10 tháng trước
Những Ví Dụ Về Lề Thói Sinh Hoạt Hiệu Quả Hàng Ngày Giúp Bạn Trở Nên Khỏe Mạnh Và Thành Công
609

10.7K
Lượt xem
24
Lượt chia sẻ
2
Lượt bình luận

Chúng ta đều có những thói quen riêng. Dù lớn hay nhỏ, dù lành mạnh hay không lành mạnh thì thói quen vẫn sẽ góp phần định hình nên lề thói sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Điều đó giải thích tại sao mặc dù chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc hình thành thói quen tốt, nhưng đôi khi không dễ để duy trì một lề thói sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày.

Hôm nay, bạn sẽ biết thêm về lý do tại sao việc hình thành lề thói sinh hoạt lại có thể là một thách thức thật sự. Bằng cách tìm hiểu về nguyên nhân sâu xa của hành vi bản thân, bạn sẽ biết được làm thế nào để thay đổi và duy trì những hành vi đó. Bạn cũng sẽ khám phá ra một số lề thói sinh hoạt hàng ngày mang tính tích cực có thể giúp cuộc sống của bạn trở nên lành mạnh và hạnh phúc hơn.

Tìm kiếm và áp dụng lề thói sinh hoạt hàng ngày một cách đúng đắn sẽ bổ sung năng lượng và giúp bạn lấy lại được khoảng thời gian đã hoang phí. Trí óc và cơ thể sẽ cảm ơn bạn vì đã giảm bớt lo lắng và nhận được nhiều sự quan tâm chăm sóc từ bạn. Dưới đây sẽ là cách thức giúp bạn trở nên lành mạnh hơn, bình tĩnh hơn và thành công hơn.

Lề thói sinh hoạt hàng ngày bao gồm toàn bộ thói quen của bạn. Những hành vi này định hình nên kết quả mỗi ngày, đồng thời sẽ tạo ra sự khác biệt giữa làm việc đạt hiệu quả cao và việc phải vật lộn để vượt qua một ngày lên kế hoạch kém hiệu quả.

Bạn có thể có những lề thói sinh hoạt đầy năng lượng và tiết kiệm thời gian hoặc bạn cũng có thể có những lề thói sinh hoạt thiếu hiệu quả và khiến bạn kiệt sức. Tùy thuộc bạn lựa chọn như thế nào. Đừng cảm thấy chán nản khi biết rằng một vài thói quen thiếu lành mạnh đã len lỏi vào sinh hoạt hàng ngày của bạn. Điều quan trọng là bạn nhận ra những thói quen đó để thay đổi.

Một lề thói sinh hoạt hàng ngày thông minh sẽ giúp bạn thành công. Nếu bạn tạo nên một sự thay đổi có thể tiết kiệm 10 phút mỗi ngày, thì bạn có thể lấy lại được 60 tiếng quý giá mỗi năm.[1]

Hình thành một lề thói sinh hoạt hàng ngày không chỉ khiến bạn đạt được hiệu suất cao hơn mà còn tiết kiệm thời gian quyết định bạn sẽ làm gì tiếp theo.[2] Điều đó cũng sẽ giúp bạn xây dựng những thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu.[3] Nghe có vẻ thiếu khác thường, tuy nhiên việc bổ sung thêm một vài kiến trúc mới vào cuộc sống có thể giúp bạn được tự do.

Phải cần rất nhiều thời gian để có được hình tượng hoàn hảo nhất mà bạn đang theo đuổi, tuy nhiên bạn có thể học theo những ví dụ dưới đây để hình thành nên một vài lề thói sinh hoạt hàng ngày lành mạnh hơn:

  • Lề thói sinh hoạt hàng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh và giàu năng lượng
  • Lề thói sinh hoạt hàng ngày giúp cuộc sống ngăn nắp hơn
  • Lề thói sinh hoạt hàng ngày giúp làm việc năng suất hơn
  • Lề thói sinh hoạt hàng ngày giúp một mối quan hệ bền vững hơn

Trước tiên hãy chọn một lề thói nào đó để thực hành

, sau đó dần dần kết hợp thêm một lề thói khác vào cuộc sống của bạn mỗi tuần. Tối đa trong vòng 2 tháng, là bạn sẽ tự động hoàn thiện được một lối sống lành mạnh và thành công.


Lề thói sinh hoạt cho buổi sáng

1. Bắt đầu ngày mới bằng một ly nước chanh

Chỉ cần vắt một nửa quả chanh vào ly nước uống là bạn sẽ khởi đầu ngày mới thật tươi mới.

Nước chanh giúp giảm bớt nồng độ axit trong cơ thể, từ đó bảo vệ bạn khỏi những căn bệnh viêm nhiễm, ví dụ như nấm hoặc loãng xương.​​​​​​​[4]

2. Tập thể dục

Tập thể dục vào sáng sớm sẽ cải thiện nguồn năng lượng, khả năng tuần hoàn và cải thiện khả năng hoạt động của bạch cầu. Chỉ cần 20 phút mỗi ngày, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt! Hãy kết hợp các bài tập tim mạch (cardio) và cân nặng trong vòng một tuần để cải thiện cơ bắp toàn thân và sức khỏe nói chung.

