2 tháng trước
Sự Trì Hoãn Là Vấn Đề Của Cảm Xúc Và Bí Quyết Để Chấm Dứt Nó
294

3294
Lượt xem
96
Lượt chia sẻ
16
Lượt bình luận

Trì hoãn nằm trong cấu tạo sinh học của con người. Nhờ vào hệ thống limbic, hệ thống thần kinh trung ương điều khiển cảm xúc và trí nhớ của chúng ta, ta cảm nhận được trước khi ta nghĩ. Để tránh trải qua những cảm xúc tiêu cực, ta nên tránh những nhiệm vụ mà khiến ta không thoải mái hoặc bị quá tải.

Vì chúng ta muốn tận hưởng cảm giác thoải mái, dễ chịu trước, nên ta có xu hướng làm những thứ khiến ta vui vẻ ngay lập tức. Và ta cũng không thể nhìn ra được hậu quả của việc trì hoãn — hơn 3 tiếng mỗi ngày bị lãng phí và khoảng 55 ngày — gần 2 tháng bị mất đi mỗi năm.

Chung quy lại thì đó là vấn đề về cảm xúc của chúng ta

Cách thiết yếu để vượt qua được sự trì hoãn đó là điều chỉnh, kiểm soát được những cảm xúc. Khi một nhiệm vụ khiến ta chán ngấy, ta sẽ chùn bước, không muốn thực hiện. Nhiều người có xu hướng ngập chìm trong núi công việc hỗn độn với cảm giác chịu đựng vì nhiệm vụ có vẻ phức tạp và khó khăn, điều này có thể gây ra nỗi lo lắng hay thất vọng.

Công việc càng khó khăn hay thử thách, thì ta càng không muốn làm. Tất cả những cảm xúc tiêu cực và nỗi nghi ngờ chồng chất lên, khiến ta lảng tránh nhiệm vụ để không phải chịu đựng những điều đó.

Điều chỉnh nhiệm vụ và cảm xúc của bạn sẽ thay đổi

Những nhiệm vụ phức tạp hay khó khăn đều dễ khiến con người bị quá tải, khiến họ mất hứng thú với kế hoạch và niềm tin vào bản thân. Mấu chốt là hãy làm cho những nhiệm vụ đó trở nên dễ xử lý hơn.

Vậy ta cần phải làm như thế nào? Hãy chia nhỏ nhiệm vụ thành những phần nhỏ hơn, dễ hiểu. Bằng cách này, những áp lực, nỗi lo sẽ tan biến, và có thể bạn sẽ tìm thấy được niềm vui trong công việc của mình.

Trước khi chia nhỏ nhiệm vụ, nhìn chung thì nó có vẻ mất thời gian và thử thách. Những phần nhỏ, dễ xử lý thì hãy làm ngay lập tức. Nhiệm vụ càng nhỏ, bạn càng dễ dàng giải quyết được chúng. Vì vậy, hãy chia nhỏ nhiệm vụ sao cho nó chỉ mất 45 phút hoặc ít hơn để hoàn thành.

Luôn ghi nhớ tới cái tổng thể, nhưng luôn giữ cho khối lượng công việc thật nhẹ nhàng và chỉ tập trung vào một việc duy nhất. Khi hoàn toàn chú ý vào một nhiệm vụ trong một khoảng thời gian, bạn sẽ dần tiến tới mục tiêu lớn hơn.

Khi tìm kiếm những điều khiến ta vui vẻ, những phần thưởng nhỏ có thể rất hữu ích, nó đáp ứng được niềm vui thích và sự tích cực của chúng ta. Những phần thưởng giúp bạn có động lực để tiếp tục thực hiện những mục tiêu nhỏ. Ngay cả khi bạn không thể mua quà tự thưởng chính mình, bạn vẫn có thể thấy tự hào về quá trình mà bạn đã làm được.

Hãy "ăn mừng" vì bạn hoàn thành được từng bước nhỏ nhằm khích lệ tinh thần của bạn. Giữ vững phong độ trong suốt toàn bộ kế hoạch, và những phần thưởng nho nhỏ sẽ giúp bạn làm được điều đó. Trông chờ được nhìn thấy kết quả ngay là điều không tưởng. Thành tựu được đo bằng những sự khác biệt bạn đã làm trên suốt chặng đường, chứ không phải là kết quả cuối cùng.

Tưởng tượng bạn cần tổ chức một sự kiện ở công ty. Bạn phải tìm kiếm địa điểm, người cung cấp dịch vụ ăn uống, và hoạt động giải trí. Bạn cũng cần phải tìm ra chủ đề, trang trí và bố trí không gian. Đây là một công việc lớn. Hãy chia nó ra thành những nhiệm vụ nhỏ. Ví dụ, bạn có thể tập trung vào việc tìm ra chủ đề đầu tiên. Khi đã xong rồi, hãy nghỉ ngơi một chút, coi như là một phần thưởng trước khi chuyển sang việc tiếp theo. Mỗi lúc chỉ tập trung một việc thôi và tự thưởng cho bản thân để tiếp thêm động lực. Từ đó, dự án lớn sẽ không còn là nỗi lo sợ với bạn nữa.

Nếu như nhiệm vụ có nhỏ rồi đi chăng nữa, mà nó vẫn kinh khủng thì phải làm sao? Không việc nào là hoàn hảo cả. Một lúc nào đó bạn sẽ luôn phải hoàn thành những nhiệm vụ chán ngắt và không hấp dẫn. Phải chấp nhận những điều đó và vượt qua thôi. Luôn giữ vững động lực, hoàn thành những nhiệm vụ thú vị song song với những nhiệm vụ tẻ nhạt. Điều này sẽ giúp kiểm soát cảm xúc của bạn, và hãy đảm bảo rằng bạn không chỉ làm những thứ bạn thích. Luôn ghi nhớ bức tranh tổng thể vì nó có ý nghĩa đối với tất cả những nhiệm vụ của bạn (kể cả những nhiệm vụ chán ngắt).

Khi bạn thay đổi được thái độ đối với công việc, nó sẽ khiến công việc trở nên bớt nhàm chán hơn. Bạn cần luyện tập nhiều và quyết tâm cao độ, rồi cuối cùng thì nó cũng sẽ thay đổi được tác phong làm việc của bạn. Hãy áp dụng những mẹo này để đánh bại những lần trì hoãn về sau nhé!