3 tháng trước
Việc Ghi Nhanh Lại Những Ý Tưởng Giúp Bạn Thông Minh Hơn Như Thế Nào?
448

5112
Lượt xem
92
Lượt chia sẻ
29
Lượt bình luận

Một người lớn trung bình có khoảng 50,000 suy nghĩ mỗi ngày. Giờ hãy thử nhớ lại 100 suy nghĩ trong số những suy nghĩ đó từ ngày hôm qua. Khá là khó phải không?

Việc quên hầu hết mọi thứ là điều bình thường vì não bộ của chúng ta phải lọc ra những thông tin không cần thiết để không bị quá tải.[1] Vấn đề là ta cũng quên đi cả những ý tưởng hay ho.

Những ý tưởng tuyệt vời thường đến lúc ta không chuẩn bị trước

Hầu như các ý tưởng thường hay đến khi não bộ đang trong "chế độ khuếch tán", lúc mà bạn không thực sự tập trung, như kiểu đang mơ mộng hay "rời khỏi thực tại" trong lúc tắm. Những ý tưởng sáng tạo thường đến trong trạng thái này vì đó là khi đầu óc ta thư giãn nhất. Lúc này não bộ kết nối các đường dẫn thần kinh để nảy ra những ý tưởng mới (khi sự sáng tạo cho phép ta kết nối những điểm mốc, não bộ cũng làm như vậy). Vấn đề đó là vì não bộ hoàn toàn thư giãn, không có ý định là ghi lại những ý tưởng đó.

Đừng bao giờ tin vào bộ não của bạn bởi nó ghi nhớ rất kém

Thường thì các ý tưởng đến trong chế độ khuếch tán có thể hơi trừu tượng một chút. Nếu có thể, hãy tư duy sáng tạo. Đây là điều quan trọng nhất. Những ý tưởng sáng tạo ở một tầm cao mới sẽ sớm chinh phục cả thế giới.

Còn nhớ những ý tưởng xuất sắc, đột phá bạn hay nảy ra trong lúc tắm chứ? Ý tưởng mà có thể thay đổi cả thế giới nếu ta biết được nó? Đương nhiên là bạn chẳng nhớ. Một ý tưởng tuyệt vời đã vụt qua trong ký ức bạn, bạn chẳng bao giờ có chút ý niệm gì về nó nữa vì không kịp ghi lại.

Ngày nay, trong cuộc chạy đua vượt thời gian, chúng ta chẳng thể dành ra chút thời gian để ghi nhanh lại những ý tưởng vụt qua trong đầu. Một số người còn cho rằng điều đó thật mất thời gian. Ta nghĩ rằng nếu những suy nghĩ đó quan trọng, ta sẽ vẫn nhớ và sẽ thực hiện. Nhưng không. Ta sẽ chỉ còn lại những mảnh ký ức mờ nhạt như kiểu "Tôi biết là tôi vừa mới nảy ra một điều gì đó xong, nhưng nó là cái gì nhỉ?"

Đừng lười biếng, hãy ghi nhanh lại những ý tưởng hay ho dù cho bạn tin chắc rằng mình sẽ nhớ được

Hãy để những công cụ ghi chép trong tầm tay bạn, đừng để trong tầm nhìn của bạn. Nếu bạn đặt một quyển sổ và chiếc bút ngay trước mắt, bạn sẽ không còn ở trong chế độ khuếch tán nữa và những suy nghĩ cũng không tự tuôn ra nữa. Hãy đặt chúng ở vị trí đủ gần, để khi những suy nghĩ chợt nảy ra, bạn có thể nhanh chóng ghi lại được mà không tốn nhiều công sức.

Ứng dụng điện thoại Evernote là một lựa chọn tuyệt vời. Một số người sử dụng ứng dụng ghi chú, sổ chống thấm nước trong nhà tắm, laptop hay đơn giản chỉ là một quyển sổ và một chiếc bút (công cụ yêu thích của tôi.)

Ngăn việc sắp xếp ý tưởng lại

Khi những ý tưởng đến, bạn sẽ dễ rơi vào "cạm bẫy" muốn sắp xếp ý tưởng ngay lập tức. Đừng làm vậy. Sắp xếp, tổ chức là nhiệm vụ lúc sau, khi bạn chuyển sang chế độ tập trung (trái ngược với chế độ khuếch tán).

Cứ thoải mái nghĩ tự do và viết ra những ý tưởng, rồi gác chúng lại. Nếu bạn cố sắp xếp các ý tưởng ngay, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều ý tưởng khác vì bạn quá tập trung vào một ý tưởng. Bạn cũng sẽ mất động lực vì buộc phải động não và phân tích ý tưởng.

Luôn xem lại các ý tưởng

Bây giờ đã có các ý tưởng trong tay, bạn cần củng cố thêm cho các ý tưởng để biến chúng thành một thứ lớn hơn. Nên xem lại các ý tưởng khoảng 3 lần một tuần.

Trong khi xem lại, bạn có thể loại bỏ những ý tưởng kém hữu dụng đi, rồi sắp xếp và phát triển chúng thành những ý tưởng đầy tiềm năng.

Hãy nhớ rằng, hầu hết mọi người đều có vô vàn những ý tưởng hay, nhưng chỉ một số ít là ghi chúng lại. Và đó là những người thành công.

Tài liệu tham khảo