Đo cân nặng mỗi buổi sáng cũng là một phương pháp hữu hiệu để theo dõi cân nặng của bạn. Giữa hai lần cân không nên cách nhau nhiều tuần liền bởi vì điều đó sẽ khiến bạn không còn chú ý đến tình trạng tăng cân của mình nữa![5]

3. Ăn sáng đầy đủ và lành mạnh

Hãy bổ sung năng lượng bằng một lượng thức ăn đủ chất bao gồm chất đạm, chất bột đường giải phóng chậm (slow-release carbohydrates), vitamin và khoáng chất. Những lựa chọn phù hợp bao gồm sữa chua cùng với quả hạch và quả mọng, trứng chiên độn rau củ, thanh yến mạch ít đường và một miếng trái cây.

4. Bổ sung nước và ăn vặt đúng cách

Bạn có biết rằng nếu chỉ cần thiếu nước một chút thì bạn sẽ cảm thấy chán nản hơn và thiếu tập trung hơn không? Hãy để bên cạnh mình một ít nước hoặc các loại nước ít đường để uống trong suốt cả ngày.[6]

Đối với đồ ăn vặt, hãy lựa chọn những loại đồ ăn khiến bạn ít giải phóng năng lượng. Kết hợp giữa thực phẩm giàu chất đạm và một hỗn hợp chất bột đường sẽ là một lựa chọn thông minh. Ví dụ, hãy ăn thử một miếng táo phết bơ đậu phộng. Bạn có thể xem qua những ý tưởng ăn vặt lành mạnh ở đây.

Lề thói sinh hoạt cho buổi chiều

5. Ăn một bữa trưa lành mạnh

Dù là người bận rộn nhất vẫn có thể có được một bữa trưa lành mạnh. Bạn chỉ cần suy nghĩ trước mình nên ăn gì thôi!

Nếu bạn có ý định chuẩn bị trước bữa ăn trưa để mang đến nơi làm việc, hãy xem qua bài viết này: Những ý tưởng cho bữa trưa lành mạnh ở nơi làm việc

Tránh ăn quá nhiều chất béo vào buổi trưa bởi vì bạn sẽ dễ cảm thấy đờ đẫn vào buổi chiều, khiến cho bạn không thể vượt qua được một ngày dài bận rộn.[7] Nếu bạn đang theo dõi cân nặng của mình, hãy theo dõi tất cả mọi thứ bạn ăn bằng cách sử dụng một ứng dụng ví dụ như MyFitnessPal.

6. Tập thể dục vào giữa giờ chiều

Đa phần chúng ta sẽ có một khoảng thời gian "suy sụp" vào giữa giờ chiều, đâu đó vào khoảng từ 2 đến 4 giờ chiều, tuy nhiên bạn vẫn có thể vượt qua một ngày dài bằng cách ăn trưa lành mạnh và vận động cơ thể một chút vào buổi chiều. Bạn không cần phải tập gắng sức. Chỉ cần 10 phút đi bộ hoặc co duỗi cơ thể bên cạnh bàn làm việc đều có thể khiến bạn tạo ra điều kỳ diệu. Hãy xem qua danh sách 29 bài tập thể dục mà bạn có thể thực hiện bên cạnh (hoặc gần) bàn làm việc của mình.

Lề thói sinh hoạt cho buổi tối

7. Ăn tối

Với hàng tá các ứng dụng lên kế hoạch ăn tối hiện có, thì việc chuẩn bị một bữa tối lành mạnh sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết! Hãy sử dụng một ứng dụng kiểu như Mealtime để giúp bạn lập danh sách các món đồ cần mua để bạn luôn có được chính xác nguyên liệu cần thiết. Cần phải nhìn vào thực tế - hãy lựa chọn một loại thực phẩm nào đó không cần quá nhiều thời gian hoặc công sức để thực hiện, nếu không bạn có thể phải gọi đồ ăn nấu sẵn.

Rau xanh luôn luôn là một lựa chọn tuyệt vời bởi vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa và có tác dụng kiềm hóa (alkalinizing effect). Hãy lựa chọn các loại protein thực vật như đậu hũ hoặc mì căn (seitan), nếu bạn thích protein động vật hơn, hãy mua cá hoặc thịt cừu thay vì mua thịt bò hoặc thịt gà, từ đó giúp giảm thiểu nồng độ axit trong cơ thể.[8]

Tránh tiêu thụ cafein vào cuối giờ chiều và buổi tối bởi vì bạn sẽ khó ngủ ngon giấc vào ban đêm.

