10 tháng trước
Làm Thế Nào Để “Hack” Bộ Não Của Bạn Và Tái Lập Trình Thói Quen (Giống Như Máy Tính)
424

4754
Lượt xem
28
Lượt chia sẻ
7
Lượt bình luận

Bạn có đang phải đấu tranh với việc khắc phục thói quen xấu không? Bạn có thấy khó khăn khi tuân theo lịch trình tập thể dục và liên tục thấy mình quay lại từ đầu chứ? Nếu vậy, bạn sẽ nghĩ gì nếu tôi nói với bạn rằng bạn có thể tái lập trình các thói quen xấu của mình tương tự như cách lập trình viên lập trình máy tính viết mã? Nghe thật điên rồ phải không? Tuy nhiên lại không phải như vậy.

Tương tự như mã lập trình máy tính, bạn có thể tái lập trình các thói quen đã ăn sâu. Viết mã máy tính là một phép ẩn dụ hoàn hảo để viết, chỉnh sửa hoặc tái lập trình các chỉ dẫn của chúng ta. Chúng ta thấy điều này khi so sánh viết mã máy tính với hình thành thói quen. Hãy nghĩ đến việc cố gắng phá bỏ những thói quen xấu và hình thành những thói quen tích cực mới. Charles Duhigg, tác giả của Sức mạnh của thói quen nhấn mạnh,

Những gì chúng ta biết từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thì không bao giờ là quá muộn để thay đổi một thói quen. Thói quen là thứ dễ uốn nắn trong suốt cuộc đời của bạn. Nhưng chúng ta cũng biết rằng cách tốt nhất để thay đổi thói quen là hiểu cấu trúc của nó – rằng một khi bạn nói với mọi người về gợi ý và phần thưởng và bạn buộc họ phải nhận ra những yếu tố đó là gì trong hành vi, sẽ dễ dàng hơn nhiều và rất nhiều để thay đổi.

Vậy chính xác thì viết mã máy tính, hình thành thói quen là gì và làm thế nào chúng ta có thể từ bỏ thói quen đã ăn sâu của mình?

Viết mã là gì?

Viết mã là một bộ chỉ dẫn cố định được gọi là một chương trình. Chúng ta phải viết một mã theo một cách cụ thể để chương trình hoạt động. Về bản chất, chúng ta phải viết mã bằng ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được. Nhiều ngôn ngữ máy tính khác nhau tồn tại, chẳng hạn như: HTML5, CSS, C, C++, Python và JavaScript.

Hãy nghĩ về cuộc sống của chúng ta như một bộ chỉ dẫn cố định. Để tái lập trình nó, chúng ta phải viết mã của riêng mình theo cách sẽ thay đổi thói quen xấu của chúng ta. Về cơ bản, chúng ta phải tìm một hệ thống phần thưởng mà tâm trí và cơ thể chúng ta có thể dựa vào.

Mã máy tính tương tự như ADN của con người và nó hoạt động chính xác như mã trong phần mềm máy tính. Juan Enriquez cho chúng ta biết,[1]

Trình tự của ADN giải mã ý định lập trình của nó thông qua mối quan hệ của nó với sự kết hợp của bốn chữ cái trong bảng chữ cái của chúng ta: A, C, T và G.

ADN là một vật liệu tự sao chép có mặt trong tất cả các dạng sống và mang thông tin di truyền của chúng ta. Tom Bunzel chứng minh sự tương đồng trên trong cuốn sách ADN là phần mềm, vậy ai là người "Viết mã"?  Bằng cách đặt mã di truyền theo trình tự cạnh nhau với Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML), loại mã dùng cho trang web.


Viết mã như một phép ẩn dụ cho sự chỉ dẫn để viết nên cuộc sống

Mục đích của tôi ở đây không phải là hỏi ai hoặc cái gì đã viết mã cho cuộc sống của chúng ta (hoặc thậm chí cách nó được thực hiện). Mục đích của tôi là chứng minh rằng ngôn ngữ lập trình máy tính (mã) là một phép ẩn dụ cho cuộc sống. Chương trình máy tính là cuộc sống của chúng ta, trong đó mã máy tính là thói quen của chúng ta.​​​​​​​


Chúng ta có thể thay đổi thói quen và bật tắt gen thông qua biểu sinh. Chúng ta biết rằng các nhà di truyền học đương đại có thể bật và tắt gen bằng phần mềm ADN nội bộ. Về cơ bản, họ sao chép lại và dán mã.[2]

Hơn nữa, viết mã là viết hướng dẫn cho máy tính, trong đó một bộ chỉ dẫn cố định là một chương trình máy tính. Cuộc sống cũng như vậy. Giống như viết mã là viết chỉ dẫn cho máy tính, các hành động và thói quen hàng ngày của chúng ta là viết chỉ dẫn cho cuộc sống. Học viết mã sẽ tạo ra một chương trình máy tính tốt hơn, vậy tại sao không học viết mã để xây dựng một “bạn” tốt hơn?

