10 tháng trước
Tại Sao Sự Đơn Giản Lại Chiến Thắng Trong Thế Giới Phức Tạp Này
463

5684
Lượt xem
20
Lượt chia sẻ
4
Lượt bình luận

Trên thế giới có hai kiểu người: người đơn giản và người phức tạp.

Người phức tạp dường như làm ngơ hoặc sợ thấy những giải pháp đơn giản. Họ làm mọi thứ theo cách khó khăn và phức tạp nhất. Nhìn từ xa, cứ như thể họ phát triển và thịnh vượng từ những thách thức.

Trái lại, người đơn giản thì hoàn toàn ngược lại. Họ tránh phức tạp hóa mọi việc. Vì vậy họ có thể bị hiểu nhầm là những người chỉ muốn làm một lượng công việc tối thiểu cần thiết là được.

Sự khác biệt giữa hai kiểu người này khá rõ khi yêu cầu họ viết một bài luận hay một bản báo cáo. Cho dù họ cùng viết về một chủ đề nhưng người phức tạp sẽ viết dài hơn người đơn giản. Nhìn từ xa thì có vẻ người phức tạp viết bài hay hơn, dài và có thể chi tiết hơn.


Tuy nhiên, ta cũng nên tự hỏi liệu cái sự nhiều hơn ấy có đồng nghĩa với kết quả tốt hơn không?

Nhiều hơn + Phức tạp = Tốt hơn?

Bản chất con người chúng ta là mong muốn nhiều hơn nữa, chúng ta cảm thấy hứng thú với những điều khó khăn và phức tạp. Khi có thứ gì đó nhiều hơn, chúng ta cảm thấy điều đó đáng giá một cách kì lạ.

Tiến bộ công nghệ của chúng ta tập trung rất nhiều vào nhiều hơn. Điện thoại được sử dụng để liên lạc với mọi người nhiều thập kỉ qua. Nhưng hiện nay, điện thoại được dùng để lướt mạng, chụp ảnh và chơi trò chơi... Khi nhìn thấy cái gì đó có nhiều tiện ích và chức năng, chúng ta thường cho rằng nó tốt hơn những cái cùng loại.

Ví dụ, liệu bạn có mua cái bút chì không có chức năng nào khác ngoài để vẽ và viết hay cái bút chì có rất nhiều tiện ích khác đây?


Hầu hết chúng ta sẽ lựa chọn cái bút chì thứ hai cho dù nó có kém hơn theo ở nhiều khía cạnh.

Sự phức tạp nghe có vẻ quyến rũ nhưng chẳng thực tế

Sự phức tạp có thể biến cái gì đó nghe có vẻ thu hút hơn nhưng phức tạp hóa thực sự lại khiến nó bị mất điểm thay vì được cộng điểm. Vì điều đó không giúp cho nó hiệu quả hơn. Nhưng sự phức tạp thì dễ, còn đơn giản thì mới khó có thể đạt được.

Edsger W. Dijkstra một trong những người sáng lập ra việc lập trình cho máy tính hiện đại đã nói rằng:

“Sự đơn giản là một đức tính tuyệt vời nhưng đòi hỏi không chỉ nỗ lực làm việc để đạt được nó mà còn cả giáo dục để đánh giá đúng về nó. Và để khiến cho mọi việc tồi tệ hơn: thì sự phức tạp làm việc đó tốt hơn.”

Những tác phẩm lớn chỉ hiện lên khi bạn loại bớt một vài thứ ra khỏi chúng. Ví dụ, Benjamin Franklin đã chỉnh sửa hầu hết Bản Tuyên Ngôn Độc Lập trước khi ông ấy công bố chính thức.

Dòng đầu tiên đọc nguyên gốc: “Chúng tôi coi những sự thật này thiêng liêng và không phủ nhận…” 

Câu đó gần nghĩa nhưng có cái gì đó thiếu thiếu. Vì vậy Benjamin Franklin bỏ năm từ cuối và thay bằng hai từ khác.

Sau đó nó được đọc là: “Chúng tôi coi những sự thật này là hiển nhiên​​​​​​​”


Sự khác biệt có thể nhìn thấy ngay và nổi bật với sự chính xác.