8. Dành thời gian thư giãn

Thỉnh thoảng gặp căng thẳng là chuyện bình thường, tuy nhiên căng thẳng cao độ sẽ khiến bạn trở nên dễ tổn thương vì vấn đề sức khỏe, bao gồm chán nản và cao huyết áp.

Hãy tìm kiếm một hoạt động lành mạnh có thể giúp bạn thư giãn, sau đó dành thời gian mỗi ngày cho hoạt động đó! Đó có thể là viết nhật ký, đọc một cuốn sách truyền cảm hứng, chơi với thú cưng, trầm ngâm suy tưởng hoặc đơn giản chỉ cần dành ra vài phút để hồi tưởng lại tất cả những gì tốt đẹp trong cuộc đời bạn.

9. Bổ sung vitamin C trước khi đi ngủ

Hãy uống một cốc nước pha một nửa thìa cà phê bột vitamin C tổng hợp trước khi đi ngủ.

Đây là một phương pháp kéo giảm nồng độ axit trong cơ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả. Phương pháp này cũng đảm bảo bạn sẽ được cung cấp đủ nước khi đi ngủ, từ đó giúp bạn thức dậy hoàn toàn tỉnh táo.

10. Đi ngủ có giờ giấc hợp lý

Nghe có vẻ là chuyện tất nhiên, nhưng nếu bạn muốn thấy cơ thể tràn đầy sinh lực, bạn cần phải ngủ đủ giấc. Đa số các chuyên gia đều khuyên chúng ta nên ngủ từ 6 đến 10 tiếng mỗi đêm.[9] Một số người có thể chỉ cần ngủ sáu tiếng, tuy nhiên hãy thành thật với chính mình - nếu bạn cảm thấy khỏe hơn nếu ngủ nhiều hơn, hãy chú ý đặt đồng hồ báo thức sao cho phù hợp.

Tắt điện thoại và máy tính ít nhất một tiếng trước khi đi ngủ, ngoài ra không nên tập luyện mạnh vào cuối buổi tối. Những biện pháp này sẽ giúp bạn thư giãn hơn khi đến giờ đi ngủ.


Những nghi thức trước khi làm việc

1. Dọn giường vào buổi sáng

Hãy bắt đầu một ngày mới bằng cách dọn giường. Đó là một việc vặt đơn giản giúp đầu óc của bạn trở nên năng suất hơn và ngăn nắp hơn.[10]

2. Chuẩn bị dụng cụ và quần áo tập thể dục vào buổi tối hôm trước

Nếu bạn muốn tập thể dục thì buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất! Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và bản thân như đã đạt được thành tựu trước khi ra khỏi nhà. Dù bạn dự định đi dạo, tham gia lớp tập gym hay luyện tập yoga trong phòng ngủ, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và quần áo luyện tập vào buổi tối hôm trước.

3. Lau chùi sàn nhà phòng tắm

Sau khi tắm vào buổi sáng, hãy lau chùi nền nhà phòng tắm. Sẽ dễ dàng và thú vị hơn nếu bạn làm từng ít một vào mỗi ngày trong tuần thay vì đợi đến cuối tuần mới làm![11]

4. Cất mọi thứ về đúng chỗ cũ sau bữa sáng

Sau khi bạn đã chuẩn bị xong bữa sáng, hãy cất mọi thứ về lại đúng vị trí cũ - điều này sẽ giúp bạn tìm kiếm đồ đạc dễ dàng hơn vào sáng hôm sau. Nếu bạn thấy có một món nào đó sắp hết, hãy đưa nó vào danh sách cho lần mua sắm kế tiếp ở cửa hàng tạp hóa.

5. Kiểm tra một lượt những vật phẩm cần thiết trước khi ra khỏi nhà

Trước khi ra khỏi nhà, hãy kiểm tra một lượt những vật phẩm cần thiết, chẳng hạn như ví, thẻ nhân viên, bình nước và những thứ khác. Hãy để những vật phẩm đó gần cửa ra vào để bạn có thể nhanh chóng kiểm tra ví hoặc túi trước khi ra khỏi cửa. Đừng cố gắng thay đổi vị trí hoặc sắp xếp lại đồ đạc trong phòng trước giờ làm việc bởi vì điều đó sẽ chỉ khiến bạn căng thẳng thêm mà thôi!

Khi bạn đến nơi làm việc

6. Ưu tiên thực hiện nhiệm vụ của mình

Lên danh sách công việc và quyết định xem công việc nào quan trọng, cần gấp, hoặc có và không có cả hai yêu cầu trên. Hãy bắt đầu với những nhiệm vụ quan trọng và cần gấp, sau đó chuyển sang những nhiệm vụ quan trọng nhưng không cần gấp, rồi chuyển sang giải quyết những công việc không quan trọng nhưng cần gấp. Lên danh sách công việc sẽ khiến bạn kiểm soát công việc hiệu quả hơn.