Hướng dẫn về viết mã (Thay đổi thói quen)


Charles Duhigg viết rằng mọi thói quen bắt đầu với một mô hình tâm lý gọi là vòng lặp thói quen, một quá trình gồm ba phần.[3]

Đầu tiên, chúng ta tìm thấy tín hiệu hoặc tác nhân thông báo cho bộ não chuyển sang chế độ tự động. Tiếp theo, chúng ta xác định lịch trình, gọi là hành vi. Thứ ba, chúng ta xác định phần thưởng, là thứ điều khiến bộ não ghi nhớ vòng lặp thói quen trong tương lai.

Chúng ta hãy xem xét cách Duhigg sử dụng vòng lặp thói quen để phá vỡ thói quen đi đến quán ăn và mua một gói bánh quy sô cô la mỗi buổi chiều.


Bước 1: Xác định lịch trình

Tương tự như việc hiểu cấu trúc và các thành phần của mã máy tính, Duhigg viết rằng trước tiên chúng ta phải hiểu các thành phần của vòng lặp.

Bước 2: Thử nghiệm với phần thưởng

Chúng ta sử dụng các đầu vào cụ thể khi chúng t vaiết mã, vậy tại sao không thay đổi các đầu vào để xem liệu chúng ta có nhận được một đầu ra khác không. Tương tự, Duhigg đã thử nghiệm phần thưởng của mình bằng cách điều chỉnh lịch trình để xem liệu nó có mang lại một loại phần thưởng khác không. Chẳng hạn, thay vì đi bộ đến quán ăn, anh đi vòng quanh khu nhà.

Bước 3: Cô lập tín hiệu​​​​​​​

Duhigg nói rằng chúng ta có thể tự hỏi mình (và ghi lại câu trả lời) năm điều ngay khi một sự thôi thúc tiếp cận chúng ta để chẩn đoán thói quen của chúng ta. Những câu hỏi này là chìa khóa để chỉnh sửa mã của chúng ta (thói quen).

  1. Bạn đang ở đâu?
  2. Mấy giờ rồi?
  3. Trạng thái cảm xúc của bạn là gì?
  4. Ai đang ở xung quanh vậy?
  5. Hành động nào đến trước sự thôi thúc?

Bước 4: Có kế hoạch

Duhigg phát hiện ra một khi chúng ta tìm ra vòng lặp thói quen của bản thân, chúng ta có thể thay đổi hành vi của mình. Điều này tương tự như viết lại mã.

“Nói cách khác, thói quen là một công thức mà bộ não của chúng ta sẽ tự động tuân theo: Khi tôi thấy TÍN HIỆU, tôi sẽ thực hiện LỊCH TRÌNH để có được PHẦN THƯỞNG.” – Charles Duhigg

Theo lời khuyên của Duhigg, chúng ta có thể tái lập trình hoặc chỉnh sửa mã (thói quen) bằng cách chủ động đưa ra lựa chọn. Chúng ta làm điều này bằng cách lập các kế hoạch và một chiến lược cho việc này thông qua các ý định thực hiện.

Chiến lược Nếu-Thì

Chiến lược “Nếu-Thì” không khác gì ngôn ngữ máy tính. NẾU bạn viết mã, THÌ bạn sẽ nhận được một đầu ra.

Đây là nơi mà phép viết mã máy tính // ẩn dụ về cuộc sống của con người có ý nghĩa nhất đối với tôi. Ví dụ: đầu tiên hãy tưởng tượng chúng ta được sinh ra như một chiếc điện thoại thông minh trống.


Bây giờ, hãy hình dung hai đầu ra khác nhau cho hình ảnh trên điện thoại (đại diện cho chúng ta). Hình ảnh này đại diện cho hai khả năng cuộc sống tương lai của chúng ta. Chúng ta có thể trở thành một người khỏe mạnh và cân đối hoặc trở thành một người thừa cân và nặng nề.


Chúng ta phải học cách viết mã hoặc viết chỉ dẫn để trở thành người khỏe mạnh và cân đối. Về cơ bản, chúng ta phải học tái lập trình (hoặc viết mã) cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta có thể viết chỉ dẫn cho chương trình cố định của chúng ta (cuộc sống của chúng ta). Tôi đã xác định các chỉ dẫn cụ thể được viết thành mã cho cuộc sống của tôi ở hình ảnh dưới đây. Những chỉ dẫn này cũng có thể xem như thói quen.

Hãy xem xét một số khối mã lớn hơn mà tôi đã xây dựng (đầu ra đã tạo ra một người khỏe mạnh và cân đối): lịch trình buổi sáng, tập thể dục, dinh dưỡng, nước, kiến ​​thức, giáo dục, gia đình, tinh thần và việc làm.


Về cơ bản, NẾU chúng ta tuân theo lịch trình buổi sáng THÌ chúng ta có thể để bắt đầu tập thể dục buổi sáng.

NẾU chúng ta tập thể dục, uống nước và ăn đúng cách, THÌ chúng ta có ngoại hình và tâm trạng tốt hơn.

NẾU chúng ta cố gắng nâng cao kiến ​​thức và trải nghiệm mối quan hệ chặt chẽ với gia đình, THÌ chúng ta có thể sống một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh.


Nguồn ảnh bìa: pixabay từ pixabay.com

Tài liệu tham khảo