc lặp lại hành động đó nhiều lần. Thay vì nói "Tôi sẽ học ghi chú này trong 2 tiếng" thì hãy nói "Tôi sẽ đọc hết ghi chú này, từng dòng một, đọc đi đọc lại ba lần từ đầu đến cuối". Việc này khiến bạn phải tập trung vào kết quả của hành động là phải đọc hết đoạn ghi chú. Nó cũng đồng thời xóa bỏ "ảo tưởng về sự hiệu quả" của hành động bởi bạn không thể lừa dối chính bản thân mình, dù cho bạn có hoàn thành nhiệm vụ hay không.

2. Chia nhỏ mọi thứ

Tác giả và cũng là một chuyên gia tài năng Daniel Coyle, trong The Talent Code nói rằng "Khi đứng một mình chữ cái không mang ý nghĩa gì, nhưng khi nối chúng lại với nhau thành một chuỗi (từ) và khi những chuỗi này được kết hợp lại với nhau thành một chuỗi lớn hơn (câu hay đoạn văn) thì nó sẽ trở nên có nghĩa và đẹp đẽ". Sự quan trọng của việc chia nhỏ này nằm ở chỗ nó chính là cách mà não bộ của bạn học. Mỗi kỹ năng hay một phần kiến thức mà chúng ta học được là sự tổng hợp của rất nhiều những phần, những đoạn, những thông tin nhỏ hơn khác.

Một trong những điều mà chúng ta nên làm trước khi cố gắng học điều gì đó mới chính là chia nhỏ những gì cần học thành nhiều đoạn nhỏ. Làm như thế vởi toàn bộ quá trình và những gì còn sót lại sẽ chỉ là một tổ hợp của nhiều đoạn nhỏ. Khi đó chúng ta sẽ tiếp tục bước số 3.

3. Hoàn thiện từng đoạn một cách tốt nhất có thể rồi gộp chúng thành một chuỗi 

Bây giờ chúng ta đã có một tổ hợp của những đoạn nhỏ mà chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu từng đoạn một. Khi đó chúng ta sẽ áp dụng sự lặp lại tại bước 1. Nhiệm vụ hay kỹ năng mà chúng ta đang muốn học chính là sự tổng hợp của toàn bộ những đoạn nhỏ ấy. Chúng ta đã xác định được những đoạn nhỏ ấy bao gồm những gì, và việc của chúng ta bây giờ là hoàn thiện từng đoạn ấy một cách tốt nhất có thể rồi ghép chúng lại với nhau thành một chuỗi. Khi ấy chúng ta nối từng đoạn nhỏ lại với nhau và qua thời gian, chúng ta sẽ nắm được toàn bộ quá trình.

Điều quan trọng nhất khi chúng ta làm như vậy chính là bởi chúng ta sẽ làm chủ được cả quá trình nhanh hơn nhiều so với khi chúng ta cố gắng ghi nhớ toàn bộ những gì cần học cùng một lúc. Do đó, khi chúng ta tạo ra chuỗi, chúng ta có thể nhìn ra cách những đoạn nhỏ ấy liên kết với nhau. Nhờ vậy chúng ta có được sự hiểu biết tổng hợp về những gì cần học và điều này mang cho chúng ta khả năng liên tưởng nhanh trong tương lai.

4. Biến quá trình học tập thành một trò chơi, đặt ra những luật lệ cũng như phần thưởng cho nó

Chúng ta thích những trò chơi và não bộ của chúng ta cũng vậy. Khi học trở thành một trò chơi thú vị thì thời gian cũng ngừng lại và chúng ta đắm mình vào trong sự lặp lại của những hành động. Vì vậy khi chúng ta cố gắng học một điều gì mới thì một chiến lược hiệu quả chính là "trò chơi hóa" điều đó. Tạo ra một trò chơi mà ta có thể chơi, đặt ra luật lệ cho trò chơi đó và tạo ra hệ thống phần thưởng riêng cho nó (đây là một điều quan trọng khác bởi não bộ của chúng ta thích những phần thưởng).

Charles Duhigg trong cuốn sách bán chạy nhất, The Power of Habit đã nói rằng phần thưởng chính là nền tảng cho sự hình thành thói quen. Khi một hành động nào đó trở thành thói quen, chúng ta sẽ thực hiện nó dễ dàng hơn và nhanh hơn. Nếu chúng ta có thể thiết lập một hệ thống phần thưởng dựa trên trò chơi được hình thành từ quá trình học thì chúng ta sẽ có thể đúc kết việc học lại thành một thói quen mà nhờ đó ta sẽ học được nhanh hơn. Daniel Coyle có chú thích về tầm quan trọng trò chơi trong việc học như sau:

Thuật ngữ "khoan" gợi lên cảm giác khó nhọc và có phần vô nghĩa. Nó mang tính cơ khí, lặp lại và nhàm chán - giống câu nói "khoan và giết". Những trò chơi thì hoàn toàn ngược lại. Chúng vui vẻ, có sự kết nối và có niềm đam mê. Và vì vậy, những kỹ năng được cải thiện nhanh hơn khi chúng ta thực hiện theo cách này.

5. Lặp lại "những sự tập trung bùng nổ" mà chúng ta thực hiện với toàn bộ nỗ lực trong một khoảng thời gian ngắn rồi sau đó nghỉ ngơi

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự nghỉ ngơi đúng lúc gia tăng chức năng của não bộ. Điển hình như trong thời gian tối muộn khi ôn thi mà hầu hết những sinh viên đều phải trải qua ít nhất một lần trong đời, thì sự giúp đỡ của caffeine dường như không phải là cách hiệu quả nhất để học. Trên thực tế, những bằng chứng đã chỉ ra rằng đó thậm chí còn là cách kém hiệu quả nhất. Nếu chúng ta muốn học điều gì đó nhanh chóng, chúng ta cần phải làm nó khi tâm trí của chúng ta thư thái. Thực hiện những "sự tập trung bùng nổ" với năng lượng dồi dào và tâm trí đã được nghỉ ngơi thì chúng ta sẽ có thể tập trung hoàn toàn vào việc học sao cho tốt nhất và liên kết các chuỗi lại với nhau (bước 3). Sau đó khi chúng ta bắt đầu cảm thấy hiệu quả bị giảm sút, chúng ta sẽ nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng.

Bùng nổ sự tập trung, nạp năng lượng rồi lại bùng nổ, nạp năng lượng, hết lần này đến lần khác, đó là cách để chúng ta tăng tốc quá trình học. Thời gian học kéo dài không hiệu quả bằng những "sự bùng nổ" ngắn hạn. Với những khoảng thời gian dài, chúng ta dễ bị phân tâm, và chúng ta cũng bị tập trung vào thời gian hơn là vào sự lặp lại của việc học. Mặc dù vậy, nếu chúng ta luyện được cho mình khả năng học như một một vận động viên hàng đầu tự rèn luyện cho bản thân họ (tức là học với những đoạn ngắn hơn nhưng với cường độ cao) thì chắc chắn chúng ta sẽ hài lòng với kết quả mà chúng ta đạt được.