7. Ưu tiên giải quyết email của bạn

Trước khi bắt đầu ngày làm việc, hãy dành ra 10 phút để ưu tiên giải quyết email. Tất cả chúng ta đều nhận được rất nhiều email mỗi ngày đến mức không thể trả lời hết được! Hãy tập thói quen nhận định xem email nào cần gấp, email nào quan trọng, email nào vừa có hoặc vừa không có cả hai yêu cầu trên.

Mỗi lần kiểm tra email cách nhau vài tiếng thay vì vài phút bởi vì khả năng tập trung và năng suất làm việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu thường xuyên gặp gián đoạn.

Trong khoảng thời gian nghỉ giải lao uống cà phê

8. Theo dõi tình hình tài chính của mình

Hãy dành ra vài phút để theo dõi tình hình tài chính của bạn. Kiểm tra tài khoản ngân hàng và đảm bảo rằng bạn vẫn chưa tiêu xài quá mức! Bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng để quản lý tiền của mình, ví dụ như Mint.

9. Nghĩ về những điều cần làm cho bữa tối

Bạn có muốn mua thứ gì đó ở cửa hàng tạp hóa trên đường về nhà không? Bạn có cần xem công thức nấu ăn nào không? Chỉ cần vài phút để làm việc này, tuy nhiên lên kế hoạch trước vẫn sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian hơn. Tại sao lại không sử dụng ứng dụng lên kế hoạch nấu nướng như là Mealime nhỉ?

Vào giờ ăn trưa

10. Gọi điện hoặc gửi email cho mục đích riêng tư (nếu cần thiết)

Đây là thời điểm thích hợp nhất để gọi điện hoặc gửi email cho mục đích riêng tư. Ví dụ, bạn có thể đặt lịch khám răng mà trước đây bạn đã trì hoãn hoặc gửi đi email mà bạn đã định gửi cho dì của mình. Những việc vặt này có thể sẽ khiến bạn cảm thấy quá tải khi về nhà sau giờ làm việc, vào lúc bạn chỉ muốn được nghỉ ngơi, do đó hãy thực hiện vào giờ ăn trưa.

11. Dọn bàn làm việc trước khi rời đi

Hãy dành ra năm phút để dọn bàn làm việc trước khi đi nghỉ giữa giờ. Điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy mọi thứ ngăn nắp hơn khi quay lại làm việc.

Lề thói sinh hoạt buổi chiều

12. Kiểm tra nhanh danh sách việc cần làm

Nếu bạn vẫn chưa có nhiều tiến triển như mong đợi, đã đến lúc viết lại danh sách việc cần làm!

13. Thực hiện những nhiệm vụ dễ dàng và vô vị

Nếu có thể, hãy thực hiện những nhiệm vụ đơn giản và nhàm chán, ví dụ như trả lời những email đơn giản khoảng vài tiếng sau giờ ăn trưa, khi nguồn năng lượng của bạn giảm đột ngột. Thông thường, càng về cuối ngày, chúng ta mất dần khả năng ra những quyết định quan trọng.

Hãy cố gắng lên lịch thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn vào buổi sáng. Mặt khác, những nhiệm vụ quan trọng và cần gấp luôn cần được ưu tiên.

14. Sắp xếp gọn gàng bàn làm việc trước khi rời văn phòng

Hãy dành ra 10 phút cuối ngày làm việc để dọn dẹp bàn làm việc và khu vực đặt máy tính. Điều này sẽ giúp bạn giữ mọi thứ được ngăn nắp vào buổi sáng hôm sau.

Lề thói sinh hoạt buổi tối

15. Để những vật dụng bạn mặc trong ngày ở đúng nơi bạn đã lấy đi

Luôn để áo khoác, ví và những vật dụng khác ở đúng nơi mà bạn đã lấy đi lúc ra khỏi nhà. Nếu không chúng sẽ biến mất đấy!

16. Rửa bát ngay sau khi ăn tối

Nếu không, bạn sẽ không còn nhớ đến công việc này khi ngồi xem TV.​​​​​​​[12]

17. Sau khi ăn tối, hãy dành ra 10 phút để dọn dẹp

Cài đặt đồng hồ bấm giờ, chọn một nơi nào đó trong nhà và tập trung dọn dẹp! Đó là một phương pháp dễ dàng và nhanh chóng thấy được kết quả, và bạn cũng sẽ cảm thấy mình kiểm soát tài sản dễ dàng hơn.

Lề thói sinh hoạt vào giờ đi ngủ

18. Soạn sẵn quần áo và phụ kiện cho ngày kế tiếp

Điều này sẽ giúp bạn không cần phải đắn đo xem nên mặc gì vào sáng hôm sau.[13] Thậm chí bạn còn có thể soạn sẵn bát đĩa cho bữa sáng nữa![14]

19. Ghi ra toàn bộ những ý tưởng và nhiệm vụ cho ngày mai

Điều này thực sự hữu ích nếu bạn thường hay nằm lo lắng về những điều mình cần thực hiện trong ngày kế tiếp. Sau khi đã viết ra, bạn có thể đi ngủ và biết được rằng mình có thể xem lại danh sách đó sau khi tỉnh dậy.


