2 tuần trước
Tính Cách Sai Khiến Chúng Ta Trải Nghiệm Cuộc Đời Như Thế Nào
366

4012
Lượt xem
186
Lượt chia sẻ
28
Lượt bình luận

Ít nhất một vài lần, tất cả chúng ta đều đến muộn hoặc làm gì đó trễ, nhà báo Laura Clarke của BBC đã nêu ra một vài ví dụ như là lỡ chuyến bay, trễ deadline, hoặc là tới nơi khi bữa tiệc đã bắt đầu được một lúc lâu, v.v. Đồng ý rằng vấn đề này là một phần của sự sống, thế nhưng một số người dường như có xu hướng đặc biệt thích đi trễ một cách không thể tha thứ được. Nhưng câu hỏi lớn là tại sao họ luôn xuất hiện ở đâu đó hay hoàn thành một việc gì đó cực kỳ trễ?

Liệu liên tục trễ hẹn có phải là một dấu hiệu của sự thô lỗ hay chỉ là do sự đãng trí?

Trong một bài viết của mình, Tại sao một số người luôn trễ hẹn, cô ấy cố gắng giải thích lý do cho vấn đề này thông qua yếu tố tâm lý. Bài viết đề cập nhiều tới việc trở thành một người không đúng giờ không có nghĩa là bạn là người thô lỗ và lười biếng, những lý do vô tận phản ánh điều gì và rất nhiều sự thật đáng đọc.

Quan điểm của chuyên gia tâm lý học và liệu sự không đúng giờ có thể bị đảo ngược hay không

Có những định nghĩa khác nhau về hội chứng trễ giờ mãn tính (chronic lateness) và trễ giờ cấp tính (acute lateness), nhưng những gì Laura Clarke đề cập đều từ những nghiên cứu của các giáo sư tâm lý học nổi tiếng, bao gồm Jeff Conte. Nhưng điều tuyệt nhất của bài báo là khi đọc hết nó, những độc giả có xu hướng trễ giờ có thể cải thiện tình hình. Bài viết thậm chí còn viết về một vài người nổi tiếng đã có thể làm được điều đó và cách mà họ đã thành công trong việc chữa tính trễ giờ của mình!

Lợi ích từ bài viết có thể thay đổi cuộc sống của bạn là gì?​​​​​​​

“Thay đổi suy nghĩ, xuất hiện đúng giờ” còn hơn chỉ là một câu nói, ít nhất là theo Laura Clarke. Việc lúc nào cũng đến muộn có thể ảnh hưởng tới tinh thần, thậm chí làm tổn thương lòng tự trọng của nạn nhân, và hậu quả là dẫn đến mất sự nhiệt tình. Nhưng có một yếu tố mới trong bài viết này rất đáng đọc!

Lý do khi đến muộn thường có từ “nhưng”, theo Tiến sĩ Linda Sapadin, nhà tâm lý học ở New York. Tuy nhiên, nếu người ta có thể thay thế từ đó bằng từ “và” như là một cách để tôn vinh và diễn đạt sự “kết nối và giải quyết” với người đợi bạn, thì hậu quả về tinh thần sẽ ít nghiêm trọng hơn.

Trễ một hoặc hai lần thì hoàn toàn không sao. Tuy nhiên, khi điều đó trở thành thói quen, và mọi người coi bạn là kẻ nghiện nói dối nghiêm trọng, một mối phiền hoặc là một người không coi trọng người khác, thì bạn mới thấy ảnh hưởng của việc đi trễ có thể gây tổn hại đến thế nào. Ngay cả Laura cũng thỉnh thoảng trễ hạn nộp bài và các cuộc hẹn.

Bạn có thể đọc qua bài viết này ở đây.

Không tìm thấy nội dung