Sự đơn giản giải quyết được nhiều thứ hơn

Nếu bạn mới bắt đầu nhìn ra vẻ đẹp và tính hiệu quả của sự đơn giản, bạn sẽ hiểu được mục đích rõ ràng hơn và cũng tìm được vấn đề bớt áp lực hơn.

Lại suy nghĩ về chiếc bút chì đa năng, liệu chúng ta có thực sự cần nhiều chức năng có trong một chiếc bút chì không? Không. Vậy điều chúng ta thực sự cần ở chiếc bút chì là nó dễ viết và dễ vẽ. Đơn giản vậy thôi.


Người đơn giản luôn xem xét những vấn đề tưởng chừng như khá phức tạp, giải nghĩa và mổ xẻ chúng ra thành nhiều phần nhỏ, rồi sắp xếp lại chúng. Họ ý thức được thứ không cần thiết trong công việc có thể khiến mọi thứ trở nên phức tạp. Mục tiêu của họ là đơn giản hóa các vấn đề để hiểu rõ nguyên nhân gốc và giải quyết chúng theo cách đơn giản nhất, mà còn có thể tiết kiệm được chi phí và công sức bỏ ra.

Khi bắt đầu biến mọi thứ trở nên đơn giản, bạn có thể nâng cao năng suất và tới gần thành công hơn. Tất cả những điều này có thể rút gọn bằng cách giảm bớt trọng lượng và hành lý không cần thiết cản trở cuộc đời của bạn.

Hãy làm cho nó đơn giản nhưng có ý nghĩa

Vì vậy hãy tự hỏi bản thân mình: liệu mình là người đơn giản hay là người phức tạp? Nếu bạn nghĩ rằng mình thiên về người phức tạp thì cũng đừng lo lắng vì đó là không phải thứ vĩnh cửu. Cũng hữu ích để chuyển từ một người phức tạp sang một người đơn giản. Tất cả bạn phải làm là thực hiện hai quy tắc cốt yếu sau:

1. Nắm bắt rõ ràng

Điều này có thể hiển nhiên nhưng trước khi bạn bắt đầu làm điều gì đó, bạn nên chắc chắn chính xác 100% điều mà bạn mong muốn làm. Nếu không có sự chắc chắn thì sự thiếu hiểu biết của bạn sẽ được thể hiện ở những chỗ thừa không cần thiết và nhiều điều phức tạp.

2. Giết người yêu dấu

Cái tên này xuất phát từ nhà văn vĩ đại (và cũng là bậc thầy về đơn giản) William Falkner. Nó được tóm tắt như thế này:

Nếu bạn đang tìm hiểu thứ gì đó và làm một điều gì đó lớn lao (có lẽ viết một câu văn tuyệt vời nào đó) trong một dự án nhưng nó lại không hiệu quả với phần còn lại, vì vậy bạn phải bỏ nó đi. Về cơ bản, không quan trọng cái cách bạn cảm nhận về cái gì đó, nếu nó không phù hợp với ý tưởng cốt lõi thì bạn phải loại bỏ nó. Loại bỏ những thứ xấu thì dễ nhưng cần một người có chuyên môn để tìm ra những thứ lớn lao và loại bỏ nó vì lợi ích lớn hơn.

Sử dụng thủ thuật đơn giản này để quyết định cái gì cần giữ, cái gì cần bỏ: Phải Có, Nên Có, Tốt khi Có Nó. Nếu đó là thứ phải có, hãy giữ lại nó; thứ nên có thì gọt nó bớt đi; thứ tốt khi có nó thì cân nhắc bỏ nó đi.

Đơn giản hóa có thể giúp tăng năng suất của bạn lên đáng kể nhưng cũng cần thực hành. Nếu bạn muốn học hỏi thêm về đơn giản hóa, tôi đề nghị bạn đọc thêm bài viết này: Làm Thế Nào Trở Thành Một Người Tối Giản Trong Công Việc Để Có Thể Khiến Bạn Thành Công Hơn

Không tìm thấy nội dung