Những nghi thức trước khi làm việc

1. Lên kế hoạch cho công việc vào buổi tối hôm trước

Một số người làm việc hiệu quả và năng suất nhất sẽ bắt đầu mỗi ngày vào buổi tối hôm trước.

Hãy xem đây như là thời điểm lên kế hoạch, bởi vì tại thời điểm đó bạn có thể tìm thấy sự hữu ích để lên kế hoạch cho ngày hôm sau theo mốc thời gian và từng công việc cụ thể tương ứng. Thông thường người ta gọi đây là phương pháp phân chia mốc thời gian (time blocking method).

Hãy sử dụng phương pháp này để đảm bảo rằng bạn sẽ không làm nhiều việc cùng một lúc, vốn có thể sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bạn. Khi còn làm tổng thống, Barack Obama thường chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hôm sau vào buổi tối hôm trước bằng cách rà soát lại những điều ông cần thực hiện.[15]

2. Thức dậy vào thời điểm phù hợp với bạn (và làm đúng như vậy mỗi ngày)

Điều này nghe có vẻ khác thường, bởi vì mọi người thường cho rằng những người có năng suất làm việc cao nhất là những người thức dậy lúc bình minh và tiếp tục cho đến tối. Tuy nhiên ngày làm việc 9-5 không thể áp dụng cho tất cả mọi người.​​​​​​​[16]

Tôi không đề nghị mọi người nên làm việc ít đi, nhưng nếu ai đó làm việc từ 10 giờ sáng đến 6 giờ tối cũng sẽ làm đủ thời gian như những người làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, và có thêm thời gian ngủ sẽ giúp họ tỉnh táo hơn và sẵn sàng làm việc.

Thường thì có thể bạn sẽ không được lựa chọn thời gian thức dậy nếu thời gian làm việc của bạn bắt đầu từ 9 giờ sáng, thì bạn không thể ngủ vào lúc đó, tuy nhiên nếu có thể vận dụng linh hoạt, hãy lựa chọn phương án phù hợp nhất với bạn.

3. Ăn sáng đầy đủ và lành mạnh

Như đã đề cập ở mục Lề thói Sinh hoạt Hàng ngày để có Sức khỏe tốt, sau khi thức dậy, điều quan trọng là bạn cần ăn uống đầy đủ. Bạn cần một loại thực phẩm nào đó khiến bạn tràn đầy năng lượng và giúp bạn đủ no. Bạn có thể ăn bột yến mạch với nước sinh tố hoặc một loại nước trái cây lành mạnh.

Hãy xem qua 30 loại thực đơn lành mạnh và hấp dẫn cho bữa sáng mà bạn có thể chuẩn bị từ đêm hôm trước để có được bữa ăn sáng lành mạnh, dễ chuẩn bị và giúp bạn tràn đầy năng lượng.

Quay trở lại với những nghi thức cho ngày làm việc

4. Đảm bảo nơi làm việc được sạch sẽ để không bị phân tâm

Cách đây vài năm, một nghiên cứu của Đại học Princeton kết luận rằng nếu trong tầm mắt của bạn có nhiều thứ kích thích thị giác thì bộ não của bạn sẽ phân tán khả năng tập trung vào từng thứ một.[17] Nói một cách khác, nếu bàn làm việc của bạn lộn xộn thì bạn khó có thể tập trung vào nhiệm vụ trước mắt.

Đơn giản chỉ cần dọn sạch bàn làm việc để giảm bớt sự phân tâm cũng sẽ có thể tác động đến khả năng tập trung và giúp tăng năng suất của bạn.

5. Đừng kiểm tra email trước tiên

Buổi sáng là thời điểm phù hợp để thực hiện những công việc yêu cầu năng suất cao, cần đến sự tập trung, sáng tạo và chiến lược. Dọn dẹp hộp thư đến sẽ khiến bạn nhầm lẫn rằng mình đã đạt được thành tích, đồng thời bỏ qua cơ hội tập trung não bộ vào những nhiệm vụ cần thực hiện trước tiên. Dù bạn có rất nhiều email nhưng thực sự vẫn chưa có gì quan trọng cần thực hiện.

Trừ phi công việc của bạn chỉ toàn là kiểm tra và trả lời email, nếu không đừng bao giờ kiểm tra email ngay khi mới bắt đầu ngày làm việc. Thay vào đó, hãy tập trung vào những mục tiêu của bạn và thực hiện những công việc quan trọng.

6. Giải quyết những thứ khó nhằn nhất

Hãy bắt đầu ngày làm việc bằng cách giải quyết công việc khó khăn nhất hoặc nhiệm vụ căng thẳng nhất, vốn là những công việc có thể khiến bạn muốn trì hoãn. Đây là một học thuyết được trình bày bởi Brian Tracy trong cuốn sách Để Hiệu quả trong Công việc (Eat That Frog) của mình.

Lợi ích của phương pháp này rất đơn giản. Ngay cả khi bạn hoàn thành những việc nhỏ nhặt, bạn vẫn sẽ hạnh phúc khi cho rằng mình đã thực hiện điều gì đó quan trọng. Cũng vậy, sau khi đã hoàn tất công việc khó khăn nhất thì mọi thứ khác sẽ trở nên đơn giản hơn.

7. Chợp mắt hoặc thiền định

Khi lên kế hoạch xây dựng thói quen hàng ngày, bạn rất dễ bỏ qua hoạt động quan trọng nhất - nghỉ ngơi. Con người không thể làm việc cả ngày, ngày này qua ngày khác mà không cần nghỉ ngơi. Nếu bạn không bổ sung hoạt động này vào lề thói sinh hoạt của mình, có nguy cơ là bạn sẽ mất dần năng lượng và lòng nhiệt huyết, trở nên kiệt sức, từ đó dẫn đến giảm năng suất lao động. Bạn có thể giảm bớt tình trạng đó bằng cách nghỉ ngơi.

Có một cách để bạn thực hiện điều này là chọn ra khoảng thời gian hợp lý để ngừng làm việc, hoặc có thể chợp mắt một lát, hoặc một số người lại khuyên nên thiền định. Tất cả đều phụ thuộc vào sở thích của bạn.

8. Nói không với những yêu cầu vô lý

Đây có thể là điều khó thực hiện nhất trong danh sách này, tuy nhiên điều đó có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Bổ sung thêm những nhiệm vụ và công việc khác trong ngày có thể ngay lập tức khiến lề thói sinh hoạt của bạn trở nên mất cân bằng và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất làm việc của bạn.

Do đó, việc từ chối và nói không với những công việc cần thực hiện thêm (vốn là những công việc cần gấp một cách vô lý hoặc không quan trọng) có thể là chìa khóa để bạn duy trì năng suất làm việc. Rốt cuộc thì làm một thứ thật tốt sẽ quan trọng hơn làm nhiều thứ nhưng lại có hiệu quả thấp.

Đôi khi bạn cần phải đồng ý chấp nhận những nhiệm vụ mới, tuy nhiên không phải lúc nào cũng xảy ra trường hợp đó. Đôi khi bạn cũng nên sẵn sàng nói không.

9. Hoàn tất công việc và ra về đúng giờ

Bằng cách tập trung vào những nhiệm vụ nhất định, bạn sẽ không cảm thấy quá tải hoặc quá sức bởi vì bạn đang hoàn toàn làm chủ tình hình. Và do bạn đã lên kế hoạch từ trước nên bạn sẽ tiết kiệm được hàng tấn năng lượng, tránh phải ra những quyết định không cần thiết.

Do hiện giờ bạn đã giải quyết hết những thứ khó khăn nhất nên khoảng thời gian còn lại trong ngày sẽ trở nên dễ thở hơn.


Lề thói sinh hoạt vào buổi sáng

1. Hôn tạm biệt

Bạn có thường xuyên lao ra khỏi cửa sau khi hôn vội vã lên má và nói "gặp lại em/anh sau!" không? Có thể thậm chí hiện giờ bạn không còn làm điều đó nữa. Điều quan trọng là bạn thật sự cần phải dành thời gian để nói lời tạm biệt.

Hãy dành riêng từ 3-5 phút vào buổi sáng cho người kia để nói lời tạm biệt một cách chỉn chu. Hãy hôn nhau một cách đầy ý nghĩa và tập trung hoàn toàn vào khoảng thời gian đó. Điều quan trọng là không nên vội vàng và bỏ qua những cử chỉ nhỏ như vậy.

Khoảng thời gian trong ngày

2. Thực hiện một vài nghi thức nho nhỏ khi hai người ở bên nhau cũng như khi không ở bên nhau

Thực hiện một vài động tác nho nhỏ tràn đầy ý nghĩa cho cả hai có thể giúp xây dựng sợi dây liên kết ngay cả khi hai người không ở bên nhau.

Hãy hát một bài hát nào đó cho người kia nghe khi mang cho họ một tách cà phê. Để lại một thông điệp trên lớp kính mờ hơi nước hoặc để lại những mảnh giấy ghi chú trong xe hoặc trong hộp bánh quy. Nhắn tin một câu chuyện cười cho người kia trong giờ ăn trưa.

Những kiểu nghi thức này sẽ mang lại niềm hy vọng và sự gắn kết tích cực - đó là những thứ chỉ hai người mới chia sẻ với nhau. Nếu không có những thứ đó, thì mối quan hệ của bạn có thể sẽ trở nên nhàm chán.

Lề thói sinh hoạt vào buổi tối

3. Hôn chào nhau

Một lần nữa, người ta có thể bỏ qua những khoảnh khắc như vậy sau khi hơi nóng của mối quan hệ đang dần hạ nhiệt. Thông thường chúng ta sẽ bước qua cánh cửa với trạng thái kiệt sức, thậm chí là cáu kỉnh, và cũng không dành thời gian để kết nối.

Hãy dành một khoảng thời gian phù hợp để nói câu xin chào. Hôn, ôm ấp, hỏi han người kia hoặc chỉ cần ôm thật chặt mà không cần nói gì. Tiếp xúc cơ thể trong yên lặng cũng mang lại hiệu quả cao.

Người ta rất dễ bỏ qua những thói quen đơn giản này khi không còn duy trì những thói quen đó nữa.

4. Thường xuyên sắp xếp những buổi tối lãng mạn

Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đã có con. Khi cuộc sống của bạn bị giới hạn bởi con cái và những trách nhiệm phát sinh, mối quan hệ của bạn có thể bị phớt lờ. Điều này xảy ra khi mọi thứ trở nên xấu đi và tình cảm thân thiết không còn nữa cho dù hai người có yêu nhau đến mức nào đi chăng nữa.

Thường xuyên sắp xếp những buổi tối lãng mạn khi bạn có thể thoát khỏi trách nhiệm và thực sự kết nối với người còn lại. Hãy sử dụng khoảng thời gian này để tìm hiểu cảm xúc của người kia, và trên hết là hãy tận hưởng. Hãy liên tục kết nối khi nhớ lại những lý do khiến bạn từng yêu người kia.

5. Xây dựng thói quen kết nối khi đi ngủ

Khi cửa đã đóng và bạn đã nằm xuống giường, bạn sẽ rất muốn chìm vào giấc ngủ, tuy nhiên đây là khoảng thời gian tuyệt vời để kết nối với người kia, không chỉ về thể xác mà còn về tinh thần.

Hãy cố gắng lên giường cùng nhau và tận dụng khoảng thời gian này để dành riêng cho hai người. Nói chuyện khi nằm trên giường là khoảng thời gian tuyệt vời để kết nối. Khi đã ở vào trạng thái thư giãn, hãy nói về ngày làm việc của bạn, về bất kỳ băn khoăn nào hoặc thậm chí là về những dự định trong tương lai. Giao tiếp và nói ra mọi thứ là thói quen tuyệt vời nhất giữa hai vợ chồng. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng sẽ dành thời gian lắng nghe người kia với lòng tôn trọng và tinh thần cởi mở - luôn luôn kết thúc buổi tối với trạng thái tích cực.

Những thói quen dành cho mối quan hệ

6. Nói lời cám ơn

Dù là buổi sáng, buổi tối hoặc trong khi nhắn tin, hãy nhớ thể hiện lòng biết ơn với người kia.

Tỏ ra biết ơn là một cách hiệu quả để xây dựng tình yêu trong một mối quan hệ bởi vì cả hai người đều sẽ được hưởng lợi. Hãy thực sự biết ơn những gì người kia đã làm - ngay cả với những điều nhỏ nhặt đã xảy ra cách đây hai tháng. Bạn không thể vừa cảm thấy biết ơn lại vừa có cảm xúc tiêu cực, do đó điều này thực sự sẽ bồi đắp tình yêu giữa hai người.

7. Sử dụng ngôn ngữ tình yêu của người kia

Nhiều trường hợp giao tiếp kém hoặc phớt lờ đối phương đều do không hiểu được ngôn ngữ tình yêu của người còn lại. Có 5 cách thức chính để thể hiện tình yêu và hai người có thể có hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau, từ đó dẫn đến hiểu lầm.

Hãy tìm hiểu ngôn ngữ tình yêu của đối phương và cố gắng sử dụng kiểu ngôn ngữ đó để thể hiện tình yêu của bạn vào buổi sáng, ban ngày hay ban đêm. Đối phương có thể thể hiện tình yêu bằng những đụng chạm thể xác trong khi bạn lại thể hiện tình yêu thông qua ngôn từ hay quà tặng. Không có cách thể hiện nào tốt hơn những cách còn lại, tuy nhiên hãy tìm hiểu đâu là điều quan trọng nhất với mỗi người và thực hiện theo cách thức phù hợp để mối quan hệ được thăng hoa.

Khi bạn làm điều gì đó và vẫn chưa nhận được hậu quả tiêu cực, bộ não của bạn sẽ giả định rằng không có bất trắc gì khi thực hiện hành vi đó. Loại bỏ thói quen vẫn còn khiến bạn cảm thấy dễ chịu sẽ đòi hỏi một sức mạnh tinh thần lớn lao.

Tìm đồ ăn vặt hoặc lướt trang mạng xã hội có thể ngầm phá hoại những kế hoạch lành mạnh bằng cách kích thích cơ thể sản sinh ra dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác vui vẻ. Dopamine sẽ khiến bạn cảm thấy muốn tiếp tục hành vi đó cho dù nó có mang lại lợi ích cho bạn hay không.

Có khá nhiều thứ mà bạn nên thay đổi trong cuộc đời mình. Bạn có thể cảm thấy khó khăn và tuyệt vọng khi phải thay đổi quá nhiều thói quen ngay lập tức.[18]

Rốt cuộc thì chúng ta chỉ có một lượng băng thông nhất định trong não bộ dùng để ra quyết định. Khi đã mệt mỏi với việc ra quyết định, chúng ta có thể sẽ chuyển sang hướng dễ dàng nhất có thể, ngay cả khi chúng ta biết được điều đó không tốt chút nào.[19]

Quá tham lam chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại. Thay vào đó, hãy chọn ra một lề thói sinh hoạt và bắt đầu thực hành. Hoặc tốt hơn là hãy chọn ra một thói quen và thường xuyên thực hành thói quen đó.

Hãy đọc qua hướng dẫn này nếu bạn chưa biết cách xây dựng thói quen:

Bạn có thể sẽ sớm thay đổi hoàn toàn lề thói sinh hoạt hàng ngày của mình.

Bạn không thể thay đổi toàn bộ cuộc sống của mình chỉ qua một đêm, tuy nhiên bạn vẫn có thể dần dần thay đổi lối sống và lề thói sinh hoạt của mình.

Cải thiện lề thói sinh hoạt hàng ngày là một dạng cam kết. Bằng những hành động nhỏ và thiết thực, bạn có thể phát triển những nghi thức lành mạnh và những lề thói sinh hoạt hiệu quả để giúp bạn sống một cuộc đời đáng sống.

Nguồn ảnh bìa: Freepik từ freepik.com

Tài liệu tham khảo

[1]^Tạp chí Inc.: 7 Thói quen Mỗi ngày giúp bạn Tiết kiệm 60 giờ cuộc đời trong năm tiếp theo
[2]^Skilled at Life: 18 Lý do giải thích tại sao lề thói sinh hoạt hàng ngày lại quan trọng đến vậy
[3]^Examined Existence: Lý do tại sao lề thói sinh hoạt hàng ngày lại quan trọng đến vậy
[4]^Tạp chí Phát triển Thói quen tốt (Develop Good Habits): 34 Thói quen đơn giản để bạn bổ sung vào lề thói sinh hoạt mỗi buổi sáng
[5]^Tạp chí Phát triển Thói quen tốt (Develop Good Habits): 34 Thói quen đơn giản để bạn bổ sung vào lề thói sinh hoạt mỗi buổi sáng
[6]^Tạp chí của Đại học Dinh dưỡng Hoa Kỳ (Journal Of The American College Of Nutrition): Khả năng nhận thức & Tình trạng mất nước
[7]^WebMD: Những yếu tố gia tăng năng lượng vào buổi chiều
[8]^Chatelaine: Cách thức điều hòa độ pH của bạn & Tìm hiểu tại sao nồng độ axit của bạn lại quá cao
[9]^Quỹ tài trợ Giấc ngủ Quốc gia (National Sleep Foundation): Chúng ta thực sự cần ngủ bao lâu?
[10]^Tạp chí The Spruce: 10 Điều cần thực hiện mỗi ngày để trở nên ngăn nắp hơn
[11]^Tạp chí Người Quản gia Sáng tạo (Creative HomeKeeper): 10 Điều tôi thực hiện mỗi ngày để ngôi nhà sạch sẽ và ngăn nắp
[12]^Tạp chí The Spruce: 10 Điều cần thực hiện mỗi ngày để trở nên ngăn nắp hơn
[13]^Tạp chí The Spruce: 10 Điều cần thực hiện mỗi ngày để trở nên ngăn nắp hơn
[14]^Tạp chí Người Quản gia Sáng tạo (Creative HomeKeeper): 10 Điều tôi thực hiện mỗi ngày để ngôi nhà sạch sẽ và ngăn nắp
[15]^Buffer: Lề thói Sinh hoạt hàng ngày của 7 doanh nhân nổi tiếng và Phương pháp xây dựng lề thói sinh hoạt chủ đạo cho bản thân
[16]^Trello: 5 Lề thói sinh hoạt hàng ngày của những người làm việc hiêu quả nhất
[17]^Tạp chí Khoa học Thần kinh (The Journal of Neuroscience): Tương tác của Cơ chế Từ trên xuống và từ dưới lên của phần võ não xử lý hình ảnh
[18]^Tạp chí Thói quen Thiền (Zen Habits): Thực hành một thói quen: Hướng dẫn chi tiết
[19]^Tạp chí Phát triển Thói quen tốt (Develop Good Habits): Tâm lý học về Lề thói sinh hoạt hàng ngày (hoặc Tại sao chúng ta lại phải đấu tranh với thói quen)